Gợi ý cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng không nước mắt mà hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Gợi ý cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng không nước mắt mà hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, nhưng vì nhiều vấn đề bất cập nên con cũng không thể bú mẹ mãi. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng và hiệu quả trong bài viết sau nhé!

Giúp con cai sữa vừa hiệu quả vừa không khiến trẻ khó chịu. Nguồn: Pexels

Giúp con cai sữa vừa hiệu quả vừa không khiến trẻ khó chịu. Nguồn: Pexels

1Khi nào bắt đầu cai sữa cho trẻ?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Sau đó, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa xen kẽ với việc ăn dặm năm 1 tuổi. Tuy vậy, thời điểm cai sữa cho con hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định cá nhân của mẹ. Một số người mẹ bắt đầu tập trẻ cai sữa từ rất sớm để chuẩn bị quay lại làm việc, một số khác thì đợi cho đến khi con chập chững biết đi.

Đây có thể là một quá trình chuyển đổi dễ dàng hoặc một trải nghiệm rất căng thẳng. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau nên sẽ có cách cai sữa riêng biệt. Đôi khi mẹ là người chọn thời điểm bắt đầu cai sữa và đôi khi chính em bé là người dẫn dắt quá trình này. Một số trẻ sơ sinh chấp nhận việc cai sữa dễ dàng do thích thú với việc thử thức ăn mới, việc dùng thìa hoặc sử dụng cốc. Một số khác rất miễn cưỡng và có thể từ chối bú bình hoặc bất kỳ hình thức bú nào khác. Khi nhận thấy con chưa thực sự sẵn sàng. Mẹ có thể thử lại vào thời điểm khác hoặc thử cai sữa một phần. Việc cai sữa và ăn dặm có thể diễn ra từ tốn để trẻ tập làm quen.

Bài viết liên quan:Cho trẻ ăn dặm theo cách xay nhuyễn hay BLW? Phương pháp ăn nào tốt hơn?

2Các cách cai sữa cho trẻ

Có nhiều phương pháp cai sữa để mẹ có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Cai sữa do trẻ chỉ huy: Đôi khi trẻ sơ sinh tự bỏ bú. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm. Việc tự cai sữa thường diễn ra từ từ và sau khi trẻ được 1 tuổi.
  • Cai sữa từ từ: Đây là quá trình cai sữa chậm. Nó diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Cai sữa một phần: Đây là một giải pháp thay thế tuyệt vời nếu mẹ không thể cho con bú hoàn toàn và đồng thời cũng không muốn từ bỏ việc cho trẻ bú mẹ.
  • Cai sữa đột ngột: Đây là sự kết thúc “nhanh gọn lẹ” của quá trình cho con bú.
  • Cai sữa tạm thời: Đây là phương pháp ngừng cho con bú trong một thời gian ngắn sau đó bắt đầu lại. Mẹ có thể áp dụng cai sữa tạm thời nếu con có vấn đề về sức khỏe hoặc cần phẫu thuật.
  • Chuyển sang bình sữa hoặc cốc: Mẹ có thể bắt đầu cai sữa cho con một cách chậm rãi. Mỗi ngày, hãy cho trẻ bú bình 1 lần thay cho 1 lần bú mẹ. Sau đó, mẹ có thể từ từ tăng số lần bú bình và giảm cho con bú sữa mẹ. Thường cữ bú trước khi đi ngủ là khó bỏ nhất đối với trẻ sơ sinh, vì vậy sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ thay thế các cữ bú ban ngày trước.

Một phương pháp cai sữa khác là giảm thời gian cho con bú sau mỗi 2 – 5 ngày. Mẹ có thể chọn rút ​​ngắn thời gian của mỗi lần cho con bú hoặc tăng thời gian giữa các lần cho con bú. Thông thường, các cữ bú buổi chiều là lý tưởng để loại bỏ trước – trẻ thường hiếu động trong thời gian này và có thể không nhận thấy việc bỏ bú.

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống sữa trực tiếp bằng cốc và bỏ bú bình hoàn toàn.

3Làm thế nào để cai sữa cho trẻ dễ dàng hơn?

Dưới đây là một số lời khuyên nếu mẹ bắt đầu muốn cho trẻ cai sữa:

  • Hãy kiên nhẫn và thực hiện chuyển đổi một cách từ tốn.
  • Cho bạn đời hoặc người chăm sóc đưa bình sữa cho con bú. Trẻ có thể dễ dàng lấy bình từ người khác hơn là từ bạn.
  • Tập cho trẻ ăn thức ăn đặc khi con 6 đến 9 tháng tuổi.
  • Đưa cho con một đồ vật thoải mái như một chiếc chăn ấm áp, đồ chơi nhồi bông,… trong thời gian chuyển tiếp này.
  • Dành thời gian đung đưa vỗ về, ôm ấp và chơi với con để thay thế khoảng thời gian đặc biệt mà trẻ bú mẹ.
  • Hãy nhớ rằng khi trẻ lớn hơn, việc cai sữa có thể trở nên khó khăn hơn. Khi trẻ bước vào độ tuổi tập đi, việc bỏ bú mẹ có thể tốn thời gian hơn nhiều.

4Thời điểm cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Xen kẽ việc cho trẻ bú bình và ăn dặm giúp con cai sữa một cách tự nhiên. Nguồn: Pixabay

Xen kẽ việc cho trẻ bú bình và ăn dặm giúp con cai sữa một cách tự nhiên. Nguồn: Pixabay

Ăn dặm là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Trẻ sơ sinh có thể tự nhiên với lấy bình sữa hoặc thìa và cố gắng khám phá thức ăn bằng tay và miệng. Mẹ nên khuyến khích bé cầm thìa hoặc cố gắng cầm thức ăn bằng ngón tay. Quá trình này có thể là một trải nghiệm bừa bộn. Tuy nhiên, bằng cách hỗ trợ quá trình học hỏi tự nhiên này, mẹ đang giúp bé thành thạo các kỹ năng vận động.

Nếu quyết định tách trẻ khỏi ngực mẹ trước năm 1 tuổi, mẹ sẽ cần chuẩn bị sữa đã vắt hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn các loại sữa công thức phù hợp cho con. Sau 1 tuổi, con có thể tiêu hóa sữa nguyên kem. Hãy tiếp tục nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để chọn được nguồn dinh dưỡng thay thế phù hợp với lứa tuổi của con.

Các bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn đặc khi con được 6 tháng tuổi. Việc đưa thực phẩm rắn dần dần vào chế độ ăn của trẻ có thể hỗ trợ quá trình cai sữa một cách tự nhiên. Ngũ cốc gạo là lựa chọn phổ biến nhất để bắt đầu vì nó dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng nhất. Nếu trẻ dung nạp ngũ cốc tốt, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn trái cây và rau củ.

5Chú ý các biểu hiện dị ứng thực phẩm khi bắt đầu cho con tập ăn dặm

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc không cho trẻ ăn cá, trứng hoặc các sản phẩm từ đậu phộng sẽ ngăn ngừa hay hạn chế nguy cơ dị ứng. Do đó, nếu gia đình không có tiền sử dị ứng thì mẹ có thể bắt đầu bổ sung những món này khi trẻ đã dung nạp được thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi.

Sau 7 – 8 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu thử thêm các loại thức ăn có kết cấu mới như thịt, cá,… Tuy nhiên, mẹ nên chú ý tránh các loại hạt, nho và đồ ăn nhỏ có thể khiến bé bị sặc hoặc nghẹn. Đừng cho trẻ sơ sinh uống mật ong hoặc sữa nguyên kem cho đến sau sinh nhật đầu tiên của chúng. Một lưu ý quan trọng là mẹ cần đợi một vài ngày giữa mỗi loại thức ăn mới và để ý các biểu hiện dị ứng thức ăn mỗi khi bắt đầu cho trẻ ăn một món mới.

3 lý do nên tạm dừng việc cai sữa cho trẻ

Có một số tình huống, mẹ nên tạm dừng việc cai sữa:

  • Nếu gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.
  • Nếu đó là khoảng thời gian rất căng thẳng của gia đình, chẳng hạn như khi bạn phải đi làm trở lại hoặc đang chuyển nhà.
  • Nếu con bị ốm, mẹ nên đợi cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn.

Mẹ nên cho trẻ bú sữa xen kẽ với việc bổ sung các thực phẩm khác trong ít nhất 1 năm. Sau đó, miễn là trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng từ nhiều loại thức ăn khác nhau, mẹ có thể cho con bú sữa mẹ bao lâu tuỳ ý.

Xem thêm:

  • 10 thực phẩm quen mặt gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, ba mẹ nên để ý
  • Thực hư về mật ong gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ đã biết cho trẻ uống mật ong đúng cách?
  • 10 mẹo để bé ăn uống lành mạnh

Cai sữa là một bước chuyển đổi quan trọng. Nó có thể khiến bé không thoải mái, và đồng thời cũng có thể mẹ cảm thấy lo lắng. Người mẹ có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi ngừng cho con bú, nhưng một số khác lại dễ xúc động, buồn bã hoặc thậm chí là chán nản. Việc này hết sức bình thường, và hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu cần. Hãy nhớ rằng, thời điểm cai sữa cho con hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn ong bài viết này hữu ích cho cả nhà.

Ngọc Tú tổng hợp từ verywellfamily.

1. Thomas J, Ware JL. Top 10 ways busy pediatricians can support breastfeeding. American Academy of Pediatrics.

2. Grueger B. Weaning from the breast. Paediatr Child Health. 2013;18(4):210-1. doi:10.1093/pch/18.4.210

3. KidsHealth from Nemours. Feeding your 4- to 7-month-old.

4. US National Library of Medicine. Cow’s milk and children.

5. Centers for Disease Control and Prevention. When, what, and how to introduce solid foods.

6. Greer FR, Sicherer SH, Burks AW. The Effects of Early Nutritional Interventions on the Development of Atopic Disease in Infants and Children: The Role of Maternal Dietary Restriction, Breastfeeding, Hydrolyzed Formulas, and Timing of Introduction of Allergenic Complementary Foods. Pediatrics. 2019;143(4). doi:10.1542/peds.2019-0281

7. Cichero JAY. Introducing solid foods using baby‐led weaning vs. spoon‐feeding: A focus on oral development, nutrient intake and quality of research to bring balance to the debate. Nutrition Bulletin. 2016;(41)1:72-77. doi:10.1111/nbu.12191

8. Centers for Disease Control and Prevention. Breastfeeding: frequently asked questions.

9. Lawrence, Ruth A., MD, Lawrence, Robert M., MD. Breastfeeding A Guide For The Medical Profession Eighth Edition. Elsevier Health Sciences. 2015.

10. Meek J, Tippins S. American Academy of Pediatrics New Mother’s Guide to Breastfeeding, Bantam Books. p.150.

11. Riordan, J., and Wambach, K. Breastfeeding and Human Lactation Fourth Edition. Jones and Bartlett Learning. 2014.

12. Effects of Early Nutritional Interventions on the Development of Atopic Disease in Infants and Children: The Role of Maternal Dietary Restriction, Breastfeeding, Timing of Introduction of Complementary Foods, and Hydrolyzed Formulas. Frank R. Greer, MD, Scott H. Sicherer, MD, A. Wesley Burks, MD, and the Committee on Nutrition and Section on Allergy and Immunology.Pediatrics. 2008; 121: 183-191.

13. https://www.verywellfamily.com/weaning-your-baby-431725

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng không nước mắt mà hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *