Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng vô cùng nguy hiểm, nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ ăn cháo, súp, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai,… để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng nhất. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà chi tiết và đầy đủ.

Tham khảo thêm: Mẹo giúp bé hết mút tay mà các mẹ nên biết sớm hơn.

Triệu chứng khi bé bị tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 6 ngày. Trong quá trình này, trẻ sẽ có một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng như sau:

– Ở miệng xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3 mm, nổi lên với số lượng nhiều, loang lỗ và rất dễ bị vỡ.

– Khi các bóng nước này vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét rộng, rất đau nên làm trẻ biếng ăn, tăng tiết nước bọt.

– Ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, những vết ban đỏ bọng nước hoặc những vết ban sần sùi nằm ẩn dưới da.

– Bên cạnh đó, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc có một số trường hợp bé sốt lên đến 39 – 40 độ C.

– Ngoài ra, khi phát hiện cơ thể trẻ có xuất hiện bóng nước kết hợp ban đỏ, trẻ còn hay khó ngủ quấy khóc, bỏ ăn, run tay chân,… thì ắt hẳn trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng.

Triệu chứng khi bé bị tay chân miệng

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà phụ huynh cần biết

Phát hiện trẻ bị tay chân miệng, mẹ nên làm gì?

Đầu tiên, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị hợp lí. Tùy vào từng cấp độ của bệnh, sẽ có những cách chăm sóc trẻ hợp lí và tránh việc lây lan.

  • Nếu trẻ đang mắc bệnh ở cấp độ 1, mẹ có thể chăm sóc và theo dõi con ở nhà.
  • Vì bệnh tay chân miệng không có vắc xin để phòng ngừa, nên xà phòng chính là dung dịch ngăn ngừa bệnh lây lan.
  • Không nên tắm trẻ khi trẻ đang trong thời kì phát bệnh là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bạn nên rửa tay, và tắm trẻ sạch sẽ bằng xà bông để loại bỏ hết vi khuẩn.
  • Những vật dụng hằng ngày của trẻ như tã lót, đồ chơi, bình sữa nên được khử trùng qua nước sôi và đem phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.
  • Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
  • Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).
  • Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa; chia nhỏ bữa.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh – methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, mẹ nên làm gì?

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh

Bé mắc bệnh tay chân miệng thường có những vết loét trong miệng gây đau đớn nên hay biếng ăn và bỏ ăn, cùng với việc cơ thể mệt mỏi, khó chịu nên chế độ dinh dưỡng cho bé lúc này là rất khó.

Mẹ bỉm nên chọn những loại thực phẩm mềm, mịn, mát lạnh nhằm giảm tình trạng đau đớn khi ăn và kích thích khả năng ăn uống của trẻ như cháo, súp, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan,…

Dùng thìa nhỏ, không có cạnh sắc khi đút trẻ ăn.

Tăng cường bổ sung vitamin C từ rau xanh và các loại nước hoa quả để tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi của trẻ.

Tham khảo thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì giúp mau lành bệnh hơn

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh

Lưu ý:
– Không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn. Thay vào đó, chia khẩu phần ăn làm nhiều phần và cho trẻ ăn với số lượng nhỏ.
– Không nên cho trẻ ăn đồ cứng, đồ nóng vì có thể làm trẻ đau hơn và bỏ ăn.

Tham khảo thêm: Cách chống muỗi cho bé đúng cách

Khi trẻ bị bệnh, các mẹ phải chú ý cẩn trọng trong việc chăm sóc trẻ để trẻ phục hồi một cách nhanh nhất và tránh những biến chứng có thể gây ra với trẻ. Đặc biệt, nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ, gia đình nên cách ly để có chế độ chăm sóc riêng tránh tình trạng lây lan bệnh dịch.

Tham khảo nguồn: hoidapbacsi.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *