Hạch toán kế toán là một trong những khái niệm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đây là quá trình ghi chép, phân loại những giao dịch tài chính để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm hạch toán kế toán là gì và tầm ảnh hưởng của nó. Trong bài viết sau, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.
I. Hạch toán là gì? Các loại hạch toán
Trước khi tìm hiểu về hạch toán kế toán là gì, bạn cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về hạch toán và những loại hạch toán cơ bản.
1. Khái niệm hạch toán
Hạch toán là một quá trình điều tra có hệ thống bao gồm 4 giai đoạn: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát được các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể:
Quá trình | Mô tả |
Quan sát | Quá trình này sẽ ghi nhận lại đối tượng hạch toán cần thu thập và cần được thực hiện đầu tiên trong suốt tiến trình. |
Đo lường | Sau khi đã xác định đối tượng, cần tiến hành đo lượng hóa những đối tượng này (hao phí trong vận hành nguồn vốn và sản xuất) bằng các đơn vị đo lường thích hợp. |
Hạch toán | Quá trình này cần áp dụng những phương pháp phân tích tổng hợp để biết được khả năng thực hiện và mức độ hiệu quả của mỗi nghiệp vụ kinh tế. |
Ghi chép | Quá trình sẽ ghi nhận và xử lý kết quả của các nghiệp vụ kinh tế sau đó dựa trên cơ sở này để đưa ra những quyết định phù hợp. |
Tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm kế toán tại Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
2. Phân loại hạch toán
Hiện nay hạch toán được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
- Hạch toán kế toán: Đây là hạch toán phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất trong 3 loại. Quá trình hạch toán sẽ giúp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản ở các đơn vị giúp kiểm tra toàn bộ tài sản cũng như các hoạt động kinh tế của đơn vị đó.
- Hạch toán thống kê: Trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, hạch toán thống kê giúp nghiên cứu về mặt lượng của những hiện tượng kinh tế xã hội với số lượng lớn. Mục tiêu chính của hạch toán thống kê là giúp con người đưa ra những kết luận về quy luật, bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội.
- Hạch toán nghiệp vụ: Là sự quan sát, kiểm tra và cập nhật từng nghiệp vụ của quá trình kinh tế nhằm phục vụ cho việc đào tạo thường xuyên, đáp ứng được tính kịp thời của mỗi quá trình nghiệp vụ.
Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán
II. Hạch toán kế toán là gì?
Bản chất của hạch toán kế toán là giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chặt chẽ, đúng đắn và hiệu quả. Để hiểu hơn hạch toán kế toán là gì, hãy cùng theo dõi tiếp những nội dung sau.
1. Khái niệm
Hạch toán kế toán hay gọi đơn giản hơn là kế toán, là loại hình phản ánh rõ nhất những mặt của hoạt động kinh tế tài chính trong các tổ chức doanh nghiệp. Cụ thể hơn, hạch toán kế toán sẽ giúp con người thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin một cách chính xác về tài sản, nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và những hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán cung cấp thông tin một cách có hệ thống và rất thường xuyên về các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Đối tượng nghiên cứu chính của kế toán là tài sản và sự luân chuyển của tài sản nên có thể phản ánh chính xác tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm
Hạch toán kế toán là quá trình vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính và có những đặc điểm chính sau:
Đối tượng nghiên cứu:
Hạch toán kế toán chuyên nghiên cứu đối tượng là các hoạt động kinh tế tài chính, cụ thể:
- Sự luân chuyển của các khối tài sản.
- Sự biến động về vốn đầu tư và tài sản.
- Quá trình vận động, luân chuyển của nguồn vốn trong các tổ chức, đơn vị thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu:
Hạch toán kế toán thông thường sử dụng 3 thước đo chính là thước đo lao động, thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Tuy nhiên, một số phương pháp cũng được sử dụng hỗ trợ trong quá trình thực hiện như phương pháp tổng hợp, phương pháp tài khoản, cân đối kế toán, phương pháp chứng từ và phương pháp tính giá.
Xem thêm: Kế toán công nợ là gì? 8 nghiệp vụ mà kế toán công nợ cần biết
Thông tin hạch toán kế toán:
Về cơ bản, thông tin hạch toán kế toán chính là thông tin về sự tuần hoàn của nguồn vốn. Ở mỗi tổ chức, dựa vào thông tin kế toán người ta có thể nắm rõ được toàn bộ quy trình từ cung cấp nguyên vật liệu, đến sản xuất và tiêu thị sản phẩm.
Thông tin hạch toán kế toán đều thể hiện được hai mặt của mỗi quá trình và hiện tượng: dư thừa và thâm hụt, tăng và giảm, nguồn vốn và tài sản,… Vậy nên những thông tin có thể thu thập được đều là kết quả phản ánh rõ ràng nhất bản chất của vấn đề.
3. Vai trò
Nhìn chung, hạch toán kế toán đảm nhận những vai trò sau:
- Phục vụ cho nhà đầu tư: Thông tin kế toán có thể phản ánh được hiệu quả kinh doanh và khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
- Phục vụ cho nhà quản lý: Các cấp quản lý có thể dựa vào thông tin hạch toán để phân tích, kiểm soát và triển khai kế hoạch một cách khả thi giúp phát triển doanh nghiệp toàn diện.
- Phục vụ cho cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh và khả năng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhờ việc kiểm tra và nắm bắt số liệu. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể đặt ra chính sách thuế, hỗ trợ đầu tư phù hợp nhất cho tình hình chung.
4. Yêu cầu và nhiệm vụ của hạch toán kế toán
Sau khi đã hiểu rõ hạch toán kế toán là gì, vậy yếu tố này đảm nhận những yêu cầu và nhiệm vụ như thế nào?
Về yêu cầu:
Hạch toán kế toán cần đảm bảo những thực hiện hiệu quả một số yêu cầu sau đây để quá trình vận hành của mỗi doanh nghiệp hoạt động trơn tru nhất có thể:
- Đảm bảo tính thống nhất: Công tác hạch toán kế toán cần đảm bảo tính thống nhất từ trung ương đến các đơn vị kinh tế. Những tài liệu kế toán được cung cấp phải chỉn chu, nghĩa là việc tổ chức công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành đều phải được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
- Đảm bảo tính kịp thời: Những nhà quản lý cấp cao cũng cần phải nắm bắt kịp thời tình hình tài chính, những thông tin chung về hoạt động kinh tế ở từng thời điểm, thời kỳ để phát triển và mở rộng hơn nữa. Nhờ vậy mà việc đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp có thể đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: Các công việc của kế toán là gì? Tất tần tật về nghề kế toán
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực: Những thông tin về bản chất của hoạt động kinh tế, thông tin kế toán cần phải khách quan và chính xác nhất có thể để các cơ quan có thẩm quyền và những cấp quản lý của doanh nghiệp có thể nhận thức chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, mỗi người có thể đưa ra các phương pháp đúng đắn nhất để khai thác tối đa hiệu suất hoạt động.
- Đảm bảo dễ hiểu, rõ ràng: Những thông tin được kế toán cung cấp phải chính xác, rõ ràng và dễ hiểu để cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm trong hoạt động triển khai và quản lý tài chính của các doanh nghiệp.
Về nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của hạch toán kế toán bao gồm các khía cạnh sau:
- Thu nhận, xử lý và quản lý những khối tài sản, nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình các chỉ tiêu trong kế hoạch, kiểm tra những hoạt động cần sử dụng tài sản, thực hiện những hoạt động kinh tế tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.
- Ghi chép lại tất cả những giao dịch tài chính của tổ chức, bao gồm cả thu, chi, mua bán và những sự kiện tài chính khác. Điều này giúp tổ chức theo dõi và lưu trữ thông tin liên quan đến những hoạt động tài chính của họ.
- Tạo báo cáo tài chính dựa trên quá trình, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận và khoản lỗ, báo cáo luồng tiền nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
- Cung cấp thông tin quản lý tài chính quan trọng để có thể đưa ra những quyết định về quản lý hoạt động kinh doanh, đầu tư và phát triển.
- Cung cấp dữ liệu cơ bản cho kiểm toán viên để kiểm tra và xác nhận tính chính xác của báo cáo tài chính, tăng cường độ tin cậy của thông tin tài chính.
- Cần linh hoạt để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh và những nguyên tắc kế toán mới.
Xem thêm: Kế Toán Nội Bộ Là Gì? 3 Lý Do Bạn Nên Chọn Làm Kế Toán Nội Bộ
III. Các phương thức hạch toán kế toán
Trong việc đánh giá các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, hạch toán kế toán sử dụng 4 phương pháp cơ bản.
1. Phương thức chứng từ
Đây là phương pháp phản ánh cụ thể, chi tiết những nghiệp vụ kinh tế được phát sinh theo địa điểm và thời gian của một nghiệp vụ nào đó. Phương pháp này sử dụng việc liệt kê vào các chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử để phục vụ cho công tác kiểm kê, công tác quản lý điều hành việc bảo vệ tài sản và kiểm tra các hoạt động tài chính hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Phương thức tài khoản
Đây là phương pháp kế toán được dùng để phân loại, kiểm tra và theo dõi một cách thường xuyên, có hệ thống về tình hình thực tế và khả năng biến động của từng loại tài sản, từng quá trình sản xuất kinh doanh cũng như từng nguồn vốn. Phương pháp này luôn được thực hiện theo một hệ thống có quy tắc nhất định.
3. Phương thức tính giá
Phương thức tính giá sử dụng tiền tệ làm thước đo để tính toán giá trị của mỗi đối tượng kế toán dựa trên những nguyên tắc nhất định. Mục đích của phương pháp này là để phục vụ tốt nhất cho quá trình thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp nguồn thông tin kinh tế tài chính hiệu quả nhất có thể.
4. Phương thức tổng hợp cân đối kế toán
Đây là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ những sổ kế toán liên quan dựa trên mối quan hệ cân đối nguồn vốn của kế toán. Mục đích chính là cung cấp thông tin theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính đến các đối tượng cần sử dụng thông tin kế toán vào việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Kế Toán Kho là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Công Việc Kế Toán Kho
IV. Tiêu chí phân loại hạch toán kế toán
Những tiêu chí phân loại hạch toán kế toán là gì? Đây chính là cách sắp xếp những giao dịch tài chính vào tài khoản tương ứng trong báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
1. Theo tính chất thông tin
Theo tính chất thông tin, hạch toán kế toán bao gồm 2 phân loại như sau:
- Kế toán chi tiết: Thông tin sẽ được thu nhận và cung cấp một cách chi tiết nhất về các chỉ tiêu tổng hợp cần được thực hiện với loại kế toán này. Những chỉ tiêu được đề cập có thể được đo lường bằng hiện vật, thước đo tiền tệ hoặc khả năng lao động.
- Kế toán tổng hợp: Với hạch toán này, những thông tin kế toán sẽ được ghi nhận, phân tích và cung cấp ở dạng tổng quát nhất dựa trên những chi tiêu tổng hợp bằng thước đo tiền tệ.
2. Theo cách thu nhận thông tin
Theo cách phân loại này, hạch toán kế toán sẽ có 2 loại chính:
- Kế toán đơn: Thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính sẽ được thu nhận và ghi chép một cách độc lập, riêng biệt ở loại hạch toán kế toán này.
- Kế toán kép: Những thông tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính sẽ được phân tích và ghi chép theo đúng nội dung, khả năng vận động biện chứng giữa các đối tượng với hạch toán kế toán kéo này.
3. Theo phạm vi thông tin kế toán
Dựa trên phạm vi thông tin kế toán, hạch toán kế toán sẽ bao gồm hai hình thức sau:
- Kế toán quản trị: Đây là loại kế toán sẽ trực tiếp thu nhận, tổng hợp, phân tích và tổng hợp những thông tin kế toán có giá trị cho nhà quản trị doanh nghiệp. Mục đích chính là để hỗ trợ cho quá trị quản lý, nghiên cứu nhằm đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cả 3 loại thước đo chính của kế toán đều sẽ được sử dụng trong hạch toán này.
- Kế toán tài chính: Loại hình kế toán này sẽ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng thông tin đó.
4. Mục đích, đặc điểm đơn vị kế toán
Khi xem xét dựa trên mục đích, đặc điểm của các đơn vị kế toán, hạch toán kế toán sẽ được chia thành 2 loại chính:
- Kế toán công: Đây là loại kế toán thường được các đơn vị hoạt động không vì lợi ích kinh doanh hay nói chính xác là phi lợi nhuận sử dụng.
- Kế toán doanh nghiệp: Những tổ chức doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động sản xuất với mục tiêu chính là đạt được lợi nhuận thường sẽ ưu tiên sử dụng loại hạch toán kế toán này.
Trên đây là toàn bộ những thắc mắc liên quan đến hạch toán kế toán là gì mà mỗi doanh nghiệp và tổ chức cần hiểu rõ. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại bình luận chia sẻ nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo nhiều kiến thức khác về việc làm tại chuyên trang Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.
Xem thêm: