Hạt đậu gà kỵ với gì? 5 kiêng kỵ & 16 tác dụng của hạt đậu gà

Hạt đậu gà kỵ với gì? 5 kiêng kỵ & 16 tác dụng của hạt đậu gà
Bạn đang xem: Hạt đậu gà kỵ với gì? 5 kiêng kỵ & 16 tác dụng của hạt đậu gà tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Mặc dù thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng kỵ với một số thứ. Cùng tìm hiểu hạt đậu gà kỵ với gì, cũng như 16 tác dụng của nó.

Tác dụng của hạt đậu gà

hạt đậu gà kỵ với gì

Ảnh: iStock

Hạt đậu gà kỵ với gì và tác dụng ra sao? Dưới đây là 16 công dụng của đậu gà đã được khoa học chứng minh:

1. Hỗ trợ giảm cân

Đậu gà cũng như đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác đều có hàm lượng calo thấp và chất dinh dưỡng cao.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đậu gà có chỉ số khối cơ thể thấp, trong khi đó chất xơ và protein cao. Vì thế, khi ăn thực phẩm này, cơ thể cảm thấy no lâu, hạn chế thèm ăn. Từ đây giảm lượng calo nạp vào, hỗ trợ giảm cân.

2. Lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Đậu gà có thể điều chỉnh lượng đường trong máu do có chỉ số đường huyết thấp. Thường xuyên ăn đậu gà giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu tốt. Mặt khác, lượng chất xơ dồi dào trong loại đậu này cũng giảm hấp thụ đường.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

3. Hạt đậu gà kỵ với gì? Điều hòa huyết áp

Hạt đậu gà kỵ với gì? Điều hòa huyết áp

Ước tính, một chén đậu gà (164g) cung cấp 477mg kali. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đậu gà làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, giúp giảm huyết áp.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhiều người phân vân hạt đậu gà kỵ với gì và nó có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe tim mạch.

Chất xơ hòa tan trong đậu gà làm giảm mức cholesterol toàn phần trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, chất xơ, kali, vitamin B, sắt, magiê và selen trong đậu gà cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

5. Ngăn ngừa ung thư

Đậu gà có các hợp chất chống ung thư, chẳng hạn như lycopene, saponin, selenium và beta carotene. Những chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Mặt khác, nguồn cung cấp chất xơ của đậu gà cũng giúp giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

6. Cải thiện hệ tiêu hóa

Cải thiện hệ tiêu hóa

Ảnh: Stackumbrella

Một số nghiên cứu được thực hiện năm 2016 chứng minh rằng thêm đậu gà vào thực đơn ăn uống giúp tăng đáng kể lượng chất xơ hòa tan cho cơ thể. Lượng chất xơ này cải thiện nhu động ruột và giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.

7. Tăng cường sức khỏe của xương

Sắt, canxi và các khoáng chất khác trong đậu gà đều góp phần tạo nên cấu trúc và giữ cho xương chắc khỏe. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung đậu gà vào chế độ ăn để ngăn ngừa chứng loãng xương.

8. Hạt đậu gà kỵ với gì? Tốt cho người ăn chay

Với những người ăn chay, đậu gà cung cấp nguồn đạm thực vật dồi dào, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein có từ đậu gà tốt hơn nhiều so với đậu lăng hoặc đậu đen.

9. Tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi

Folate là một dạng vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi. Thiếu folate khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, mẹ bầu gặp các biến chứng nguy hiểm.

Hạt đậu gà chứa nhiều folate. Vì thế, thường xuyên bổ sung thực phẩm này trong thai kỳ sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

10. Cải thiện thị lực

Cải thiện thị lực

Ảnh: The dairy free menu

Hạt đậu gà kỵ với gì và có tác dụng như thế nào đối với thị lực? Một số vitamin và khoáng chất trong đậu gà (vitamin C, E, kẽm, selen…) có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Bổ sung đậu gà trong chế độ ăn có thể ngăn ngừa các bệnh về thị lực. Hơn nữa, lượng vitamin A dồi dào trong đậu gà cũng bảo vệ niêm mạc khỏi virus và vi khuẩn gây hại.

11. Giảm cholesterol

Một số nghiên cứu nhỏ cho biết rằng nếu bạn bổ sung đậu gà vào chế độ ăn kiêng của mình trong 5 tuần sẽ làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy rằng ăn đậu gà làm giảm cả cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (xấu) trong huyết thanh.

12. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Ước tính một bát đậu gà chứa 70,2mg choline, tốt cho chức năng của não và hệ thần kinh. Choline đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tâm trạng, tốt cho học tập và trí nhớ.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

13. Ngăn ngừa thiếu máu

Ngăn ngừa thiếu máu

Không có sắt, cơ thể không thể cung cấp oxy cho các tế bào và điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Một bát đậu gà có thể chứa tới 4,7mg sắt đồng thời đậu gà cũng có vitamin C giúp hấp thụ sắt. Do vậy, ăn đậu gà thường xuyên giúp giảm nguy cơ thiếu máu.

14. Cân bằng nội tiết tố

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đậu gà có khả năng làm giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung đậu gà vào chế độ ăn của mình.

15. Chống lão hóa

Đậu gà chứa hormone thực vật có tên gọi là phytoestrogen, có thể ngăn ngừa lão hóa da. Mặt khác, mangan trong đậu gà đóng vai trò là một chất chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do gây hại cho da, giảm nguy cơ lão hóa sớm.

16. Giảm viêm

Choline và một số khoáng chất khác trong đậu gà có tác dụng giảm viêm hiệu quả.

>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

Hạt đậu gà kỵ với gì?

Hạt đậu gà kỵ với gì

Ảnh: iStock

Mặc dù đậu gà có nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe tổng thể, thế nhưng thực phẩm này kỵ với một số người. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn đậu gà:

1. Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với người dễ bị dị ứng hạt

Một số người có thể bị dị ứng với các loại hạt và đậu gà cũng không phải là ngoại lệ. Tình trạng dị ứng đậu gà thường có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn và ngứa ngáy khó chịu.

Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại đậu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng đậu gà để chế biến các món ăn. Bởi vì tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với những người có vấn đề về tiêu hóa

Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với những người có vấn đề về tiêu hóa

Ảnh: Live eat learn

Đậu gà chứa đường phức hợp oligosaccarit có thể lên men trong ruột. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng chứa disacarit, monosacarit và polyol – là những chất khó tiêu hóa và khó hấp thu trong ruột.

Nếu bạn dung nạp một lượng lớn đậu gà, những chất này sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Do vậy, những người mắc các bệnh về tiêu hóa dưới đây được khuyến cáo không nên ăn nhiều đậu gà:

• Bệnh crohn
• Không dung nạp lactose
• Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
• Hội chứng ruột kích thích
• Viêm loét đại tràng
• Viêm túi thừa
• Tắc ruột mãn tính

3. Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với những người mắc bệnh gout

Đậu gà chứa chất hóa học gọi là purine. Khi chất này bị phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra các axit uric dư thừa, dẫn tới bệnh gout. Đây là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp, gây đau đớn khó chịu.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

4. Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với những người bị bệnh thận

Đậu gà kỵ với những người bị bệnh thận

Ảnh: Food & wine

Đậu gà có chứa oxalate, được thận loại bỏ qua nước tiểu. Khi nồng độ oxalate trong cơ thể tăng lên, chúng sẽ lắng đọng trong thận cùng với canxi và tạo ra sỏi canxi oxalat, một loại sỏi thận.

Mặt khác, sự gia tăng nồng độ axit uric trong máu cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của sỏi thận.

5. Hạt đậu gà kỵ với gì? Đậu gà kỵ với người đang sử dụng thuốc tim mạch

Đậu gà có lượng kali cao. Do vậy, những người đang sử dụng các loại thuốc tim mạch như thuốc chẹn beta không nên sử dụng đậu gà. Bởi vì loại thuốc này cũng làm tăng nồng độ kali. Kết hợp thuốc với đậu gà sẽ khiến máu bị dư thừa kali, làm tổn thương thận.

Bazaar Vietnam đã giải đáp hạt đậu gà kỵ với gì và những tác dụng của loại đậu này như thế nào. Nếu bạn là một trong các tín đồ của món súp đậu gà, snack đậu gà, sữa hạt đậu gà… thì đừng bỏ qua những thông tin này nhé!

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn