Hoocmôn thực vật đề cập đến các chất hữu cơ mà cơ thể của cây sản xuất ra để điều tiết các hoạt động sống của chúng trong môi trường xung quanh. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Hoocmon ở thực vật | Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35, mời các em học sinh và thầy cô theo dõi.
1. Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35 có đáp án:
Câu 1: Hormone thực vật là:
A. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây
B. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây
C. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
Đáp án. A. Hormone thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây. Việc điều tiết hoạt động này có thể là gây ức chế hoặc cũng có thể là kích thích.
Câu 2: Cho các cơ quan sau:
1. Chồi
2. Hạt đang này mầm
3. Lá đang sinh trưởng
4. Thân
5. Tầng phân sinh bên đang hoạt động
6. Nhị hoa
Auxin có nhiều trong các cơ quan nào:
A. 1, 2, 3 , 5 và 6
B/ 1, 2, 3, 4 và 5
C. 1, 2, 4, 5 và 6
D. 1, 2, 3, 4 và 6
Đáp án: Chọn A. Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, Tầng phân sinh bên đang hoạt động và nhị hoa.
Câu 3: Đặc điểm nào không có ở hoocmon thực vật
A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmon ở đọng vật bậc cao
B. với nồng độ rất thâp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ưng ở nơi khác
Hướng dẫn giải: Chọn A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với động vật bậc cao
Đặc điểm chung hoocmon ở thực vật:
– ĐƯợc tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ửng ở một nơi khác trong cây
– Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ hể
– Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao.
Như vậy đặc điểm tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao là đặc điểm không có ở hoocmon thực vật.
Câu 4: Cho các dụng cụ, hoá chất và các đối tượng nghiên cứu sau: Các cây nhỏ cùng giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo, bông, dao. Những thao tác nào sau đâu có trong thí nghiệm chứng minh vai trò của auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
1. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo vào gốc của 1 trong 2 cây, cây còn lại giữ nguyên
2. Cắt chồi ngọn của 2 cây
3. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cây, còn cây kia để nguyên
4. Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây
5/ Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn cây bị cắt ngọn và đỉnh sinh trưởng của cây không bị cắt ngọn
6/ Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây
7. Lấy hai cây con là thí nghiệm
A. 1, 7
B. 2, 6, 7
C. 4, 5, 7
D. 2, 3, 7
Đáp án: Chọn đáp án D. 2, 3, 7
Câu 5: Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin:
A. Kích thích giãn dài tế bào
B. kích thích sự ra hoa
C. Kích thích ra rễ ở cành giâm
D. Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt
Lời giải: chọn đáp án B
Auxin không còn tác dụng kích thích sự ra hoa
Câu 6: Giberelin được dùng để:
A. Làm giảm độ này mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ quả không hạt
C. Kích thích nảy mầm củ hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Đáp án: Chọn B. Kích thích này mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ quả không hạt
Tác dụng của GA là kích thích chồi nảy mầm, hạt, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
Ý A sai vì GA không kích thích phát triển bộ lá
Ý C sai vì GA không kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi
Ý D sai vì GA không kích thích phát triển bộ rễ, đó là tác dụng của auxin.
Câu 7: Một cây ngô bị đột biến gen làm cho thân cây lùn. Khi xử lý cây ngô lùn ấy bằng một loại hoocmon thì người ta thấy cây ngô cao bình thường, hãy cho biết tên của loại hoocmon đó?
A. Giberelin
B. Xitokinin
C. Etilen
D. Axit abxixic
Lời giải: Chọn A. Hoocmon đó là Giberelin. Trong những cây này ta có thể tìm thấy GA với hàm lượng cao vì GA kích thích sự sinh trưởng chiều cao của cây.
Câu 8: Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây
B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây
C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Đáp án: Chọn A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây là đúng khi nói về hoocmon thực vật.
Câu 9: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hàm lượng auxin là 3mg/l; kinetin là 0,02mg/l, khi đặt mô vào trong môi trường này ta thu được:
A. Mô sẹo
B. Cả chồi và rễ
C. Chồi
D. Rễ
Lời giải: Chọn D, khi đặt mô vào trong môi trường thực vật sẽ mọc rễ.
Câu 10: Trong sản xuất nông nghiệp, kh sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tác quan trọng nhất lf:
A. Nồng độ sử dụng tối thích
B. Thoả mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu
C. Tính đối kháng hỗ trợ giữa các phitocrom
D. Các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng
Lời giải: Chọn đáp án A. Nguyên tắc quan trọng nhất là nồng độ sử dụng tối thích trong sản xuất nông nghiệp khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng.
Câu 11: TRong nghề trồng dứa, khi cây đã ra quả và quả đã phát triển hoàn chỉnh, muốn quả dứa chín sớm, thì cần bổ sung cho cây chất điều hoà sinh trường nào sau đây?
A. Auxin
B. Etylen
C. Axit abxixic
D. Giberelin
Đáp án: Chọn B. Cần bổ sung chất điều hoà sinh trưởng Etylen khi muốn quả dứa chín sớm.
Câu 12: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lý khác nhau như thế nào
A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau
B. Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại, trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh, đặt trị số cực đại còn AAB giảm xuống mạnh
C. Trong hạt nảy mầm, AAB có trị số lớn hơn GA
D Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp, trong hạt GA giảm mạnh còn AAB đạt trị số cực đại.
Lời giải: Chọn B. Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại, trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại là điểm khác nhanh tương quan giữa GA/AAB điểu tiết sinh lý.
Câu 13: Khi sử dụng các hormone thực vât trong nông nghiệp, cần chú ý những nguyên tắc nào?
A. Nguyên tác nồng độ, phải sử sụng nồng độ thích hợp và phù hợp
B. Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giưac các hormone thực vật
C. Nguyên tắc không thay thể: Hormine không thể thay thế các chất dinh dưỡng cho cây
D. Tát cả các nguyên tắc trên đều đúng
Lời giải: Chọn đáp án D, Tất cả các nguyên tắc trên đều đúng. Nguyên tác cần chú ý khi sử dụng các hormone thực vật là:
– Nguyên tắc nồng độ, ví dụ: auxin ở nống độ thích hợp để đạt tác dụng kích thích tăng trưởng nhưng nếu sử dụng nồng độ auxin không phù hợp, sử dụng ở mức độ quá cao thì không những không tăn trưởng mà còn trở thành thuốc diệt cỏ. Ví dụ: 2,4D.
– Nguyên tắc đối kháng
– Nguyên tắc không thay thế: Việc sử dụng hormone không thể thay thế nguồn dung dưỡng cần thiết mỗi ngày phải cấp cho cây như nước. Cây có đầy đủ điều kiện sống, kết hợp với hormone thì mới có thể phát triển và phát huy được tác dụng của hormone.
2. Định nghĩa về Hoocmon ở thực vật:
Khái niệm hoocmôn thực vật đề cập đến các chất hữu cơ mà cơ thể của cây sản xuất ra để điều tiết các hoạt động sống của chúng. Các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật bao gồm sự sản xuất ở một vị trí nhưng tác động ở một nơi khác trong cây, có nồng độ thấp nhưng có tác động mạnh mẽ, và có tính chuyên hoá thấp hơn so với hoocmôn ở động vật.
3. Phân loại Hoocmon ở thực vật:
– Dựa trên tác động sinh lý của hoocmôn đối với quá trình sinh trưởng của thực vật, chúng ta phân chia hoocmôn thực vật thành hai nhóm:
+ Nhóm kích thích sinh trưởng: bao gồm Auxin, Gibberellin, và Cytokinin.
+ Nhóm ức chế sinh trưởng: bao gồm Ethylene và Abscisic acid.
– Hoocmôn kích thích có các loại như sau:
+ Auxin:
Nơi sản xuất: Ở đỉnh của thân và cành.
Tác động:
Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và kéo dài sự sinh trưởng của tế bào.
Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào hướng dẫn, ứng phó, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, v.v.
+ Gibberellin:
Nơi sản xuất: Ở lá và rễ.
Tác động:
Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và kéo dài sự sinh trưởng của tất cả các tế bào.
Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích tăng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
+ Cytokinin:
Nơi sản xuất: Ở rễ.
Tác động:
Ở mức độ tế bào: Kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào.
Ở mức độ cơ thể: Kích hoạt quá trình phân hóa, tạo ra chồi cây trong nuôi cấy mô callus.
– Hoocmôn ức chế bao gồm Ethylene và Abscisic acid, mỗi loại đều có các tác động và ứng dụng riêng trong điều chỉnh sinh trưởng và phát triển của cây.
– Tương quan giữa các hoocmôn thực vật và vai trò của chúng được xác định thông qua nhiều mô hình tương quan như tương quan giữa Auxin/Gibberellin trong điều chỉnh trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt.
THAM KHẢO THÊM: