Gợi ý tư thế cho con bú giúp con bú được nhiều mà mẹ lại thoải mái, giảm thiểu đau lưng sau sinh

Bạn đang xem bài viết: Gợi ý tư thế cho con bú giúp con bú được nhiều mà mẹ lại thoải mái, giảm thiểu đau lưng sau sinh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cho con bú là bản năng người mẹ nhưng cho bú đúng cách không phải việc dễ, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Có một số tư thế cho bú khác nhau nhưng cách cho con bú ở tư thế nằm nghiêng là một tư thế tốt giúp bé bú được nhiều còn mẹ cũng thoải mái nghỉ ngơi. Với tư thế này bạn không cần phải ngồi dậy để cho con bú. Bạn có thể nằm nghiêng mình, đó là một trong những tư thế để cho trẻ bú khi bạn đang nằm. Khi ở tư thế này bạn và con cùng nằm nghiêng úp bụng vào nhau. Đầu của trẻ ngang ngực bạn còn chân của trẻ hướng về phía chân bạn. Sau đây, chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi sẽ cùng bạn khám phá chi tiết cách thực hiện tư thế này nhé.

Cho trẻ bú ở tư thế nằm nghiêng.

Cho trẻ bú ở tư thế nằm nghiêng.

1Khi nào nên nằm nghiêng cho con bú

Tư thế nằm nghiêng là một sự lựa chọn tuyệt vời mỗi khi bạn muốn nằm cho bé bú. Bạn nên thực hành cho quen tư thế này để có thể luân phiên nhiều tư thế khác nhau trong ngày cho thỏa mái.

Có những lúc việc nằm nghiêng cho con bú rất hữu ích, là lựa chọn tốt trong một số tình huống nhất định. Dưới đây là các trường hợp mà bạn có thể xem xét để sử dụng tư thế cho con bú như thế.

Trong bệnh viện

Khi bạn ở trong bệnh viện, bạn có thể cho con bú ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Đây là hai tư thế hoàn hảo, nó giúp bạn được nằm nghỉ ngơi trên giường mà vẫn cho con bú thoải mái. Và đừng quên dựng đứng thanh vịn hai bên giường của bạn để bảo vệ bé không rơi khỏi giường.

Sau khi sinh mổ

Nếu bạn vừa sinh mổ thì tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm ngang bé như ôm bóng (gọi tắt là tư thế ôm bóng) là tốt nhất để cho bú. Vì như thế sẽ không gây áp lực lên dạ dày và vết mổ của bạn.

Ôm trẻ kiểu ôm bóng

Ôm trẻ kiểu ôm bóng

Khi đi ngủ ban đêm

Việc cho con bú sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đặt bé bên cạnh và cho bú bằng tư thế nằm nghiêng. Tuy nhiên việc ngủ chung với bé có thể gây nguy hiểm cho bé nếu bạn ngủ quên và không kiểm soát được hành động trong lúc ngủ. Nên hãy cân nhắc trước khi ngủ chung giường với bé.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ(AAP) khuyên bạn nên đặt con trở lại nôi sau mỗi lần bạn cho con bú vào ban đêm. Nếu bạn muốn con mình ở trong tầm với của tay bạn thì bạn nên mua loại nôi có thể tháo lắp thành giường phụ gắn vào giường của bạn.

Khi bộ ngực lớn

Nếu bạn có bộ ngực lớn khi cho trẻ bú sẽ gặp khó khăn. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong vấn đề này. Hãy để người khác hỗ trợ giúp cách bé ngậm vú cho đến khi việc cho con bú trở nên thỏa mái hơn.

Khi ngồi không thoải mái

Nếu ngồi lâu cảm thấy mệt, bạn nên nằm nghiêng xuống rồi cho con bú. Việc ngồi cho con bú lâu có thể gây đau mỏi cho lưng, cổ và cánh tay bạn. Nếu cảm thấy căng đau cơ thì hãy nằm xuống.

Khi bạn mệt mỏi hoặc ốm đau

Bạn sẽ đối mặt với tình trạng mệt mỏi sau khi sinh con. Có những lúc bạn chỉ muốn gục đầu xuống, gác chân lên gối kê chân và thư giãn. Với tư thế này bạn vừa cho con bú vừa có thể nghỉ ngơi cùng một lúc.

Khi em bé buồn ngủ

Em bé buồn ngủ có thể tỉnh táo hơn và bú lâu hơn ở tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế ôm bóng. Kiểu ôm ru thì âu yếm hơn và dễ ngủ hơn đối với em bé đã buồn ngủ.

Kiểu ôm ru.

Kiểu ôm ru.

2Cách cho con bú ở tư thế nằm nghiêng

Sau khi định nghĩa tư thế cho con bú nằm nghiêng là gì cũng như liệt kê những trường hợp nào nên sử dụng tư thế này, tiếp theo đây truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu cách cho con bú ở tư thế nằm nghiêng:

  • Nằm xuống với tư thế thoải mái trên giường, trên ghế dài hoặc trên sàn nhà.
  • Nằm nghiêng và kê một chiếc gối dưới đầu. Bạn có thể dựa lưng vào ghế dài hoặc kê gối sau lưng để hỗ trợ. Để thoải mái hơn nữa, bạn có thể kê một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn.
  • Cố gắng giữ cho lưng và hông của bạn trên một đường thẳng để tránh bị đau lưng sau này và gập đầu gối.
  • Đặt em bé bên cạnh bạn và nằm nghiêng đối mặt với bạn. Đầu của trẻ phải hướng về phía ngực bạn và chân của trẻ phải hướng về chân bạn.
  • Đặt tay của bạn sau đầu và lưng trẻ. Bạn cũng có thể sử dụng một cái gối để hỗ trợ phía sau lưng trẻ.
  • Đảm bảo rằng miệng của trẻ nằm thẳng với núm vú của bạn. Nếu bạn dùng một tay ôm con, bạn có thể kéo con về phía vú cho phù hợp vị trí. Tay còn lại để nâng đỡ vú nếu bạn cần.
  • Nếu một tay bạn dùng để gối đầu thì tay còn lại bạn đỡ đầu trẻ và đưa trẻ đến núm vú của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không cần quá nghiêng người, bạn hãy kéo trẻ về phía bạn và hướng trẻ vào vú bạn.
  • Khi bạn đưa trẻ về phía vú, hãy đảm bảo rằng miệng của trẻ đang mở rộng và lưỡi của trẻ đang hạ xuống. Nếu miệng của trẻ không mở rộng, hãy nhẹ nhàng chạm vào má của trẻ bằng ngón tay của bạn hoặc núm vú của bạn. Động tác vuốt má sẽ kích thích phản xạ tìm vú mẹ theo bản năng của trẻ sơ sinh, và trẻ sẽ há to miệng để sẵn sàng ngậm lấy.
  • Khi con bạn mở rộng miệng, hãy đặt miệng của con lên núm vú của bạn và để con ngậm vào vú của bạn.
  • Hãy dành một chút thời gian để kiểm tra các dấu hiệu của một khớp ngậm đúng.
  • Nếu khớp ngậm không đúng, hãy dùng ngón tay của bạn để phá vỡ lực hút giữa miệng trẻ và vú của bạn, rồi thử lại.
  • Nếu em bé của bạn ngậm đúng và tích cực bú, thì bạn nằm lại, thư giãn và tiếp tục cho bú.

3Tìm sự trợ giúp ở đâu

Bạn có thể bắt đầu cho con bú ở tư thế nằm nghiêng ngay sau khi trẻ được sinh ra. Bạn có thể nhờ y tá giúp đỡ để có tư thế cho bú đúng ngay từ lần đầu tiên.

Nếu lúc ở bệnh viện bạn không học cách cho bé bú ở tư thế này và bây giờ bạn muốn học cách này thì bạn có thể tự mình thử ngay theo hướng dẫn trên từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn. Nếu còn thắc mắc gì bạn nên liên hệ bác sĩ khoa nhi để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Xem thêm:

  • Không sợ các vết hăm tã, mẹ hãy đọc ngay bí quyết này
  • Dạy trẻ giao tiếp ngay từ 8 – 12 tháng tuổi
  • Mách mẹ mẹo hay dạy trẻ tập nói sớm

Quỳnh dịch từ Verrywell

1. Puapornpong P, Raungrongmorakot K, Manolerdtewan W, Ketsuwan S, Sinutchanan W. The number of infant feeding positions and the 6-month exclusive breastfeeding rates. J Med Assoc Thai. 2015;98(11):1075-81.

2. Hauck FR, Tanabe KO, McMurry T, Moon RY. Evaluation of bedtime basics for babies: a national crib distribution program to reduce the risk of sleep-related sudden infant deaths. J Community Health. 2015;40(3):457–463. doi:10.1007/s10900-014-9957-0

3. Lubbe W. Clinicians guide for cue-based transition to oral feeding in preterm infants: An easy-to-use clinical guide. J Eval Clin Pract. 2018;24(1):80–88. doi:10.1111/jep.12721

4. Puapornpong P, Raungrongmorakot K, Laosooksathit W, Hanprasertpong T, Ketsuwan S. Comparison of breastfeeding outcomes between using the laid-back and side-lying breastfeeding positions in mothers delivering by cesarean section: A randomized controlled trial. Breastfeed Med. 2017;12:233-237. doi:10.1089/bfm.2016.0193

5. World Health Organization. Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals.

6.

Additional Reading

American Academy of Pediatrics. New Mother’s Guide To Breastfeeding. Bantam Books, 2011.

Lawrence A, Lawrence RM. Breastfeeding A Guide For The Medical Profession Seventh Edition. Mosby, 2011.

Riordan J, Wambach K. Breastfeeding and Human Lactation Fourth Edition. Jones and Bartlett Learning., 2014.

Task Force on Sudden Infant Death Syndrome. SIDS and other sleep-related Infant deaths: Expansion of recommendations for a safe infant sleeping environment. Pediatrics. 2011;128(5):1030-1039.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý tư thế cho con bú giúp con bú được nhiều mà mẹ lại thoải mái, giảm thiểu đau lưng sau sinh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *