Hội chứng ruột kích thích xảy ra phổ biến ở những người trẻ tuổi do một số nguyên nhân khách quan. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này.
Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh tiêu hóa dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng làm giảm đi chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được biết đến với cái tên là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng, là hiện tượng rối loạn chức năng ở đường ruột, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không làm ảnh hưởng hay gây tổn thương đến các tổ chức sinh hóa ở ruột như: Không gây u, không gây viêm loét,…
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, dựa trên những quan sát và kinh nghiệm lâu năm của các y bác sĩ thì có một số yếu tố khách quan sau đây đã tạo điều kiện cho căn bệnh hội chứng ruột kích thích phát triển:
- Stress kéo dài, suy nghĩ, bồn chồn, mất ngủ.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thực phẩm không được vệ sinh hoặc gây hại cho sức khỏe.
- Một số yếu tố khác như: Nhiễm khuẩn đường ruột, lạm dụng kháng sinh, thay đổi thời tiết, nhiệt độ, môi trường, ảnh hưởng bởi rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường gặp phải một số dấu hiệu như: Đau bụng quặn thắt từng cơn, đau âm ỉ, kéo dài, bị táo bón hoặc tiêu chảy, thường có nhầy trong phân,…
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng phụ khác, tưởng như bình thường, dễ dàng bỏ qua nhưng đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã mắc căn bệnh này như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều,…
Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
Một số đối tượng sau đây có khả năng mắc phải hội chứng ruột kích thích cao hơn so với những người khác mà bạn cần lưu tâm để không vướng phải vào căn bệnh này:
- Người dưới 45 tuổi.
- Người thường xuyên lo âu, trầm cảm, stress kéo dài, bồn chồn, sợ hãi.
- Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn gấp 2 lần so với nam giới.
- Có người thân trong gia đình đã từng bị hội chứng ruột kích thích.
Cách điều trị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh không quá nguy hiểm, nhưng về lâu về dài sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng của ruột và hệ tiêu hóa sẽ dần hoạt động kém hơn.
Vì vẫn chưa xác định được nguyên nhân của căn bệnh này một cách chính xác, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chữa trị an toàn, hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng là:
Điều chỉnh chế độ ăn
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm bẩn hoặc thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa như: Cá sống, tôm sống,.. các chất kích thích như: Bia, rượu,…
- Nếu đã ăn một loại thực phẩm nào đó mà có biểu hiện đau bụng, ngộ độc, gây rối loạn tiêu hóa thì tốt nhất là không nên ăn loại thực phẩm đó nữa.
- Loại bỏ những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như: Gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có gas,…
- Hạn chế dung nạp gluten: Một số trường hợp cơ địa của người bệnh bị dị ứng với chất gluten nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất này như: Lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Thay đổi lối sống
- Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh thức khuya và ăn uống thất thường.
- Từ bỏ các thói quen xấu, có hại cho sức khỏe như: Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
- Thư giãn tinh thần, luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng quá mức.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Để điều trị hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả và an toàn, bệnh nhân nên đến thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chỉ định dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, thuốc an thần,…
Trong một số trường hợp cần thiết, cấp bách, bệnh nhân có thể dùng thêm một số loại kháng sinh đường ruột.
Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Dù đây là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa hội chứng ruột kích thích bằng một số biện pháp đơn giản sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Không nên ăn uống thất thường, không bỏ bữa, không ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể như vitamin trong trái cây, các loại rau củ có nhiều chất xơ.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ, gia vị mạnh, nhiều đường, nhiều chất béo.
- Không nên ăn các loại thực phẩm đã từng bị dị ứng hoặc gây rối loạn đường tiêu hóa.
- Uống nhiều nước khoảng 1.5 – 2 lít mỗi ngày và hạn chế các đồ uống có cồn như: Bia, rượu,…
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể linh hoạt hơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Trong trường hợp có vấn đề về thể trạng sức khỏe, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn một chế độ luyện tập phù hợp.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Căng thẳng và lo âu cũng là một yếu tố làm khởi phát hội chứng ruột kích thích. Do đó, nên kiểm soát cảm xúc, thư giãn, thoải mái tinh thần để hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Mua rau tươi ngon, đảm bảo chất lượng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn