Góc giải đáp: Bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không?

Góc giải đáp: Bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không?

HIV là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục,… Vậy bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không?

Muỗi có thể lây truyền virus từ người bệnh sang cho người lành thông qua vết đốt gây ra các bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh nhiễm trùng khác,…Vậy bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không? Cùng giải đáp qua bài viết sau:

Theo chuyên trang báo Sức Khỏe & Đời Sống cho biết, dưới đây là một số thông tin về việc “Muỗi đốt không làm lây truyền HIV”.

Bị muỗi đốt có làm lây truyền HIV?

Góc giải đáp: Bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không?Muỗi không phải là tác nhân lây truyền HIV

Câu trả lời là KHÔNG. Theo các chuyên gia của NAM – một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Vương quốc Anh hoạt động với mục đích thay đổi cuộc sống bằng cách chia sẻ thông tin về HIV & AIDS cho biết, muỗi không phải là tác nhân lây truyền HIV vì 3 nguyên nhân sau, cụ thể:

  • Cơ thể muỗi thiếu tế bào T – loại tế bào cần thiết để cho virus có thể nhân bản và tồn tại.
  • Khi muỗi hút máu vào trong ruột, axit trong dạ dày muỗi đã tiêu diệt HIV do đó không thể lây truyền HIV khi đốt người. Bên cạnh đó, cấu tạo tuyến hút máu ở muỗi chỉ cho phép hút theo một hướng và không bơm ngược ra, do đó không gây lây nhiễm HIV.
  • Cần một khoảng thời gian dài để muỗi có thể mang đủ lượng virus HIV lây truyền sang người, nhưng thời gian HIV tồn tại trong cơ thể chúng là rất ngắn, do đó điều này là không thể.

Ăn chung với người bị nhiễm HIV có lây không?

HIV không lây nhiễm thông qua tiếp xúc hàng ngày trong môi trường xã hội, trường học hoặc nơi làm việcHIV không lây nhiễm thông qua tiếp xúc hàng ngày trong môi trường xã hội, trường học hoặc nơi làm việc

Theo Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), bạn không thể bị lây nhiễm HIV thông qua tiếp xúc hàng ngày trong môi trường xã hội, trường học hoặc nơi làm việc. Như bắt tay, ôm hôn, đi chung toilet hoặc uống chung ly, dùng chung bát đũa, tiếp xúc với ho, hắt hơi của người bị nhiễm cũng không thể khiến bạn bị lây nhiễm HIV.

HIV chỉ lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh nở và cho con bú, sử dụng chung kim tiêm bị nhiễm, tiêm chích ma túy,…

Một người nhìn khỏe mạnh có thể bị nhiễm HIV không?

Một người nhìn khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị nhiễm HIVMột người nhìn khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị nhiễm HIV

Một người nhìn khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị nhiễm HIV nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm an toàn, đúng cách.

Để biết được một người có bị nhiễm HIV hay không cách duy nhất là xét nghiệm HIV.

Để hạn chế lây nhiễm HIV bạn cần tìm hiểu kỹ các đối tượng tiếp xúc gần và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, quan hệ chung thủy một vợ một chồng, không dùng chung bơm kim tiêm…

Trên đây là toàn bộ giải đáp về việc bị muỗi đốt và ăn chung có làm lây truyền HIV không? mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này bổ ích đến bạn.

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *