Rò rỉ ruột là 1 trong những bệnh về đường ruột thường gặp ở người. Hội chứng rò rỉ ruột là gì? Chế độ ăn cho người bị chứng rò rỉ ruột cùng tìm hiểu nhé.
Ruột con người mang cấu trúc xốp tự nhiên, phù hợp để giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn qua lớp lót thành ruột. Khi đường ruột gặp vấn đề có thể gây ra những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chúng ta. Một trong số đó là hội chứng rò rỉ ruột.
Vậy hội chứng rò rỉ ruột là gì? Chế độ ăn cho người bị chứng rò rỉ ruột ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.
Tìm hiểu về hội chứng rò rỉ ruột
Hội chứng rò rỉ ruột là gì?
Hội chứng rò rỉ ruột (Leaky Gut Syndrome – LGS) được hiểu là sự gia tăng tính thấm của niêm mạc ruột non ở những nơi bị viêm, kích thích các phản ứng quá mẫn với thức ăn cũng như hệ tiêu hóa, khiến các phân tử thức ăn lớn, nội độc tố và kháng nguyên đi thẳng vào mạch máu rồi về lại gan để giải độc.
Điều này đã khiến gan bị quá tải và làm cho các chất độc chỉ được xử lý 1 phần. Phần còn lại sẽ được tích tụ ở mô gan và mô mỡ gây ra tình trạng viêm ruột, chướng bụng đầy hơi, phân thay đổi. LGS là căn bệnh khó chẩn đoán và nhận biết.
Dấu hiệu của hội chứng rò rỉ ruột
Nhạy cảm quá mức với thức ăn: LGS có thể gây viêm ruột mà một trong số những lý do cho điều này là bởi cơ thể quá nhạy cảm với thức ăn. Không có nhiều biện pháp để kiểm tra hội chứng này nên loại bỏ thực phẩm gây viêm ruột được cho là cách kiểm chứng tốt nhất.
Bạn hãy ngưng dùng các thực phẩm sữa, trứng, ngô, gluten, cam, đậu nành trong khoảng 3 tuần. Sau đó dùng những thực phẩm này trở lại và theo dõi sự thay đổi của đường ruột và bụng để biết có bệnh hay không.
Mắc bệnh đau khớp: Trung tâm y tế Whole Health Chicago (WHC) cho biết, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau khắp cơ thể, sau khi xét nghiệm thấy bệnh đa khớp dạng thấp (RA) và khám kỹ thì phát hiện bị rò rỉ ruột.
Không dung nạp gluten: Đây là 1 trong những nguyên nhân đưa ra bởi theo trung tâm y tế Whole Health Chicago (WHC). Khi bạn thấy buồn chán, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn ngủ sau khi dùng các thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc,… thì có thể cơ thể bạn đang gặp khó khăn ở quá trình tiêu thụ protein và sinh ra bệnh.
Gluten có thể gây viêm và 1 số bệnh lý khác trong đó có bệnh Celiac (Bệnh không dung nạp được protein).
Da sạm: Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Gout Pathogens (2011) cho rằng LGS gây nên tình trạng sạm da và mụn trứng cá. Đôi khi bệnh eczema tái phát hoặc cơ thể phát sinh thêm vảy nến cũng được cho là triệu chứng của bệnh rò rỉ ruột.
Hệ thống GI gặp vấn đề: Hệ thống dạ dày ruột (GI) bị suy yếu cũng có thể là nguyên nhân. Bạn có thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, phân thay đổi, táo bón thậm chí buồn nôn sau khi ăn 1 số thực phẩm nhất định.
Lượng đường trong máu cao: Theo nghiên cứu từ Thụy Điển (2017), LGS có thể gây viêm khắp cơ thể và gây ra tình trạng kháng insulin – yếu tố quan trọng kiểm soát đường huyết. Từ đây, đường huyết, huyết áp và mỡ máu xấu có nguy cơ tăng cao chuyển thành các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, đột quỵ, tim mạch,…
Nguyên nhân gây ra hội chứng rò rỉ ruột?
- Người bệnh tiếp xúc các chất gây viêm loét niêm mạc ruột, khiến cấu trúc desmosomes suy yếu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh (dùng nhiều rượu, bia,…)
- Hay căng thẳng stress.
- Do ký sinh trùng.
- Rối loạn hệ khuẩn ruột.
- Bệnh do nấm Candida, hypochlorhydria và đặc biệt ở những người suy giảm miễn dịch.
Nên ăn gì, tránh ăn gì khi mắc hội chứng rò rỉ ruột
Nên ăn gì?
Người bệnh mắc chứng rò rỉ ruột được khuyến khích sử dụng các thực phẩm như nha đam giúp giảm táo bón, giảm viên, điều trị lớp niêm mạc ruột bị hư hại. Rễ cam thảo ngọt làm dịu những chỗ viêm và những nơi niêm mạc kích ứng. Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung L-glutamine để cung cấp protein cho cơ thể.
Bạn cũng nên thay thế dầu thực vật bằng dầu ô liu trong chế biến. Ăn nhiều rau, trái cây để tăng chất xơ, ăn nhiều cá thay vì thịt.
Nên tránh ăn gì
Nếu mắc hội chứng LGS, bạn cần tránh xa các thực phẩm nhiều đường và tinh bột (lúa mì, lúa mạch,…), chất béo, sữa, trứng…
Cách điều trị hội chứng rò rỉ ruột
Nghiên cứu cho thấy dùng thuốc ít có tác dụng trong việc điều trị rò rỉ ruột. Thay vào đó, bạn có thể thay bằng các liệu pháp dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh.
- Ngưng dùng rượu bia.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc aspirin, naproxen, ibuprofen, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc NSAIDS.
- Tập trung bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như ascorbate, tocopherol, kẽm, mangan,…
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, uống ít nước trước và trong bữa ăn để dịch vị được làm loãng dễ tiêu hóa.
Những cách khác để cải thiện sức khỏe đường ruột
Chế độ ăn uống là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác để chăm sóc đường ruột tốt hơn.
- Giảm lo âu, stress: Căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho đường ruột. Tập yoga hay ngồi thiền sẽ giúp bạn giải tỏa đầu óc và bình tâm hơn.
- Bổ sung thêm chế phẩm sinh học: Các loại khuẩn trong probiotic rất tốt cho ruột. Nguồn chế phẩm sẽ cung cấp cho bạn lượng men vi sinh trong trường hợp chế độ ăn không đáp ứng đủ.
- Quan tâm giấc ngủ nhiều hơn: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới đường ruột. Các vi khuẩn không phân bố đều lên mặt ruột gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
- Tránh rượu bia, thuốc lá: Thuốc lá có thể gây viêm ruột. Rượu bia làm tăng tính thấm qua lớp niêm mạc ruột gây ảnh hưởng hoạt động của protein.
- Hạn chế dùng thuốc NSAID: Sử dụng nhiều các loại thuốc chống viêm, giảm đau cũng là nguyên nhân làm ruột bị ảnh hưởng.
Trên đây là những hiểu biết về hội chứng rò rỉ ruột. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Bảo vệ sức khỏe đường ruột để cơ thể luôn phát triển và khỏe mạnh bạn nhé!
Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn