Sau khi nhập dữ liệu vào bảng Excel, bạn sẽ cần thống kê lại những giá trị cần thiết mà bản thân mong muốn. Chính vì vậy, khi làm việc trên các trang tính bạn cần phải dùng đến các hàm để hỗ trợ. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp những hàm thống kê trong Excel cơ bản, thường sử dụng nhất để giúp ích cho công việc nhé!
- Ví dụ trong bài được thực hiện trên máy tính hệ điều hành Windows phiên bản Excel 2019, bạn có thể áp dụng tương tự trên các phiên bản Excel khác như: 2007, 2010, 2013, 2016, 2017 và Microsoft Excel 365.
- Bạn có thể tham khảo một số ví dụ bài tập hàm hàm thống kê trong Excel để làm quen nhé!
1 Hàm COUNT
Hàm COUNT là hàm đếm số lượng ô có chứa giá trị là số trong dãy ô được quy định trước.
=COUNT(value1, value2, …)
Trong đó:
- Value1: Là tham chiếu ô hoặc dãy ô có chứa giá trị số mà bạn muốn đếm.
- Value2: Là tham chiếu ô hoặc dãy ô bổ sung có chứa giá trị số mà bạn muốn đếm.
Ví dụ: Đếm số lượng học sinh được nhận học bổng trong bảng dữ liệu.
Nhập công thức: =COUNT(G2:G12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 4, nghĩa là trong bảng dữ liệu bên dưới có 4 bạn học sinh được nhận học bổng.
2 Hàm COUNTA
Hàm COUNTA là hàm đếm số lượng ô không trống trong dãy ô được quy định trước.
=COUNTA(value1, value2, …)
Trong đó:
- Value1: Là tham chiếu ô hoặc dãy ô có chứa giá trị mà bạn muốn đếm.
- Value2: Là tham chiếu ô hoặc dãy ô bổ sung có chứa giá trị mà bạn muốn đếm.
Ví dụ: Đếm số lượng học sinh xếp loại Đạt trong bảng dữ liệu bên dưới.
Nhập công thức: =COUNTA(F2:F12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 7, nghĩa là trong bảng dữ liệu có 7 bạn học sinh được xếp loại Đạt.
3 Hàm COUNTIF
Hàm COUNTIF là hàm đếm số lượng ô đáp ứng theo điều kiện cho trước.
=COUNTIF(range,criteria)
Trong đó:
- range: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn thống kê.
- criteria: Điều kiện để lọc đếm kết quả trong vùng dữ liệu.
Ví dụ: Đếm số lượng học sinh có điểm trung bình từ 8 trở lên.
Nhập công thức: =COUNTIF(E2:E12,”>=8″) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 4, nghĩa là trong bảng dữ liệu bên dưới có 4 bạn học sinh đạt điểm trung bình từ 8 trở lên.
4 Hàm COUNTIFS
Hàm COUNTIFS là hàm đếm số lượng ô đáp ứng theo nhiều điều kiện cho trước.
=COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2,…)
Trong đó:
- Criteria_range1: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn thống kê.
- Criteria1: Điều kiện để lọc đếm kết quả trong criteria_range1.
- Criteria_range2, criteria2,…: Vùng dữ liệu và điều kiện bổ sung.
Ví dụ: Đếm số lượng học sinh có điểm toán là 10 và điểm trung bình từ 8 trở lên.
Nhập công thức: =COUNTIFS(B2:B12,”=10″,E2:E12,”>=8″) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 2, nghĩa là trong bảng dữ liệu bên dưới, có 2 bạn học sinh đạt điểm toán là 10 và điểm trung bình từ 8 trở lên.
5 Hàm COUNTBLANK
Hàm COUNTBLANK là hàm đếm số lượng ô trống trong một vùng dữ liệu.
=COUNTBLANK(Range).
Trong đó:
Range: Là vùng dữ liệu mà bạn muốn đếm ô trống.
Ví dụ: Đếm số lượng ô trống trong cột XẾP LOẠI.
Nhập công thức: =COUNTBLANK(F2:F12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 4, nghĩa là trong cột xếp loại bên dưới, có 4 ô trống.
6 Hàm SUMIF
Hàm SUMIF là hàm tính tổng giá trị theo điều kiện cho trước.
=SUMIF(range, criteria, sum_range)
Trong đó:
- Range: Là vùng dữ liệu mà bạn muốn xét điều kiện.
- Criteria: Điều kiện để xét các ô cần tính tổng.
- Sum_range: Tính tổng vùng dữ liệu có dữ liệu phù hợp với điều kiện.
Ví dụ: Tính tổng giá trị học bổng dành cho học sinh có điểm toán là 10.
Nhập công thức: =SUMIF(B2:B12,”=10″,G2:G12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 4.000.000, nghĩa là tổng giá trị học bổng cần trao cho học sinh có điểm toán là 10 là 4.000.000.
7 Hàm SUMIFS
Hàm SUMIFS là hàm tính tổng giá trị theo nhiều điều kiện cho trước.
=SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2,…)
Trong đó:
- Sum_range: Là vùng dữ liệu mà bạn muốn tính tổng.
- Criteria_range1: Là vùng dữ liệu mà bạn muốn xét điều kiện.
- Criteria1: Điều kiện để xét các ô trong criteria_range1.
- Criteria_range2, criteria2,…: Là vùng dữ liệu và điều kiện bổ sung để xác định giá trị cần tính tổng.
Ví dụ: Tính tổng giá trị học bổng dành cho học sinh có điểm của 3 môn toán, lý, hóa từ 8 trở lên.
Nhập công thức: =SUMIFS(G2:G12,B2:B12,”>=8″,C2:C12,”>=8″,D2:D12,”>=8″) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 5.000.000.
8 Hàm RANK
Hàm RANK là hàm xếp hạng một giá trị trong vùng dữ liệu hay danh sách.
=RANK(number,ref, order)
Trong đó:
- Number: Là giá trị mà bạn muốn xếp hạng.
- Ref: Là vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn biết thứ hạng của giá trị đó.
- Order: Là kiểu sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần. Trường hợp order=0 (mặc định nếu bỏ qua) thì giá trị so với vùng dữ liệu sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Ngược lại nếu khác 0 thì sắp xếp tăng dần.
Ví dụ: Xếp hạng điểm 8 trong cột điểm trung bình.
Nhập công thức: =RANK(E12,E2:E12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 4.
9 Hàm AVERAGE
Hàm AVERAGE là hàm tính giá trị trung bình trong một vùng dữ liệu cho trước.
=AVERAGE(number1;number2;…numbern)
Trong đó:
- number1: Là giá trị đầu tiên để tính trung bình.
- number2: Là giá trị thứ 2 để tính trung bình.
- numbern: Là giá trị cuối cùng để tính trung bình.
Ví dụ: Tính điểm trung bình cột điểm lý.
Nhập công thức: =AVERAGE(C2:C12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 6.55.
10 Hàm COLUMN
Hàm COLUMN là hàm xác định vị trí cột của ô hoặc cột đầu tiên trong dãy ô đang tham chiếu.
=COLUMN(reference)
Trong đó:
Reference: Là ô hoặc dãy ô mà bạn muốn xác định vị trí cột.
Ví dụ: Xác định vị trí cột của ô E1.
Nhập công thức: =COLUMN(E1) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 5.
11 Hàm ROW
Hàm ROW là hàm xác định vị trí hàng của ô hoặc hàng đầu tiên trong dãy ô đang tham chiếu.
=ROW(reference)
Trong đó:
Reference: Là ô hoặc dãy ô mà bạn muốn xác định vị trí hàng.
Ví dụ: Xác định vị trí hàng đầu tiên của dãy ô A1:G12.
Nhập công thức: =ROW(A1:G12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 1.
12 Hàm ROWS
Hàm ROWS là hàm tính tổng số hàng trong một mảng dữ liệu.
=ROWS(array)
Trong đó:
Array: Là ô hoặc dãy ô mà bạn muốn xác định tổng số hàng.
Ví dụ: Xác định tổng số hàng của dãy ô A1:G12.
Nhập công thức: =ROWS(A1:G12) và nhấn Enter. Ta được kết quả là 12.
- Cách sử dụng Data Validation trong Excel để tạo danh sách nhập nhanh dữ liệu
- Tổng hợp các hàm cơ bản trong Excel thường được sử dụng
- Hàm FILTER trong Excel: Cách sử dụng để lọc dữ liệu dễ hiểu nhất
Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách sử dụng các hàm thống kê cơ bản trong Excel để thống kê kết quả cần tính toán. Chúc các bạn thực hiện thành công! Nếu có thắc mắc hãy để lại trong phần bình luận nhé!