Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn bỏ túi ngay cách sơ chế và bảo quản thực phẩm tiện lợi lại tươi lâu cả tháng của mẹ Việt ở Nhật bạn nhé!
Tết đã cận kề, đảm bảo việc dự trữ thực phẩm là điều rất quan trọng của mọi gia đình. Hiểu được điều đó truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chỉ cho bạn cách sơ chế và bảo quản thực phẩm tiện lợi nhưng vẫn tươi lâu cả tháng mà những bà mẹ Việt ở Nhật chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc bảo quản thực phẩm
- Trước khi đưa vào tủ lạnh, thực phẩm cần để ráo nước hoặc để nguội.
- Thực phẩm sống không để chung ngăn với thực phẩm chín.
- Đối với các thực phẩm sống khi vừa sơ chế phải để ngay lên ngăn đá hoặc tủ đông.
- Bảo quản thực phẩm trong các hộp chứa đựng riêng biệt có nắp đậy hoặc túi đựng thực phẩm. Nhớ phải bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh.
- Thực phẩm phân loại theo thời gian bằng cách dán nhãn dán riêng cho các thức ăn khác nhau để dễ dàng quản lý.
- Để riêng các thực phẩm sắp hết hạn ở ngăn đầu của tủ để sử dụng trước.
Đối với loại thực phẩm là thịt lợn, thịt bò, thịt gà
Điều kiện bảo quản các loại thịt: Bảo quản ngăn đá ở nhiệt độ từ -17 đến -18 độ C trong 4 – 12 tháng và 1 đến 3 độ C bảo quản ở ngăn mát trong 3 ngày.
Cụ thể hơn với thịt bò, thịt heo nguyên khối lớn thời gian bảo quản tốt nhất là 3 – 5 ngày khi để ngăn lạnh và 15 ngày khi làm đông. Với thịt thái miếng là 5 ngày để ngăn lạnh và 6 tháng khi trữ đông.
Còn gà nguyên con, thời gian bảo quản khi để ngăn lạnh là 5 ngày, khi làm đông là 12 tháng. Với gà thái miếng, thời gian bảo quản khi làm lạnh là 3 ngày và khi trữ đông là 9 tháng.
Cần lưu ý đối với thịt heo trước khi đưa vào tủ lạnh phải rửa thật kĩ để loại bỏ bụi bẩn, còn thịt bò và thịt gà không cần phải rửa mà chỉ cần cho vào túi nhựa rồi bảo quản trong ngăn lạnh hoặc ngăn đá.
Trước khi cấp đông, để bảo quản các loại thịt tốt nhất nên làm sạch và bọc kín.
Với những lần mua thịt nhiều, bạn nên chia nhỏ và dùng giấy chống dính hoặc giấy nến, đặt từng miếng thịt lên trên đoạn giấy vừa kích thước thịt, cuộn tròn lại, xếp vào hộp đem trữ đông.
Cách làm như thế rất tiện lợi vì mỗi lần tách từng miếng thịt sẽ dễ dàng mà không cần phải rã đông.
Nếu không cần thiết thì đối với thịt gà bạn nên để nguyên con cho vào tủ lạnh luôn vì thời gian bảo quản sẽ lâu hơn cắt miếng. Lưu ý vì gà có mùi khá đặc trưng, nên cần bọc thật kĩ bạn nhé.
Đối với loại thực phẩm là cá
Cá có mùi tanh khó chịu nên phải sơ chế và rửa thật sạch, để ráo nước rồi bọc kỹ trước khi cho vào trong tủ lạnh. Không để chung với thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn đồ ăn.
Thời gian bảo quản của cá tươi khi để ngăn lạnh là 3 ngày, khi trữ đông là 6 ngày. Còn với cá đã chế biến thì thời gian bảo quản khi làm lạnh là 7 ngày, khi trữ đông là 6 tháng.
Đối với thực phẩm là trứng
Mỗi tủ lạnh đều được trang bị khay đựng trứng. Bạn nên tận dụng các khay này và đặt trứng ở ngăn mát.
Không nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh vì sẽ đẩy nhanh quá trình biến chất của trứng. Nếu bề ngoài trứng bị bẩn, dùng màng bọc thực phẩm bao lại.
Thường thì trứng được lưu trữ trong tủ lạnh trong khoảng 3 tuần hoặc đến khi hết hạn. Còn trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh nên dùng nhanh sau 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng đó nha.
Đối với thực phẩm là hải sản
Thời gian bảo quản của hải sản tươi trong ngăn mát là 3 ngày, khi trữ đông là 6 tháng. Còn hải sản đóng hộp là 7 ngày sau khi mở hộp trong ngăn mát và và 2 tháng khi trữ đông.
Nguyên tắc xếp tủ lạnh
Cánh tủ lạnh
Đây là nơi ít lạnh nhất vì thế chỉ nên để thực phẩm khô, gia vị, nước sốt… là có thể bảo quản lâu ngày và nhớ nên để các sản phẩm có trọng lượng nặng ở kệ cuối để tránh tình huống không mong muốn xảy ra.
Ngăn trên cùng
Ngăn mát trên cùng của tủ lạnh là nơi có nhiệt độ phù hợp dành cho những thực phẩm đã chế biến sẵn, những thức ăn thừa hoặc các hộp đựng thức ăn ăn liền ngắn hạn.
Những ngăn dưới
Nhiệt độ ở các ngăn dưới là nơi có nhiệt độ thấp nhất thích hợp cho các loại thực phẩm tươi sống hoặc rã đông, trứng, gia vị ngắn hạn.
Tuy nhiên cần để đồ trong các túi đựng thực phẩm hoặc hộp đựng thức ăn để thực phẩm không gây mùi ra tủ lạnh và tránh lây nhiễm chéo.
Hộc tủ
Đây là nơi thích hợp nhất để đựng trái cây, rau củ. Lưu ý bạn nên ngăn cách rau củ và trái cây ra vì nếu để lẫn lộn chúng thì thời gian phân hủy thực phẩm sẽ nhanh hơn so với để riêng ra hai loại.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm cách bảo quản nhãn để giúp chúng được tươi ngon lâu hơn
Có mẹo khá hay của mẹ Việt ở Nhật có chia sẻ bạn nên thử đó là đối với các loại củ như khoai, củ sen,… bạn có thể gọt vỏ, cắt khúc xong cho vào hộp, đổ ngập nước sẽ giúp bảo quản tươi lâu hơn. Để ngăn mát sẽ sử dụng được 5 ngày.
Tương tự với các loại giá đỗ hay đậu phụ, mua về cho vào hộp, đổ ngập nước sẽ giữ tươi lâu hơn, sử dụng trong 3 ngày.
Sơ chế sẵn một ít gia vị
Gừng, tỏi,… bạn rửa sạch, thấm khô rồi xay nhuyễn sau đó đổ ngập dầu oliu vào, để ngăn mát trong một tháng. Gia vị sẽ giúp món ăn bạn thơm ngon hơn.
Hành tím, hành tây, tỏi,… : Bạn có thể chia ra hai nửa, một nửa để tẩm ướp thì xay nhuyễn còn một nửa bóc vỏ để nguyên dùng cho các món xào, món kho. Chỉ cần chúng khô ráo rồi cho vào hộp đậy kín để trong tủ lạnh là có thể dùng cả tuần.
Mẹo hay cho bạn là chỗ xay nhuyễn gia vị đó có thể để ở khay đựng đá nếu bảo quản chúng ở ngăn đông, rất tiện lợi và dễ làm đúng không nào.
Đối với hành lá: trước tiên bạn phải rửa sạch, để ráo khô nước sau đó thái nhỏ nhưng không bị nát. Sau đó lót giấy bếp vào hộp, cho hành vừa thái vào, đậy kín để ngăn mát tủ lạnh dùng cả tuần vẫn được.
Trên là những cách sơ chế và bảo quản thực phẩm tiện lợi lại tươi lâu cả tháng của các bà Việt ở Nhật. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, nhất là với những chị em nội trợ gia đình nhé.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn