Hội chứng sợ nước là gì? Bí quyết giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước và thời điểm vàng để tập bơi cho trẻ

Bạn đang xem bài viết: Hội chứng sợ nước là gì? Bí quyết giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước và thời điểm vàng để tập bơi cho trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ở giai đoạn biết đi, có nhận thức về cuộc sống xung quanh, trẻ thường mắc chứng sợ nước, điều này làm cho nhiều bậc cha mẹ buồn phiền, và không biết làm cách nào để giúp con mình vượt qua nỗi sợ.

Vui đùa cùng nước giúp kích thích phát triển các giác quan của trẻ. Nguồn ảnh: Unsplash

Vui đùa cùng nước giúp kích thích phát triển các giác quan của trẻ. Nguồn ảnh: Unsplash

Trẻ lên ba thích hưởng thụ khoảng thời gian tắm và có vẻ rất hào hứng về chuyến đi biển cùng gia đình. Nhưng khi đứng trước biển, sự háo hức đó bị khựng lại và thậm chí trẻ không dám chạm chân vào nước.

Khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ yêu thích việc cha mẹ nhẹ nhàng giúp chúng trong hồ bơi, nhưng bây giờ khi đã biết đi, chỉ cần nhắc tới chuyện đi hồ bơi đã khiến chúng ám ảnh và thẳng thừng cự tuyệt.

Ở giai đoạn biết đi, khi bắt đầu có nhận thức về cuộc sống xung quanh, trẻ thường mắc chứng sợ nước, điều này làm cho nhiều bậc cha mẹ buồn phiền, và không biết làm cách nào để giúp con mình vượt qua nỗi sợ này.

Nếu con bạn cũng có hội chứng sợ nước, đừng quá lo lắng, trong bài viết này truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ với bạn một số bí kíp để bạn giúp trẻ chiến thắng nỗi sợ.

1Điều gì khiến những đứa trẻ mắc chứng sợ nước?

Nhiều bậc cha mẹ có thể đổ lỗi do trẻ còn nhỏ nên mới sợ nước. Thực tế, trẻ sơ sinh thường không có nhận thức về việc sợ nước và chúng vẫn vui vẻ đùa nghịch nước trong bồn tắm, hồ bơi hay khi đi biển. Nhưng khi trẻ lớn hơn, nỗi sợ nước dần bắt đầu hình thành.

Giai đoạn mới biết đi và trong độ tuổi mầm non là những năm phát triển mạnh nhất chứng sợ nước của trẻ. Bởi vì:

  • Trẻ có thể đột nhiên nhận thức được sự rộng lớn và bí hiểm của hồ bơi.
  • Trẻ nhận ra nước có thể gây nguy hiểm.
  • Trẻ không có nhiều kinh nghiệm sống để biết rằng những vũng nước rộng lớn trông có vẻ đáng sợ nhưng sự thật không phải vậy.

Một số trẻ có thể loại bỏ nỗi sợ này dễ dàng so với những trẻ khác. Nhưng nếu con bạn từng có những trải nghiệm đáng sợ với nước (ngay cả trong bồn tắm) chẳng hạn như trượt chân, bị nước văng tung tóe quá mức, hoặc bị đuối nước, những điều này có thể làm cho nỗi sợ nước của trẻ hằn sâu vào tiềm thức và rất khó để xóa bỏ.

Bên cạnh đó, có những trẻ dù không có trải nghiệm đặc biệt đáng sợ với nước, nhưng cảm giác khó chịu khi bị nước vào tai hoặc mắt khiến trẻ lo lắng và lưỡng lự khi xuống nước.

2Mách bạn các chiến thuật để xoa dịu nỗi sợ nước của trẻ

Các cha mẹ cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi trẻ mắc chứng sợ nước và nỗi sợ này khó lòng lay chuyển được.

Cách tốt nhất là bạn nên tiếp cận với nỗi sợ này của trẻ một cách bình tĩnh và có sự đồng cảm. Nếu bạn tỏ ra căng thẳng, trẻ sẽ cảm nhận được và càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi.

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ:

Hãy để trẻ từ từ thích nghi với nước

Để con bạn làm quen dần dần với nước thực sự hữu ích. Ngày đầu tiên, trẻ có thể chỉ dám nhúng ngón chân, ngày tiếp theo trẻ sẽ bước xuống mực nước tầm đầu gối và sau đó xuống đến thắt lưng, v.v. Một số trẻ sẽ cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt tâm lý, cha mẹ đừng thúc ép.

Cha mẹ giúp trẻ chuẩn bị những thiết bị bảo hộ thú vị

Một số trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi xuống nước cùng các thiết bị đáng yêu như kính bảo hộ sặc sỡ sắc màu, phao tập bơi in hình các nhân vật hoạt hình yêu thích hay áo phao bơi cứng cáp. Những đồ bảo hộ này giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn.

Trẻ thường cảm thấy thích thú với đồ bảo hộ in hình ngộ nghĩnh. Nguồn ảnh: Unsplash

Trẻ thường cảm thấy thích thú với đồ bảo hộ in hình ngộ nghĩnh. Nguồn ảnh: Unsplash

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ không nên để trẻ quá dựa dẫm đồ bảo hộ khi bơi nhằm tạo cảm giác an toàn hoặc sử dụng chúng thay thế cho việc giám sát trẻ thực hành bơi.

Các tiết học bơi một kèm một

Bạn có thể cân nhắc việc đăng ký lớp học bơi một kèm một cho trẻ, vì một số trẻ sẽ nghe lời thầy cô hơn cha mẹ. Thầy cô hướng dẫn bơi luôn kiên nhẫn và có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp trẻ thoải mái hơn khi dưới nước.

Cha mẹ tham gia cùng

Có những trẻ chỉ cảm thấy thoải mái khi có cha mẹ xuống nước cùng. Bạn có thể mất vài ngày để bế trẻ trong nước hoặc giữ tay và sau đó từ từ buông tay để trẻ làm quen. Nhưng bạn luôn phải ở gần trẻ để đảm bảo an toàn.

Trò chuyện cùng trẻ để biết nguyên nhân nỗi sợ

Tốt nhất bạn nên tìm hiểu những lý do đằng sau nỗi sợ của trẻ. Đôi khi điều đó thật khó xác định, đặc biệt là nỗi sợ nước.

Nhiều trẻ có thể sẽ kể cho bạn nghe về một bộ phim đáng sợ mà chúng từng xem liên quan tới nước, hoặc một con quái vật sống dưới đáy hồ bơi. Nếu bạn biết được trẻ đang gặp khó khăn với điều gì, thì việc giúp trẻ giải tỏa nỗi ám ảnh với nước cũng sẽ dễ dàng hơn.

Tìm kiếm sự tư vấn

Nếu con bạn có vẻ đặc biệt sợ hãi hoặc lo lắng và bạn không thể tìm hiểu nguyên nhân thì việc gặp gỡ với chuyên gia tâm lý trẻ em có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời.

Bài viết liên quan: Cha mẹ làm thế nào để dạy con học bơi?

3Khi nào cha mẹ nên cho trẻ học bơi?

Bạn cần kiên nhẫn giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng để nỗi sợ hãi đó ngăn cản việc học bơi của trẻ.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, sau dị tật bẩm sinh, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng đuối nước đó là dạy trẻ cách bơi.

Thực tế, mặc dù Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên đợi trẻ lên 4 tuổi mới bắt đầu dạy bơi, nhưng vào tháng ba năm 2019, họ đã thay đổi hướng dẫn. Theo đó, trẻ em nên bắt đầu học bơi ngay từ khi một tuổi để giảm tỷ lệ đuối nước.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyên các bậc cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa về tình trạng phát triển thể chất của trẻ có sẵn sàng để học bơi không và tìm kiếm một chương trình hướng dẫn bơi phù hợp cùng những giáo viên có kinh nghiệm.

Bài viết liên quan: Khi nào trẻ nhỏ có thể đi bơi và những quy tắc an toàn cần biết

Trẻ nên học bơi ngay từ khi 1 tuổi để giảm tỷ lệ đuối nước. Nguồn ảnh: Pexels

Trẻ nên học bơi ngay từ khi 1 tuổi để giảm tỷ lệ đuối nước. Nguồn ảnh: Pexels

Cha mẹ có thể sẽ rất căng thẳng khi thấy trẻ đấu tranh với nỗi ám ảnh và lo lắng. Lúc này, bạn cần kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng với những chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho bạn. Điều quan trọng là đừng để trẻ sống với nỗi sợ quá lâu và cha mẹ cần phải làm gì đó càng sớm càng tốt.

Hoài Thương tổng hợp từ Verywellfamily

Xem thêm:

  • Tận hưởng khoảng thời gian thú vị khi tắm cho con bạn
  • Ba mẹ phải làm gì khi trẻ không thích tắm?
  • Mách ba mẹ cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ người lạ

1. How to Get Your Child Over Their Fear of Water. https://www.verywellfamily.com/child-fear-of-water-4692729

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hội chứng sợ nước là gì? Bí quyết giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước và thời điểm vàng để tập bơi cho trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *