Việc bảo trì bảo dưỡng máy may là một việc làm cần thiết để có thể vừa tiết kiệm ngân sách và còn đảm bảo máy duy trì độ bền cao, hoạt động được lâu dài. Hãy để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giúp bạn vệ sinh, bảo quản máy may gia đình nhé!
1 Ý nghĩa của việc vệ sinh và bảo quản máy may
– Nâng cao được độ bền của máy may: Việc kiểm tra, sửa lỗi cũng như là lau chùi thường xuyên sẽ giúp cho máy sẽ luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
– Tiết kiệm điện năng: Đảm bảo cho máy hoạt động được ở điều kiện tốt nhất, máy sẽ không bị hoạt động quá tải dẫn đến tiêu thụ nhiều điện năng hơn và điều này giúp máy may tiết kiệm được một khoản tương đối lớn.
– Tiết kiệm chi phí sửa máy may: Ngoài việc tiêu tốn điện năng thì bụi bẩn trong máy may sẽ làm ảnh hưởng tới tất cả những bộ phận khác của máy, lâu ngày máy may sẽ hư hỏng và bạn phải tốn một khoản phí để thay thế linh kiện hoặc sửa chữa.
– Hạn chế những rủi ro: Việc sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng như chập điện, cháy nổ…
2 Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản máy may đơn giản và hiệu quả
Hướng dẫn cách vệ sinh máy may
– Bước 1: Ngắt nguồn điện máy may trước khi vệ sinh
Phải đảm bảo tuyệt đối là máy may của bạn đã được ngắt nguồn trước khi vệ sinh. Việc vệ sinh trong khi còn cắm nguồn điện sẽ rất nguy hiểm vì máy may có rất nhiều chi tiết được làm bằng kim loại.
– Bước 2: Lần lượt tháo các bộ phận trên máy may theo trình tự
+ Tháo chân vịt
Sau khi đã ngắt nguồn điện thì nâng cần điều chỉnh chân vịt lên. Sau đó nâng kim lên bằng cách xoáy bánh đà ngược chiều kim đồng hồ sao cho đường đánh dấu trên bánh đà hướng lên trên. Tháo chân vịt bằng cách kéo thẳng xuống.
+ Tháo kim
Tay trái giữ kim, tay phải dùng tua vít để mở ốc cố định kim theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để tháo kim ra ngoài.
+ Tháo tấm kim và lấy ổ chao ra
Tháo tấm kim ra ngoài trước sau đó tháo ốc trên máy bằng tua vít. Nhẹ nhàng lấy ổ chao ra để không bị ảnh hưởng các chi tiết khác của máy.
– Bước 3: Vệ sinh máy may
Dùng bàn lông chải nhỏ phủi bụi và bụi vải cho ổ chao, phần đĩa bên dưới ổ chao và các chi tiết máy khác.
– Bước 4: Tra dầu cho máy may
Sau khi vệ sinh xong sẽ tra dầu vô và bấm nút cho máy vận hành một thời gian ngắn để dầu có thể tới được các bộ phận khác giúp bộ máy hoạt động trơn tru hơn.
– Bước 5: Lắp tất cả các bộ phận đã tháo
Lắp lại tất cả các bộ phận đã tháo.theo đúng thứ tự đã tháo. Lưu ý cần kiểm tra kĩ trước khi mở máy lên lại vì có thể xảy ra tình trạng lật cổ, rối chỉ dẫn đến hư ổ chao.
– Bước 6: Làm sạch giường máy và khu vực làm việc
Làm sạch giường máy và khu vực làm việc bằng vải mềm sạch. Không sử dụng lại vải đã dùng ở các bước trước và phải sử dụng loại vải ít có xơ vải để tránh xơ vải còn mắc lại lúc vệ sinh máy may.
Hướng dẫn cách bảo quản máy may
– Phủ khăn cho máy khi không sử dụng
Khi bạn không làm việc với máy nữa thì nên phủ khăn cho máy để tránh bụi bặm cũng như bụi vải. Trong ngăn kéo nên để một cái giẻ lau mềm và một chai dầu riêng cho máy.
– Tra dầu cho máy thường xuyên
Tra dầu máy định kỳ khoảng một tuần tra dầu vào máy một lần, sau khi vệ sinh lau hết các bụi chỉ có trong các bộ phận máy, nhất là ổ chao, bộ phận đẩy vải răng cưa…bạn chỉ cần nhỏ mỗi nơi 1 giọt dầu là đủ.
– Trường hợp trong thời gian dài không sử dụng, cho máy hoạt động 10 – 15 phút/lần sau khoảng thời gian 1 – 2 tháng
Máy may nếu không được sử dụng thường xuyên sẽ xảy ra rất nhiều lỗi và các chi tiết máy cũng sẽ bị rỉ sét ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng may của máy. Vì vậy nên cho máy hoạt động một thời gian sau khi bạn đã không sử dụng trong một thời gian dài.
3Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản máy may
– Trước khi tra dầu vào máy may bạn cần lấy khăn sạch lau chùi các chỗ tra dầu để tránh bụi bẩn có thể theo dầu vào máy.
– Sau khi tra dầu thì cần lau chùi sạch dầu vương vãi để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
– Sau khi tra dầu, đạp cho máy chạy vòng để dầu thấm đều vào các khớp trục quay.
– Mỗi năm nên chùi máy với dầu lửa ít nhất một lần, máy sẽ được bền hơn cũng như sẽ giảm khả năng bị ăn mòn rất nhiều.
- Máy may cơ là gì? Ưu nhược điểm của máy may cơ
- Tốc độ máy may là gì? Chọn máy may có tốc độ như thế nào?
- Các chế độ may thường dùng trên máy may
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được cách vệ sinh, bảo quản máy may gia đình.
Nếu có bất kỳ thắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 18001061 để được hỗ trợ nhé!