Hình tượng người chiến sĩ cách mạng được khắc họa với những nét khía cạnh khác nhau ở hai bài thơ Từ ấy và Chiều tối. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1. Mở bài về hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối:
Tố Hữu nổi tiếng là một người chiến sĩ cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị đại biểu trong nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của ông gắn liền với sự nghiệp thơ ca . Tác phẩm “Từ ấy” sáng tác năm 1938 là bài thơ được trích trong tập thơ cùng tên viết lại những thời khắc đặc biệt về cuộc đời cách mạng và
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, xuất chúng bậc nhất của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp chính trị, thì Người còn được biết đến là một thi sĩ bởi những tác phẩm đồ sộ được Người sáng tác với nhiều thể loại, trong đó “Nhật ký trong tù” là một trong những tác phẩm thơ nổi danh thể hiện được các khía cạnh tâm hồn của người chiến sĩ trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Nổi bật nhất trong tập thơ là bài thơ Chiều tối (Mộ) đã thành công khắc họa hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.
2.Thân bài về hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối:
2.1. Hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu:
Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, ông đã viết bài thơ “Từ ấy”. Cũng bởi vậy mà sự ra đời của bài thơ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và con đường nghệ thuật của Tố Hữu. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu với cách mạng, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp tạo nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lê là một con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… “
Lí tưởng của người chiến sĩ là ánh nắng hạ cháy rực, là ánh mặt trời sáng chói, soi chiếu cho nhà thơ giác ngộ ra con đường đi đến với chân lí, công bằng, niềm tin, hy vọng. Lí tưởng được hồi sinh, chỉ lối, mang đến luồng cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.
Không chỉ là người sống với niềm say mê, tính yêu với cách mạng, người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy còn được mô tả là người có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Người chiến sĩ ấy khi được giác ngộ lí tưởng, lúc này ông ý thức rằng cuộc sống và sự nghiệp của mình khôngcòn là của cá nhân mình nữa mà thuộc về công chúng và dân tộc. Người chiến sĩ trẻ có nhận thức phù hợp với lẽ sống trong cuộc đời mình: lẽ sống của cá nhân đi liền với lẽ sống của đồng bào:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời “
Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm của người chiến sĩ được thể hiện qua đoạn thơ:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ… “
Mang trong mình lẽ sống lớn – hòa nhập với khối đời chung: Người chiến sĩ với giác ngộ lí tưởng, luôn ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không còn là của cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao, hòa cùng với cuộc đấu tranh của dân tộc. Con người ấy đã nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình kết nối với cuộc đời để góp phần làm nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng bản thân giờ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người cùng chung lí tưởng cao đẹp.
2.2. Hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ Chiều tối của Hỗ CHí Minh:
Sang với tác phẩm thơ Chiều tối, tác phẩm được sáng tác ở hoàn cảnh hết sức đặc biệt, khi Bác bị bắt tại biên giới Trung Quốc rồi bị chuyển qua hơn 30 nhà tù Tưởng Giới Thạch. Sự đày đọa của giềng xích, mệt mỏi, cơ nhọc đường dài, nỗi cô đơn ở chốn đất khách quê người. Buồn là thế, cực là thế nhưng những điều đó không tài nào gạt bỏ được tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, tấm lòng trung kiên với cách mạng và tinh thần luôn hướng tới sự sống, tới hơi ấm tình người của nhân vật.
Vào một buổi chiều tối hiu quạnh, giữ nơi mà núi non hiểm trở, trùng trùng điệp điệp, Bác vẫn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, với nhiều xúc cảm.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Sử dụng những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển: hình ảnh cánh chim chiều hay chòm mây trôi lửng lờ trên nền trời. Hồ Chí Minh đã nhẹ nhàng vẽ nên một khung cảnh chiều tối đìu hiu và vắng vẻ, quanh cảnh dễ khiến người ta buồn lòng, đặc biệt là lúc đang ở cảnh khốn khổ. Bản thân vốn không phải là một nhà thơ cổ điển, những Người lại khéo léo mượn cái chất cổ điển ấy và kết hợp với chất thơ hiện đại tạo thêm nhiều điểm nhấn trong thơ ca của mình. Lý giải cho việc Bác có thể sử dụng chất liệu cổ điển một cách khéo léo đến vậy, có lẽ bởi tâm trạng người tù chính trị lúc đó không chỉ đơn thuần là thấy cánh chim mà còn cảm nhận được chính mình qua hình ảnh cánh chim. Cánh chim đang tìm về mái nhà sau một ngày dài lao động vất vả, mệt nhọc. Gắn với bản thân mình trong hoàn cảnh hiện tại, Bác cũng giống như cánh chim, cũng cảm thấy mệt mỏi, rệu rã sau một ngày đường trường vất vả. Bằng tâm hồn nhân hậu và thấu hiểu, Người đã khéo léo đưa nó về với tổ ấm, về với gia đình. Cũng từ từ đây ta lại nhìn nhận rõ được nỗi lòng của tác giả, đó sự nhung nhớ quê hương của một người con xa xứ, luôn mong chờ một ngày được trở về mảnh đất quê hương, song với tình cảnh hiện tại điều ấy còn nhiều gian truân, vì vậy Người gửi gắm niềm hy vọng vào cánh chim, rằng cánh chim ấy sẽ có ngày về được đến mái nhà thân, cũng như thì bản thân người chiến sĩ cách mạng cũng sẽ có được ngày trở về chốn quê nhà.
Tương tự với hình ảnh chòm mây, chất liệu cổ điển cũng được sử dụng giống hình ảnh cánh chim trời. Khi vào trong thơ Hồ Chí Minh, chòm mây trở nên hiện đại và thực tế hơn, Người đưa nó về hiện tại để thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời yêu thiên nhiên của mình. Dù đang cảnh tù đày nhưng tác giả vẫn cho thấy được khí chất của người thi sĩ, sự ung dung, tự tại của chòm mây trên nền trời lúc chiều tối, vễ nên một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt giữa núi rừng bao la. Có thể nói rằng hiếm có được người nào mà vẫn mang tâm trạng thi vị, quan sát mây trời thiên nhiên rồi gán cho nó những xúc cảm tích cực khi trước cảnh ngộ khốn khổ, rệu rã như Bác. Lạc quan là vậy, nhưng lấp ló trong câu thơ là sự cô đơn lạc lõng trên đất khách quê người, là nỗi niềm mong mỏi được đoàn tụ với quê hương Tổ quốc được khắc hòa càng thêm sâu sắc qua cách nhìn và tả mây trời. Tuy nhiên đnhững luồng cảm xúc đó cũng chính là động lực để cho Người phấn đấu tìm cách thoát khỏi cảnh gông xích khốn khổ, quay vềTổ quốc, nhân dân.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch thơ:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Trong hai câu thơ tiếp, khắc họa một bức tranh lao động đầy sức sống của con người giữa chốn rừng già, điều ấy làm cho tổng thể bài thơ ấm áp tình người hơn hẳn. Đồng thời qua đó, bộc lộ thêm nhiều khía cạnh ở vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng. Xay ngô tối, một hoạt động rất đỗi đời thường, nhưng khi bước vào áng thơ của Hồ Chí Minh ta nhìn nhận được những nét đẹp lao động hết sức nghệ thuật, đó là sự chăm chỉ, miệt mài của tuổi trẻ trong lao động. Đặc biệt là hình ảnh “cô em xóm núi” xay ngô được đưa vào trong bài thơ là một hình ảnh biểu trưng sự mạnh mẽ, của người phụ nữ, thể hiện sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, khả năng độc lập trong công cuộc mưu sinh. Song hành với đó, hình ảnh cô gái xay ngô còn cho thấy được quan niệm hiện đại của tác giả, hình ảnh con người trong lao động đã nổi bật giữa núi rừng bao la, tạo nên một khung cảnh vốn hiu quạnh, nay trở nên có sức sống và tràn ngập hơi ấm tình người.
Chuyển đến câu thơ cuối “Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”, từ “hồng” được nhận xét là nhãn tự của bài thơ, nó vừa đánh dấu sự chuyển mình của thời gian từ chiều tối sang tối hẳn, vừa là điểm sáng mang đến sự ấm áp cho toàn bộ cảnh vật và cũng sưởi ấm tâm trạng cô đơn, trống trải của nhà thơ. Đó là những chuyển biến rất tích cực trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng, thể hiện niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai như chưa từng bị những cái gông xiềng, cảnh tù đày làm mai một.
3. Kết bài về hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối:
Tóm lại, hình tượng người chiến sĩ ở mỗi bài thơ đều khắc họa những khía cạnh khác nhau của người chiến sĩ. Nếu người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ ” Từ ấy” của Tố Hữu mang trong mình lý tưởng cao đẹp, khát khao mạnh mẽ được khắc họa qua nhờ
Sang đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, thành công xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách mạng bằng những tình cảm chan hòa tha thiết với thiên nhiên và tấm lòng sâu nặng, gắn bó với nhân dân. Đồng thời, thể hiện lý tưởng cách mạng cao quý của người chiến sĩ, mặc cho bất cứ hoàn cảnh nào, thì lòng tin vào tương lai, một lòng muốn cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân không hề mai một, nao núng, mệt mỏi.