Hướng dẫn cách cân chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất

Hướng dẫn cách cân chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất

Bộ nén âm thanh – compressor là một thiết bị giúp nâng cao khả năng xử lý tín hiệu chuyên nghiệp cho dàn âm thanh. Trong bài viết dưới đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cân chỉnh compressor chi tiết nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

1Ý nghĩa các nút điều chỉnh trên bộ compressor

Dưới đây là các nút điều chỉnh compressor và ý nghĩa của chúng:

Input/Output: đây là nút chỉnh âm lượng tín hiệu vào và ra. Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt, bạn nên chỉnh nút này ở mức volume là 0dB.

Limiter: đây là mạch nén, hạn biên cố định. Nếu tín hiệu vượt quá một mức nào đó, mạch tự động cắt bỏ phần đỉnh. Mạch này chỉ có công dụng “cấp cứu”, nghĩa là bảo vệ máy (và loa) khỏi cháy. Đơn vị chỉnh chỉ có thể là decibel hoặc %.

Compressor: mạch nén ôn hòa, khi tín hiệu quá lớn thì một phần lân cận sẽ được bóp nhỏ lại từ từ theo đường cong, tai không nhận ra sự can thiệp đó. Đơn vị chỉnh cũng là decibel và %.

Các máy phức tạp hơn có thể chia ra nhiều vùng tần số nén. Ví dụ: mạch nén riêng cho âm cao (high) hoặc riêng cho âm trầm (low), chúng ta cũng tùy nghi để điều chỉnh. Bạn nghe thử nhạc thấy bộ trầm ổn định tốt rồi thì chỉ nén tín hiệu cao và ngược lại, hoặc định mức nhỏ.

Hướng dẫn cách cân chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất

Ảnh minh họa: Compressor

Nếu bộ Compressor cò đèn báo âm lượng LED, nên lưu ý:

  • Bộ đèn SIGNAL có tác dụng như bộ đèn báo âm lượng thường.
  • Bộ đèn COMPRESSOR gọi là Compressor Reduction hay Signal Reduction (thường có màu đỏ) chỉ đôi khi chớp lên khi tín hiệu bị nén. Nếu cố chỉnh cho một vài đèn sáng liên tục là sai vì tín hiệu liên tục bị nén, không trung thực. Lúc đó cần bớt âm lượng hoặc độ nhạy của bộ nén xuống.

2Hướng dẫn cách cân chỉnh Compressor chi tiết

Ở một số bộ compressor có thể có nhiều nút chỉnh hơn. Mỗi máy có thể thiết kế mỗi khác, nên bạn cần hiểu ý nghĩa để sử dụng một cách linh động.

Bypass: Trực thông, cho tín hiệu qua thẳng không điều chỉnh gì.

Noise Gate: Ngõ vào có định mức (âm lượng) bắt đầu cho tín hiệu qua, dưới mức đó mạch không hoạt động, mạch Noise Gate hoạt động ngược với compressor.

Dùng khi trong âm thanh có tiếng sôi hoặc tiếng ồn nhỏ, liên tục, không giải quyết hết được. Người ta tạm cắt bỏ tín hiệu nhỏ, chỉ cho tín hiệu lớn hơn mức nào đó đi qua, tiếng ồn sẽ nhỏ không nghe thấy. Nên sử dụng cẩn thận vì những âm thanh nhỏ cố ý cũng bị cắt mất.

Ảnh minh họa: Compressor

Trong các mạch Compressor, Noise gate, Limiter, ta cần điều chỉnh các chi tiết sau:

Input/Output Gain: Chỉnh âm lượng ngõ vào và ra. Nên chỉnh sao cho mức ra bằng mức vào (nghĩa là nhấn/nhả BYPASS thấy âm lượng gần giống nhau).

Threshold: Mức bắt đầu cho qua hay bắt đầu nén, tính bằng dB hay bằng volt. Điều chỉnh và quan sát đèn báo Gain Reduction.

Attack: Định tốc độ đáp ứng của mạch đối với các tín hiệu “có vấn đề” (tính bằng miligiây, từ 1~500ms). Thường ở khoảng 200ms.

Release: Thời gian mạch ngưng không nén hay hạn biên nửa sau khi tín hiệu đã ổn định (từ 1~5000ms). Thường ở khoảng 1000ms tức khoảng 1 giây. Hai nút trên chỉnh sao cho âm thanh nén có hiệu quả nhưng tác dụng nén không lộ liễu quá, đến mức nghe thấy khó chịu.

Peak: Mức tín hiệu đỉnh.

Saturation: Mức tín hiệu bão hòa – ở mức đó âm lượng không tăng lên dược nữa.

Ratio: Tỉ lệ nén (thí dụ nếu tín hiệu là +2dB thì nén bao nhiêu %). Ta có thể tùy chọn chẳng hạn 10% hoặc chọn mặc định.

Những hướng dẫn trên chỉ nói chung về tính năng, cách chỉnh cơ bản trên một bộ compressor, bạn nên tham khảo thêm chi tiết riêng của từng dòng máy máy.

Ảnh minh họa: Compressor

Xem thêm:

  • Các thuật ngữ cơ bản thường gặp trong bộ nén âm thanh – Compressor
  • Equalizer là gì? Và những điều cần phải biết trong hệ thống âm thanh
  • Hướng dẫn cách chỉnh Equalizer karaoke tại nhà đơn giản và hiệu quả

Trên đây là hướng dẫn cách cân chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *