Hệ tiêu hóa của trẻ vì chưa hoàn thiện nên có rất nhiều đặc điểm khác với người lớn. Cùng tìm hiểu xem hệ tiêu hóa của bé hoạt động như thế nào nhé!
Cấu tạo ở các cơ quan tiêu hóa của trẻ đặc biệt và khác biệt so với người trưởng thành, nên chức năng và cách thức hoạt động của chúng cũng khác. Vì vậy để giúp ba mẹ hiểu hơn về hệ tiêu hóa của con yêu thì hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hiểu về hoạt động hệ tiêu hóa ở trẻ
Một quá trình tiêu hóa của trẻ là sự phối hợp hoạt động của nhiều bộ phận: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy.
Khoang miệng và lưỡi sẽ hút sữa mẹ, lúc này niêm mạc miệng của con còn khá mềm, khô và nhiều mạch máu nên rất dễ tổn thương và mắc bệnh nấm ở miệng. Khi trẻ mọc răng, răng sẽ giúp nghiền thức ăn, giai đoạn này nên cho con luyện nhai các thực phẩm đặc và cứng tăng dần.
Sau khi nhai, thức ăn sẽ nuốt vào thực quản và xuống dạ dày. Dạ dạy của trẻ mới sinh của tẻ sẽ tròn, nằm ở vị trí cao và ngang. Nên cơ dạ dày nên rất yếu, nhất là cơ thắt tâm vị, dạ dày dễ bị biến dạng sau ăn trong khi cơ thắt môn vị phát triển khá tốt và đóng chặt. Tình trạng này rất dễ làm trẻ bị nôn trớ trong vòng 6 tháng đầu.
Thức ăn tiếp tục di chuyển đến ruột non, trẻ nhỏ sở hữu ruột non khá dài, có nhiều nếp nhăn, vi nhung mao và mạch máu nên rất dễ hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên lại rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý rối loạn tiêu hóa do sự kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột.
Trực tràng của trẻ cũng dài, cơ lại yếu và có các niêm mạc lỏng lẻo, nên trẻ ở độ tuổi này rất dễ mắc sa trực tràng khi con ho nhiều, rặn nhiều.
Thức ăn được tiêu hoá ở ruột nhờ các men trong dịch ruột, dịch tụy, mật. Vì con bé nên hàm lượng các men này ở con đều thấp hơn người lớn nên con dễ bị rối loạn tiêu hoá và kém hấp thu khi mắc bệnh.
Gan là bộ phận khá quan trọng nhất là với các bé, gan chiếm đến 4.4% trọng lượng cơ thể của con. Gan chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc nhiều vấn đề như: Dễ bị xê dịch nếu có khối u hoặc có dịch màng phổi, tổ chức gan có nhiều mạch máu, còn nhiều hốc và các tế bào phát triển chưa toàn diện. Khi trẻ bị nhiễm trùng gan dễ bị kích ứng, ngộ độc, tệ hơn là thoái hóa mỡ do chức năng gan còn hoạt động kém.
Tụy có khả năng sản sinh Insulin và một số men ngoại tiết được đưa vào tá tràng sau đó. Tụy phát triển ngay khi trẻ vừa chào đời trong đó dịch tụy được bài tiết sau bữa ăn của trẻ. Một số men có mặt ở tụy như: Trypsin, Amylase, Maltase….
Chăm sóc hệ tiêu hóa ở trẻ
Trong giai đoạn con bú sữa mẹ, nếu người mẹ vệ sinh tốt thì lượng thì vi khuẩn Bifidus, B.lactis aerogenes, B.acidophilus sẽ chiếm ưu thế vì trong sữa mẹ có đường b lactose có tác dụng tốt đối với trực khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli. Lợi khuẩn “mạnh hơn” sẽ làm tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường, tham gia vào sự tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K.
Còn nếu mẹ cho con bú sữa ngoài sớm thì vi khuẩn E.coli phát triển nhiều hơn, vì trong sữa ngoài có loại đường a lactose thích hợp với vi khuẩn E.coli.
Các bé đã mọc răng và ăn dặm được thì mẹ nên chuẩn bị cho con một chế độ cân bằng nên chứa carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh hệ tiêu hóa của bé hoạt động như thế nào mà Bách hoá XANH đã tổng hợp được. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và bé được tốt hơn nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn