Quá quen thuộc với hương vị lạp xưởng của miền Nam, vậy bạn đã từng dùng thử lạp xưởng của phía Bắc chưa? Nếu chưa thì cùng học với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cách làm lạp xưởng Lạng Sơn chuẩn vị, cả nhà tấm tắc khen ngon ở bài viết này nhé.
Chế biến
1 ngàyChuẩn bị
1 tiếngDành cho
3-4 người
Lạp xưởng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được làm từ thịt heo. Đây cũng là món ăn được nhiều người yêu thích của người miền Nam và thường được sử dụng nhiều vào trong những dịp Tết. Đối với miền Bắc thì họ cũng có món lạp xưởng, đặc biệt là lạp xưởng của Lạng Sơn. Món ăn này của 2 vùng miền là đều có cùng nguyên liệu chính là thịt heo, tuy nhiên lạp xưởng Lạng Sơn sẽ có nhiều điểm khác biệt cụ thể đó là thịt ướp với gừng núi, lạp xưởng làm xong thì mang đi hun khói, còn lạp xưởng của người miền Nam thường dùng rượu mai quế lộ và làm xong sẽ đem phơi trực tiếp dưới nắng mặt Trời.
Cách làm món này cũng khá giống với cách làm của người miền Nam, cùng tham khảo cách thực hiện ngay nhé.
Tham khảo thêm: Cách làm lạp xưởng mai quế lộ đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- 3kg thịt heo
- 1kg mỡ heo
- 0,5 lít rượu trắng
- Lòng non
- Gừng, tiêu
- Gia vị: muối, đường, hạt tiêu,…
Cách thực hiện
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Thịt và mỡ heo rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ, gừng cạo vỏ và băm nhuyễn, lòng heo non thì rửa sạch với nước và gỡ bỏ hết phần mỡ dính ở thành ruột cả trong lẫn ngoài, rồi dùng đũa tướt sạch phần chất nhầy trong ruột sau đó rửa với muối cho sạch hẳn và để ráo nước.
Bước 2 Ướp thịt
Cho các gia vị đường, muối, hạt tiêu, rượu trắng và gừng băm nhuyễn vào sau đó trộn đều lên và ướp khoảng 30 – 1 tiếng cho thịt thấm vị.
Bước 3 Dồn thịt
Trước tiên, bạn cột một đầu của lòng heo lại và dùng một đoạn ống hay phễu luồn vào một đầu lòng non để dồn thịt vào được dễ dàng hơn. Việc còn lại chỉ dồn thịt cho thật chặt đến hết đoạn lòng thì cột chặt đầu còn lại. Sau đó, bạn dùng từng đoạn dây tép ngắn cột ngang để phân đoạn lạp xưởng theo kích thước bạn muốn (thông thường từ 15 đến 20cm). Cuối cùng là dùng kim châm vào mỗi đoạn lạp xưởng để thoát hơi và thịt được chặt hơn.
Bước 4 Hun khói lạp xưởng
Hun khói chính là sự khác biệt của lạp xưởng Lạng Sơn với lạp xưởng của miền Nam.
Bạn sử dụng các cây tre hay ống nước để tạo thành một cái giá phơi cách sàn bếp khoảng 1,5m, tiếp theo bạn lấy một chiếc chậu nhôm cũ cho than vào và nhóm lửa để làm bếp than và cho bã mía lên bếp than. Sau đó, bạn treo lạp xưởng lên giá bắt đầu hun khói, để lạp xưởng được ngon thì hun khói đến khi lạp xưởng chuyển qua màu đỏ thẫm hay màu mận chín ( 3 hay 4 ngày) và phơi nắng nhẹ thêm 1 – 2 ngày thì lạp xưởng sẽ săn và ngon nhất.
Thành phẩm
Lạp xưởng Lạng Sơn có hơi cầu kỳ tuy nhiên sẽ mang đến cho bạn hương vị đặc trưng của khu vực này đó nhé. Lạp xưởng sau khi hoàn thành thì bạn có thể chế biến món ăn bạn yêu thích, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được mùi khói đặc trưng của món lạp xưởng gác bếp đó nhé.
Để dùng được lâu và không bị chua thì bạn có thể bảo quản lạp xưởng bằng những cách sau đây: Hút chân không lạp xưởng hoặc cho vào hộp nhựa bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và treo lạp xưởng ở nơi thoáng mát.
>> Cách hút chân không thực phẩm, giữ rau tươi cả tuần không héo úng mà không cần dùng máy
Như vậy, qua bài viết hướng dẫn của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thì bạn có thể làm được món lạp xưởng Lạng Sơn chuẩn vị mà không cần phải đến khu vực đó rồi nhé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách tự làm lạp xưởng đón Tết chỉ bằng vài bước đơn giản để làm tại nhà. Chúc bạn thành công!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn