Hầu đồng là gì? Giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng

Hầu đồng là gì? Giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng
Bạn đang xem: Hầu đồng là gì? Giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hầu đồng trong nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những di sản phi vật thể được công nhận của dân tộc Việt Nam. Vậy hầu đồng là gì, cùng Mua Bán tìm hiểu về hầu đồng, ý nghĩa cũng như nghi thức hầu đồng là gì trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Hầu đồng là gì? Giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng của người Việt
Hầu đồng là gì? Giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng của người Việt

I. Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần và được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam ta.

Trong nghi lễ hầu đồng, người hầu đồng (Thanh Đồng) thường đứng giữ vai trò quan trọng và thực hiện các nghi lễ. Thanh đồng nam giới được gọi là “cậu” và nữ giới được gọi là “cô”. Ngoài ra, còn có hai hoặc bốn phụ đồng (nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, son phấn và các lễ lạt. Đây là những người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cung cấp các vật dụng cần thiết cho nghi lễ hầu đồng.

Hầu đồng là gì?
Hầu đồng là gì?

II. Ý nghĩa của việc hầu đồng

Hầu đồng không chỉ đơn thuần là một nghi lễ, mà còn là một hành trình tìm kiếm tâm linh và tự hoàn thiện bản thân. Qua việc nhập đạo và thực hiện các nghi lễ, chúng ta có thể tìm lại chính mình và cải thiện bản thân. Tôn giáo cũng giống như một tấm gương, phản chiếu lại những điều tốt đẹp và giúp chúng ta hiểu được đúng sai trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc hầu đồng là gì
Ý nghĩa của việc hầu đồng

III. Ai có thể hầu đồng?

Theo quan niệm tín ngưỡng thông thường, người hầu đồng tứ phủ sẽ là những người thanh thiếu niên trẻ tuổi được các vị Thánh Mẫu chọn lựa. Tuy nhiên, còn có những trường hợp do hoàn cảnh thúc ép, di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng mà họ trở thành Thánh. 

Khi có căn đồng mà không được đào tạo và trình diễn Thánh, họ sẽ gặp vấn đề về sức khỏe và khó tìm ra cách chữa khỏi bệnh. Thường thì khi họ tham gia hầu đồng, sức khỏe sẽ được cải thiện và công việc làm ăn cũng thuận lợi hơn.

Ai có thể hầu đồng
Ai có thể hầu đồng

Xem thêm: Hạn Địa Võng là hạn gì? Ý nghĩa và cách cúng giải hạn

IV. Khi nào nên hầu đồng?

Hầu đồng là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có thể được thực hiện vào các dịp lễ lớn như ngày rằm, mồng 1, mồng 15 âm lịch hay các ngày đặc biệt trong năm như ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, việc hầu đồng cũng có thể được tổ chức khi có yêu cầu của người dân để cầu sức khỏe, may mắn và bình an cho gia đình và cộng đồng.

Khi nào nên hầu đồng
Khi nào nên hầu đồng

V. Thực hiện nghi thức hầu đồng như thế nào?

Bên cạnh những thông tin hầu đồng là gì thì dưới đây Mua Bán sẽ gửi tới bạn những nội dung về việc thực hiện nghi thức hầu đồng như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Lễ vật cần chuẩn bị để hầu đồng

Lễ vật cần chuẩn bị để hầu đồng là gì, lễ vật cần chuẩn bị để hầu đồng thường có đồ cúng như xôi, thịt, hoa quả, trầu cau, rượu thịt, vàng mã và rất nhiều các lễ vật khác. 

Lễ vật sẽ được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật, với chén, đũa bạc, đĩa và cốc pha lê được kê giữa. Điểm nhấn của kỷ tháp là cái gương được phủ bằng khăn thêu. Bốn mâm lễ Tứ Phủ cũng sẽ được bày trước kỷ, mỗi mâm gồm 9 quả trứng, 1 lược, 1 quạt, 1 guốc và 9 miếng vải vuông phủ lên trên. Tất cả đều là những đồ vật mang ý nghĩa tôn giáo và được coi là món quà tặng cho các vị Thánh trong lễ hầu đồng.

Để tổ chức một buổi hầu đồng thành công, các cô đồng và cậu đồng cần chuẩn bị những đồ lễ như mâm lễ, chung nhỏ, thau nhỏ, mâm hài sơn trang với hình chim phương, trăm vàng thoi, và các loại mã, thuyền rộng hình cánh phương với hình nhân chèo thuyền, đôi ngựa và đôi voi cùng hàm thiếc.

Lễ vật cần chuẩn bị để hầu đồng là gì
Lễ vật cần chuẩn bị để hầu đồng là gì

Cần có một dàn nhạc bao gồm đàn nguyệt, đàn nhị, sáo, trống lớn, trống nhỏ, cảnh đôi và phách. Tùy theo địa phương, có thể thêm hoặc bớt các nhạc cụ nhưng phải có ít nhất đàn nguyệt, trống nhỏ và đảnh đôi.

Theo truyền thống cần chuẩn bị 36 bộ trang phục tương ứng với 36 vị thánh. Màu sắc của trang phục cũng cần phải phù hợp với màu sắc của từng Phủ, như đỏ cho Phủ Thiên, vàng cho Phủ Địa, trắng cho Phủ Thoải và xanh cho Phủ Nhạc.

Các trang phục bao gồm khăn đỏ che mặt, 5 chiếc áo dài và 1 quần dài trắng, cùng với khăn tấu hương và các loại khăn khác. Ngoài ra, còn cần có thắt lưng màu, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, quạt và son phấn.

Theo truyền thống cần chuẩn bị 36 bộ trang phục tương ứng với 36 vị thánh
Theo truyền thống cần chuẩn bị 36 bộ trang phục tương ứng với 36 vị thánh

2. Tiến hành nghi lễ hầu đồng

Trong mỗi buổi hầu đồng, người hầu đồng sẽ được các vị Thánh nhập và thực hiện theo chỉ thị. Điều này thường được thể hiện qua các hoạt động như nhảy múa, ban phước và truyền tải thông điệp thông qua các bài hát văn, nhạc cung đình. Khi hầu một giá đồng, các ông đồng và bà đồng phải tuân theo trình tự sau đây:

Trong một buổi hầu đồng có thể có nhiều giá khác nhau, vì vậy trước khi bắt đầu hầu một giá mới, các ông/bà đồng đều phải thay trang phục phù hợp với từng giá.

  • Dâng hương và lễ phép: Hành động này nhằm mục đích xua đuổi tà ma. Người hầu đồng sẽ thực hiện các động tác: Tay trái cầm bó nhang đốt sẵn, bọc trong khăn tẩm hương; tay phải rút một nén nhang rồi làm động tác phù phép.
  • Thánh nhập: Khi thánh nhập vào người, người hầu đồng sẽ buông nén hương đang cầm trên tay, đồng thời múa nhảy một cách uyển chuyển và nhịp nhàng. 
Dâng hương và lễ phép: Hành động này nhằm mục đích xua đuổi tà ma
Dâng hương và lễ phép: Hành động này nhằm mục đích xua đuổi tà ma
  • Múa đồng: Các ông/bà đồng có thể múa cờ, múa kiếm, long đao, kích, quạt hoặc tay không,… Tuỳ thuộc vào giá đồng mà có các động tác múa khác nhau, thường lấy cảm hứng từ chèo và các vũ điệu dân gian. Thứ tự của việc thánh nhập từ cao xuống thấp là: Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Cậu,…
  • Ban lộc và nghe văn chầu: Sau khi đã múa, để biểu hiện sự hài lòng và cảm kích các thánh thường thưởng tiền cho những người đánh đàn. Đồng thời họ cũng thưởng rượu, thuốc lá, tiền, hoa quả, bánh trái,… cho những người đang ngồi xung quanh khi được cầu xin hoặc nghe các thánh phán truyền.
  • Thánh thăng: Khi người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán và khẽ rung mình, thánh sẽ thoát ra khỏi người và một buổi hầu đồng sẽ kết thúc.
Tiến hành nghi lễ hầu đồng
Tiến hành nghi lễ hầu đồng

Xem thêm: Sao Thái Bạch Hạn Thiên La – Ý nghĩa và cách giải hạn

3. Có bao nhiêu loại giá hầu đồng?

Hiện nay, có tổng cộng 36 Thánh được tôn thờ trong các giá hầu đồng. Các Thánh này bao gồm:

Tam Toà Quốc Mẫu

  • Đệ nhất thiên tiên Liễu Hạnh công chúa.
  • Đệ nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương công chúa.
  • Đệ Tam Thoả Cung Xích Lân Long nữ.

Hội đồng Thánh Chúa

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên.
  • Đệ nhị Nguyệt Hồ.
  • Đệ Tam Lâm Thao.
  • Thác Bờ
  • Long Giao,…

Tứ Phủ Chầu bà

  • Chầu đệ nhất Thượng Thiên.
  • Đệ nhị Thượng Ngàn.
  • Đệ Tam Thoải Cung
  • Đệ Tứ Khâm sai,…

Tứ phủ Thánh Cậu

  • Cậu Hoàng cả Phủ giày
  • Cậu hoàng đôi.
  • Cậu hoàng bơ.
  • Cậu hoàng tư.
  • Cậu hoàng năm…

Đây là những vị thần và thần linh được tôn thờ và coi là những vị thánh quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam.

Tổng cộng 36 Thánh được tôn thờ trong các giá hầu đồng
Tổng cộng 36 Thánh được tôn thờ trong các giá hầu đồng

4. Hầu đồng cần bao nhiêu tiền?

Một trong những vấn đề được chú ý nhiều nhất là chi phí để tổ chức một buổi hầu đồng bao gồm tiền chuẩn bị cỗ, tiền chuẩn bị các giá đồng và tiền ban thánh. 

Ngoài ra, còn phải tính đến chi phí đi lại, ăn ở nếu buổi hầu đồng được tổ chức ở một địa phương khác. Ví dụ như tiền mua nhang, vàng, hương, hoa quả, rượu chè và các đồ được bày trên bàn cỗ, tiền chuẩn bị quần áo, trang sức và tiền thưởng cho những người đi theo hầu, những người đánh đàn, kéo sáo.

Số tiền mà người tổ chức phải bỏ ra có thể là rất lớn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng
Số tiền mà người tổ chức phải bỏ ra có thể là rất lớn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng

Xem thêm: Hạn Thiên Tinh là hạn gì? Ý nghĩa và cách cúng giải hạn

VI. Hầu đồng có mê tín dị đoan không?

Vậy hầu đồng là gì, hầu đồng là đạo gì, hầu đồng có bị cấm không? Bên cạnh thông tin về hầu đồng là gì thì dưới đây cùng Mua Bán tìm hiểu xem hầu đồng có phải mê tín dị đoan không. 

1. Phân biệt hoạt động tín ngưỡng và mê tín dị đoan

Để hiểu rõ hơn về hầu đồng là gì và phân biệt chi tiết hoạt động tín ngưỡng và hoạt động mê tín dị đoan thì bạn đọc có thể xem qua bảng dưới đây:

Hoạt động Tín ngưỡng Mê tín dị đoan
Thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh Mục đích kiếm tiền, là việc khi có người cho tiền
Sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp Hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này
Có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) Lợi dụng một không gian của những cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia
Sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) Hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất của, chết đuối, ốm đau, hỏa hoạn,…)
Sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận Bị xã hội lên án, không đồng tình
Hầu đồng là gì, Phân biệt hoạt động tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Phân biệt hoạt động tín ngưỡng và mê tín dị đoan

2. Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan không?

Không, hầu đồng không phải là mê tín dị đoan. Hầu đồng là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người lợi dụng việc hầu đồng để trục lợi các nhân, tuyên truyền những thông tin sai trái, gây tác động xấu nên cần phải lên án, bài trừ ngay.

3. Việc hầu đồng có bị phạt không?

Không, hiện nay ở nước ta việc hầu đồng không bị phạt vì hầu đồng được coi là văn hóa tín ngưỡng dân gian được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, hầu đồng phải tuân thủ một số điều kiện để thực hiện nghi lễ như:

  • Chỉ được tổ chức hầu đồng tại các cơ sở tín ngưỡng, di tích thờ Mẫu.
  • Không được lợi dụng hầu đồng để trục lợi, kiếm tiền.
  • Không được tuyên truyền những thông tin sai trái, mê tín dị đoan.

Những quy định này nhằm đảm bảo cho hầu đồng được thực hiện đúng bản chất và ý nghĩa của nó, tránh bị lợi dụng cho những mục đích xấu.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất giá rẻ, uy tín, bạn có thể tham khảo tại đây:

VII. Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?

Không, hầu đồng không phải là một nghi lễ của Phật giáo mà là một nghi thức tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam. Hầu đồng được biết tới là một trong những nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thời Đức Thánh Trần,…

Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?
Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?

Tóm lại, nội dung bài viết trên về hầu đồng là gì và giải mã bí ẩn và ý nghĩa hầu đồng của người Việt Nam. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu chi tiết về hoạt động văn hóa hầu đồng. Bạn cũng đừng quên truy cập vào website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để cập nhật thêm những thông tin mới và hữu ích về các lĩnh vực khác nhau nhé!

Có thể bạn quan tâm: