Hạt bo bo (hay hạt ý dĩ) là một loại hạt không chỉ quen thuộc mà còn có rất nhiều công dụng bồ bổi cho cơ thể. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về hạt bo bo nhé!
Hạt bo bo hay còn gọi là hạt ý dĩ, một loại hạt dân dã nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam đặc biệt vào những năm 1975, hạt bo bo còn là thành phần chính trong nhiều món chè thanh nhiệt.
Không chỉ dừng lại ở đó, hạt bo bo bé nhỏ còn được biết đến với nhiều công dụng đặc biệt khác mà chúng ta chưa từng biết đến. Hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về những công dụng bổ ích của loại hạt này. Cùng theo dõi ở dưới đây nhé!
Hạt bo bo là gì?
Đặc điểm của hạt bo bo
Bo bo hay còn được gọi là ý dĩ, dĩ mễ, cườm thảo là một loài thực vật nhiệt đới thân thảo, có thể cao đến 1-2m, lá hình mác to, trồng để lấy hạt. Đây là loại cây bắt nguồn từ Đông Á và Malaysia bán đảo được gieo trồng ở nhiều nơi và coi như là một loại cây một năm.
Bo bo có hình dạng hạt nhỏ, dạng hơi tròn và thường có màu trắng hoặc vàng – ngoài ra còn có thấy có màu tím, đỏ,..
Các loại hạt bo bo
Ở Việt Nam hiện tại có 3 loại giống bo bo (ý dĩ):
Bo bo tẻ: Hạt bo bo tẻ sắc trắng tinh , có kích thước lớn tầm 0.4 – 0.6 cm. Loại này thường trồng làm thức ăn và rượu.
Bo bo cườm: giống này nhỏ hạt lại rất cứng, không thể ăn được, chỉ dùng xâu chuỗi hạt, kết mành,…
Bo bo nếp: giống này lớn hạt, mùi thơm, được róc vỏ, hạt chắc mẩy, và được coi là quý nhất nên được dùng để nấu chè, sữa, ngũ cốc, cháo,…
Hạt bo bo thời bao cấp là gì?
Trong thời bao cấp thì hạt bo bo được coi là nguồn lương thực cứu đói vô cùng quý giá của người dân. Cơm độn bo bo là món ăn quen thuộc với những người đã từng sống qua thời kỳ này.
Hạt Bo bo thời bao cấp được gọi là lúa miến hay cao lương – một loại ngũ cốc viện trợ vào thời kỳ bao cấp khó khăn, đói kém cho nước ta. Chúng có kích thước nhỏ với đường kính chỉ từ 3 – 4mm. Dù rất cứng và dai, bo bo vẫn là thứ được sử dụng để ăn ở thời kỳ đói kém.
Hạt bo bo ngâm bao lâu?
Hạt bo bo vốn dĩ rất cứng nên cần phải ngâm trong thời gian lâu hoặc hầm lâu trên bếp để hạt bo bo mềm ra mới có thể sử dụng ngon.
Một cách để tiện hơn khi nấu, khi mua loại hạt này về, bạn nên bỏ vào trong 1 cái tô lớn, rồi đổ nước vào sao cho ngập bo bo, ngâm trong khoảng vài giờ (tốt nhất là từ 4 – 5 giờ). Sau đó vo và rửa kĩ lại một lần nữa cho sạch hơn rồi vớt ra rổ để ráo, chuẩn bị chế biến.
Thành phần hóa học trong hạt bo bo
Theo Trung Dược học, nhân hạt Bo bo có chứa một số thành phần hóa học như sau:
- Vitamin B1
- Coixol
- Lysine
- Leucine
- Coixenolide
- Arginine
Không chỉ có vậy, theo một số nghiên cứu người ta phát hiện trong hạt bo bo còn có:
- Chất béo
- Cis – 8 – Octadecenoic
- Linoleic Acid
- A – Monoolein
- Palmitic Acid
- Stearic Acid
- Trans Feruloyl Stigmasterol
- Coixan A, B, C
Tác dụng dược lý
- Chống tăng sinh, chống ung thư, chống dị ứng..
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch và đường ruột.
- Ngăn chặn các dấu hiệu ban đầu trong quá trình ung thư ruột kết.
- Có tác dụng làm giảm lipid máu và chống oxy hóa.
- Chiết xuất hạt bo bo có hiệu quả chống nhiễm virus.
- Một số chất benzoxazolinone trong hạt này thể hiện hoạt động chống viêm..
Công dụng của hạt bo bo
Theo Y học cổ truyền, hạt Bo bo vị ngọt thanh, tính hơi hàn. Nó có nhiều tác dụng như: bổ phế, lợi thủy, thanh nhiệt,… Người ta thường dùng nó để chữa các bệnh: Tê thấp, viêm phổi, viêm ruột, tả, sỏi thận,…
Theo y học hiện đại
Tác dụng lên hệ hô hấp: Dầu chiết từ nhân Bo bo có thể tác dụng lên hệ thống hô hấp, gây kích thích hô hấp. Sử dụng liều cao gây ức chế hô hấp, làm giãn phế quản.
Ý dĩ nhân có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Dầu trích từ Ý dĩ có thể làm cho cơ vân giảm và ngừng co bóp. Tác dụng này giúp cơ trơn thư giãn không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Độc tính: Thí nghiệm trên chuột khi sử dụng 5 – 10g/kg chích dưới da có thể gây độc.
Hạt Bo bo còn được xem là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt: Bổ sức cho người già, trẻ em; lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, hạt bo bo còn có thể tiêu viêm nên có thể chữa abces phổi, làm tiêu mủ vết thương.
Bột nghiền từ hạt bo bo còn có thể dùng làm mặt nạ đắp mặt giúp làm trắng da, trị tàn nhang, liền sẹo.
Những lưu ý khi dùng hạt bo bo (kiêng kỵ)
Mặc dù hạt bo bo mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích về sức khoẻ, nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, sai đối tượng thì hạt bo bo có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:
Không dùng hơn 80gr/ ngày.
Không dùng khi đang mang thai, hàn nhập vào gân, hơi thở ngắn,… hoặc bị dị ứng với các thành phần có trong hạt bo bo.
Phụ nữ đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.
Hạt bo bo bán ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay, hạt bo bo rất phổ biến trên thị trường, hạt này rất dễ tìm nên bạn có thể đến chợ, siêu thị hoặc lên trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee,…. Hạt bo bo có giá dao động khoảng từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Tùy vào thời điểm, chất lượng loại hạt mà giá cả sẽ có sự thay đổi.
Bách hoá XANH mong rằng với những chia sẻ bổ ích về hạt bo bo đã giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn công dụng của hạt bo bo. Xin chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khoẻ!
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
>> Hạt đười ươi (hạt ươi) là gì? Có tác dụng gì?
>> Hạt macadamia có thực sự là “Nữ hoàng của các loại hạt”?
>> Hạt Buckwheat là gì và lợi ích của loại hạt này thế nào?
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn