Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn và hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn và hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhát cho trẻ sơ sinh. Vì nhiều nguyên nhân đặc biệt mà mẹ phải bổ sung sữa công thức cho bé bằng cách bú bình. Cha mẹ hãy tham khảo cách cho trẻ bú bình tốt cho sức khỏe qua bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.

1Trẻ mấy tháng thì bú bình được?

Ngay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã có khả năng bú, mút. Đây chính là phản xạ tự nhiên, bản năng sinh tồn của trẻ. Tuy nhiên, sau sinh nở, không phải người mẹ nào cũng “gọi” được sữa về luôn. Chính vì thế, nhiều bé được cho bú bình để bổ sung dinh dưỡng.

Tuy nhiên, tại thời điểm mới lọt lòng, cho bé bú bình luôn sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ chưa biết cách cho trẻ bú bình chuẩn. Lúc này, các bác sĩ khuyên: “mẹ có thể dùng thìa bón sữa cho con”. Như thế vừa đảm bảo an toàn để tránh được hiện tượng đầy hơi, sặc sữa.. ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân khiến bé 3 tháng lười bú

Thời điểm tốt nhất mà trẻ có thể bú bình là vào khoảng 2 tháng đến 3 tháng tuổi. Bởi vì ở giai đoạn này, bé bắt đầu có khả năng nhận biết và thể hiện sở thích, nhu cầu của mình.

Đặc biệt ở thời điểm 3 tháng đầu, biểu hiện này càng thể hiện rõ rệt. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này thì ba mẹ cho bé tập bú bình sẽ khó khăn hơn.

Nhiều mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ cảm thấy cho con tập bú bình vào thời điểm 2 tháng đến 3 tháng đầu là quá sớm. Tuy nhiên, bé được 2 tháng tuổi đã có thể cảm nhận được độ cứng, mềm và phân biệt rõ ràng được ti mẹ và ti giả.

Có thể bạn quan tâm: Bí ẩn bé bú sữa mẹ chậm tăng cân – Mẹ có nên ngừng cho trẻ bú sữa mẹ

Thời điểm cho bé tập bú bình không nên quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm này để bé không bị thiên quá về bất kỳ hình thức “bú ty” nào.

Trong giai đoạn này, mẹ có thể luân phiên cho bé bú bình và bú bầu vú mẹ. Cho bé bú bình với sữa công thức hoặc với sữa mẹ vắt ra bình, tùy mẹ lựa chọn.

Điều này phụ thuộc vào quan điểm nuôi con, lượng sữa của mẹ hay nhu cầu của bé…Mẹ cần cân nhắc, và điều chỉnh hợp lý sao cho bé tập bú bình mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Trên thực tế, mỗi bé sẽ có thời điểm tiếp nhận bú bình khác nhau. Mẹ cần theo dõi biểu hiện, sở thích của bé… Từ đó, tìm ra cách cho bé bú bình hiệu quả nhất.

Có bé dễ chỉ cần tập 1 đến 2 lần là thành công, cũng có bé phải mất rất nhiều thời gian mới có thể làm quen với việc bú bình. Vì thế mẹ hãy kiên trì cho bé tập bú bình vì lợi ích vàng của hai mẹ con.

Có thể bạn quan tâm: Bí kíp giúp bạn nhận biết trẻ đã bú đủ sữa hay chưa
Cách cho trẻ bú bình an toàn

Cho trẻ tập bú bình là cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

2Tại sao cần tập cho bé bú bình từ sớm?

Dù biết rằng, nguồn dinh dưỡng nuôi con từ sữa mẹ luôn là tốt nhất. Nhưng thực tế, có rất nhiều lý do bất đắc dĩ khiến mẹ không thể nuôi con trực tiếp bằng bầu vú của mình. Chính vì thế mà việc cho con tập bú bình là phương án tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho con.

Mẹ tập cho bé bú bình trong trường hợp:

  • Với những trẻ sinh non có thể trạng yếu kém so với tuổi thai cần được bổ sung dinh dưỡng qua hình thức bú bình trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đối với những trẻ có chỉ số hàm lượng đường trong máu thấp, mẹ cần bổ sung calo cho con bằng cách cho trẻ bú bình.
  • Sau sinh, mẹ chưa có sữa luôn, trẻ sơ sinh cần được cung cấp dinh dưỡng với sữa công thức bằng cách cho trẻ bú bình.
  • Với những trẻ có ngoại hình đặc biệt như sứt môi hở hàm ếch, khó nuốt, khó hút khi bú mẹ… sẽ được áp dụng hình thức bú bình để cung cấp dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Vì sao trẻ quấy khóc sau khi bú

3Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ bú bình?

Để đảm bảo cho bé bú bình hiệu quả nhất mẹ cần làm những điều sau:

Tiệt trùng bình sữa

Để đảm bảo vệ sinh trong cách cho trẻ bú bình thì việc tiệt trùng núm vú và bình sữa cần được chú trọng đầu tiên. Với những mẹ vắt sữa cho bé uống thì những dụng cụ, máy móc dùng để vắt và hút sữa cần được đảm bảo tiệt trùng trước và sau khi hút.

Bên cạnh đó, mẹ nhớ kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho con bú.

Kiểm tra dòng chảy của núm ti

Trước khi tiến hành pha sữa, hút sữa mẹ cần rửa tay sạch sẽ. Tiếp đó, kiểm tra dòng chảy của núm ti xem có bị tắc không? Hay dòng chảy có quá mạnh hay quá chậm không?

Mẹ kiểm tra bằng cách dốc ngược bình sữa với nhiệt độ phòng. Mẹ quan sát xem sữa có nhỏ giọt đều đặn không. Nếu phải lắc mạnh bình thì sữa mới chảy, lúc này dòng chảy quá chậm hoặc bị tắc. Mẹ nên tiến hành thông dòng chảy hoặc thay núm ti mới.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao trẻ sơ sinh lười bú? Mách mẹ cách giúp con bú giỏi, tăng cân khỏe mạnh

Việc chọn núm ti khá quan trọng. Bởi ở mỗi giai đoạn, độ rộng của miệng, tốc độ hút sữa lại khác nhau. Chính vì thế mẹ cần chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thông thường có 3 kích thước núm ti phù hợp với từng độ tuổi như sau:

  • Núm ti size S dành cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.
  • Núm ti size M dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi.
  • Núm ti size L dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Lưu ý: Núm ti có thiết kế dạng vết cắt hình chữ thập sẽ giúp trẻ bú hiệu quả nhất. Nguyên lý hoạt động của núm ti hình dạng này là chỉ chảy sữa ra khi có lực hút của trẻ.

Kiểm tra nhiệt độ sữa

Cuối cùng, mẹ đừng quên kiểm tra nhiệt độ sữa để con bú không bị bỏng, đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ hãy tiến hành kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay. Sữa có nhiệt độ âm ấm cho bé bú là phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu là tốt nhất?
Cách cho trẻ bú bình hiệu quả

Cha mẹ luôn luôn vệ sinh tay và bình sữa trước khi pha sữa cho bé

4Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình không bị sặc

Với những trường hợp trẻ bú bình bị sặc, nguyên nhân chủ yếu là do mẹ chưa biết cách cho trẻ bú bình. Để tránh trường hợp sữa bị trớ lên mũi trong và sau khi bú bình, mẹ cần nắm rõ những mẹo nhỏ sau:

Cho bé bú bình đúng tư thế

Để trẻ uống sữa một cách dễ dàng mà không bị trào ngược, sặc sữa lên mũi… mẹ cần bế bé đúng tư thế khi bú bình. Tư thế mẹ bế bé chuẩn nhất, tránh bị sặc là đặt đầu bé ở vị trí cao hơn so với phần thân ( tính từ cổ đến chân).

Cách cho bé bú bình chuẩn nhất là sau khi bé bú xong, mẹ giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực bé áp vào 1 bên ngực mẹ, mặt bé kề lên hõm vai mẹ. Tiếp đó, mẹ vỗ nhẹ lưng bé giúp bé ợ hơi.

Để đảm bảo bé không bị trớ, mẹ giữ nguyên tư thế bế đứng bé một lúc rồi sau đó mới nhẹ nhàng đặt bé xuống. Mẹ cần lưu ý, trong lúc áp dụng cách cho bé bú bình, mẹ không nên trò chuyện hay đùa giỡn, rung lắc bé quá mạnh để bé tập trung uống sữa an toàn.

Có thể bạn quan tâm: Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ như thế nào là bất thường?

Tập bé bú bình theo nhịp

Bên cạnh, cho trẻ bú bình đúng tư thế thì việc tập bú bình theo nhịp cũng là một cách giúp trẻ chống sặc sữa rất tốt. Cách cho trẻ bú bình theo nhịp cũng tương tự như khi trẻ bú trực tiếp bầu vú mẹ.

Thời gian bú thường diễn ra trong vòng 20 phút. Cách bú này giúp kiểm soát dòng chảy sữa tốt hơn nhờ tư thế trẻ được bế ngồi và bình sữa được đặt ngang, song song với mặt đất.

Đặc biệt, trong cách cho trẻ bú bình theo nhịp thường có khoảng thời gian nghỉ. Như thế, trẻ sẽ không cảm thấy bị ngấy khi uống sữa. Cách cho trẻ bú bình theo nhịp được tiến hành như sau:

  • Bé được đặt theo tư thế ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, mẹ dùng tay trái để đỡ và cố định đầu bé.
  • Mẹ dùng tay phải giữ bình sữa theo chiều ngang, từ từ đặt núm vú bình sữa vào miệng bé kết hợp cọ nhẹ lên môi, kích thích mở miệng bé.
  • Mẹ dùng lực nhẹ để trượt núm vú bình sữa vào miệng bé. Khi miệng con đã bắt đầu vú và bú mẹ cố định bình sữa nằm ngang, song song với mặt đất.
  • Trong lúc bú bình, mẹ quan sát bé. Khi mẹ cảm thấy bé muốn nghỉ, mẹ từ từ hạ đáy bình xuống, lúc này núm vú chạm vào môi dưới của bé và dòng chảy sữa được khoá. Khi bé tiếp tục muốn bú mẹ lại từ từ điều chỉnh bình sữa nằm ngang như lúc đầu.

Quá trình này được lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi nhịp bú,mẹ có thể nhẹ nhàng xoa lưng để bé ợ hơi. Hoặc luân phiên đổi bên để tránh mỏi tay và tập cho bé bú thuận cả hai bên.

Giữ bình sữa cho bé bú và quan sát bé

Rất nhiều mẹ dùng sự hỗ trợ của vật dụng khác để giúp bé bú bình, mẹ rảnh tay. Hoặc nhiều bé tập bú bình thành thói quen và có thể tự cầm bình bú.

Tuy nhiên, thói quen này rất dễ gây nguy hiểm cho bé. Bởi mẹ chỉ lơ là một chút thôi cũng có thể xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến trẻ bị sặc sữa. Mẹ cần giữ bình cho bé bú và quan sát những biểu hiện của bé khi bú bình để có thể kịp thời xử lý các tình huống.

Bên cạnh đó, đây cũng là lúc mẹ tìm hiểu được thói quen sở thích của trẻ, giúp sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé thêm gắn kết.

Cách cho trẻ bú bình hiệu quả

Cha mẹ luôn luôn vệ sinh tay và bình sữa trước khi pha sữa cho bé

Có thể bạn quan tâm:Tại sao trẻ lại bị ọc sữa và cha mẹ phải làm sao trong tình huống này?

5Nguy sơ tiềm ẩn khi cho trẻ bú bình sai cách

Cho bé tập bú bình mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Điều này không chỉ giúp bé có thể tiếp nhận nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau mà không cần phụ thuộc vào bầu vú mẹ.

Bên cạnh đó còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe. Nhưng thực tế, rất nhiều phụ huynh không nắm rõ cách cho trẻ bú bình khiến bé gặp khó khăn và nguy hại.

Với những mẹ cho trẻ bú bình sai cách rất hay gặp phải tình huống trẻ bị đầy hơi, sặc sữa, trớ sữa ra ngoài… Cách đặt bình sữa sai dễ dẫn đến không khí chui vào theo lực hút khiến bé bị đầy hơi chướng bụng. Mẹ bế bé sai tư thế sẽ khiến bé khó bú, khó nuốt, dễ bị sặc sữa.

Ngoài ra, khi bé quấy khóc, nhiều mẹ hiểu nhầm là bé đang đói nên nhanh chóng cho bé bú bình. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho bé. Lúc bé khóc mẹ sẽ rất khó để cho bé bú bình chuẩn.

Hơn nữa, lúc bé quấy khóc mà mẹ cố tình cho bé bú bình dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa bởi lúc này miệng bé chưa chuẩn bị cho việc mút và nuốt. Chính vì thế mẹ cần bình tĩnh dỗ bé nín hẳn cho cho bé bú bình khi bé có nhu cầu.

Mỗi đứa trẻ ở từng giai đoạn sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Cha mẹ không nên dựa vào tâm lý “sợ con đói” mà tự ý tăng chỉnh liều lượng sữa của bé. Chính vì cha mẹ cho bé bú quá no sẽ dẫn đến tình trạng “ngán sữa” của trẻ hay trẻ bị khó chịu… làm cản trở việc tập bú bình.

Mẹ cần căn chỉnh lượng sữa theo nhu cầu của bé, từ đó tạo tiền đề cho trẻ thích bú bình, mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều.

Cách cho trẻ bú bình hay

Cha mẹ cần thực hiện những kỹ năng giúp cho trẻ bú bình đúng cách

6Một số lưu ý để bé bú bình hiệu quả và an toàn

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ tập cho bé bú bình hiệu quả an toàn:

Trong lúc trẻ bú bình luôn giữ núm ty đầy sữa

Để đảm bảo bé không bị sặc sữa, không nuốt phải không khí, mẹ cần giữ núm vú cao su luôn đầy sữa trong lúc bé bú bình. Mẹ đặt bình ở tư thế hơi nghiêng, duy trì lượng sữa đầy núm ty ổn định.

Khi núm vú bị bẹp, mẹ hãy nhẹ nhàng dùng ngón tay chọc nhẹ vào góc miệng bé để bé tiếp tục bú.

Cho bé bú tùy theo nhu cầu

Mỗi em bé có thể trạng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy mà khi bú bình, các bé cũng có khả năng tiếp nhận không giống nhau. Theo nghiên cứu chủng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ( dưới 3 tháng tuổi) cần đến 150ml sữa cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Một số bé lại có nhu cầu nhiều hơn thế mới đủ no. Mẹ cần quan sát, theo dõi để nắm được nhu cầu và sở thích của con để điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, khi trẻ đã bú đủ, mẹ không nên cố ép bé bú quá no.

Kết thúc bú bình không quên vỗ ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi là việc không thể thiếu sau mỗi lần bé bú bình xong. Lúc này mẹ cần bế bé thẳng lưng, ngực bé áp vào lòng mẹ, đầu tựa vai, mẹ dùng lực nhẹ nhàng vỗ lưng giúp bé ợ hơi. Sau đó mẹ giữ nguyên tư thế bế bé thẳng lưng một lúc rồi mới từ từ đặt con nằm xuống. Tư thế tốt nhất là để bé nằm nghiêng bên trái, đầu kê gối cao hơn chút trong vòng 15 phút.

Lựa chọn bình bú đảm bảo chất lượng

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, trên thị trường cung cấp rất liều loại bình sữa và núm ty có chất lượng, kiểu dáng khác nhau. Bố mẹ nên chọn bình sữa tiệt trùng, cấu tạo hình dáng dễ vệ sinh, chất liệu an toàn với sức khoẻ và chất lượng đảm bảo tốt nhất cho bé.

Xem thêm:

  • Bí kíp giúp bạn nhận biết trẻ đã bú đủ sữa hay chưa. Tham khảo ngay!
  • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ: Biện pháp ngăn ngừa nôn trớ hiệu quả giúp bé ăn no không lo bị trớ. Xem ngay!
  • Thực hư việc trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ – Mẹ nên ăn gì khi nuôi con bằng sữa mẹ. Đọc ngay!

7 Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Qua bài chia sẻ, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng cha mẹ phần nào có thêm kiến thức để tự tin nuôi dạy trẻ. Bố mẹ nhớ theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để không bỏ lỡ bài chia sẻ hữu ích nào.

Huyền Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn và hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *