Trong quá trình sử dụng máy tính, laptop nếu nhiệt độ của CPU, VGA hay ổ cứng thường xuyên ở trạng thái tăng cao sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị. Tham khảo ngay bài viết dưới đây sẽ để biết cách kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính và nhiệt độ laptop chi tiết nhé!
Xem ngay các sản phẩm giá đỡ điện thoại, laptop đang giảm giá SỐC
- Khi máy tính, laptop hoạt động trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiệt độ laptop, CPU hay các bộ phận khác trong máy tăng cao gây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị.
- Đối với CPU, nhiệt độ hoạt động phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ C. Trường hợp dưới 70 độ C nằm trong mức tạm ổn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ CPU trên 70 độ C, bạn cần kiểm tra lại máy tính để giúp máy hạ nhiệt.
- Nhiệt độ ổ cứng sẽ khoảng dưới 50 độ C. Còn với card màn hình sẽ trong khoảng 70 đến 80 độ C.
1 Kiểm tra bằng cảm quan
Cách nhận biết nhiệt độ máy tính, laptop đơn giản nhất là đặt tay lên bàn phím để cảm nhận nhiệt độ của máy có bình thường hay không, cùng lúc đó nếu các thao tác xử lý chương trình của máy chậm hơn trước là dấu hiệu cho thấy máy của bạn cần được hạ nhiệt.
Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chủ quan, để biết chính xác hơn về nhiệt độ của máy bạn nên kiểm tra nhiệt độ laptop, CPU bằng phần mềm ngoài hoặc công cụ có sẵn.
2 Kiểm tra trong BIOS
BIOS được viết tắt từ cụm từ Basic Input/Output System, là một hệ thống giúp người dùng kiểm soát tính năng cơ bản của máy tính như kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím,…), khởi động hệ điều hành,…
Để truy cập vào BIOS, đầu tiên bạn phải restart lại máy. Trên màn hình sẽ xuất hiện logo nhà sản xuất, ngay lập tức bạn bấm các phím chức năng tương ứng. Bài hướng dẫn được thực hiện trên laptop ASUS sẽ có phím chức năng là ESC. Sau đó màn hình sẽ hiển thị nhiệt độ CPU của máy trong mục Temperature.
Tùy vào các dòng máy khác nhau sẽ có phím chức năng riêng, bạn có thể xem chi tiết tại đây.
3 Kiểm tra bằng phần mềm
CPUID HWMonitor
- Nhà phát hành: CPUID
- Nền tảng: Windows XP/Vista/7/8/10
- Link tải về cho Windows
- Dung lượng: 1.2 MB
- Miễn phí
CPUID HWMonitor là phần mềm sử dụng công nghệ mới nhất giúp bạn theo dõi trạng thái của phần cứng trong máy tính của mình một cách dễ dàng.
CPUID HWMonitor giúp bạn tìm hiểu tất cả thông tin của phần cứng từ CPU, ổ cứng, bộ nhớ và nhiều phần cứng được cài đặt khác, đồng thời nó cũng hỗ trợ cho nhiều card đồ họa, âm thanh và bộ vi xử lý.
Đặc điểm nổi bật:
- Phần mềm nhẹ, giao diện đơn giản dễ sử dụng.
- Công cụ giám sát phần cứng PC mạnh mẽ, miễn phí.
- Cập nhật dữ liệu trong thời gian thực.
- Có thể đọc cảm biến nhiệt lõi CPU hiện đại.
- Hiển thị nhiệt độ, sự chú ý, tốc độ,… chi tiết.
Core Temp
- Nhà phát hành: Arthur Liberman
- Nền tảng: Windows 2K/XP/Vista/Vista 64 bit /7/7 64 bit /8/8 64 bit
- Link tải về cho Windows
- Dung lượng: 1.2 MB
- Miễn phí
Core Temp là phần mềm giúp bạn kiểm tra chi tiết những thông tin về CPU, thông số Mainboard, nhiệt độ hoạt động của từng vi xử lý,… của máy tính và laptop.
Core Temp được sử dụng với hầu hết các CPU của AMD và Intel hiện nay giúp bạn kiểm soát được nhiệt độ tăng lên quá cao của máy để có những biện pháp xử lý kịp thời và giảm tải các chương trình đang hoạt động.
Đặc điểm nổi bật:
- Theo dõi nhiệt độ CPU và phát tín hiệu cảnh báo khi nhiệt độ tăng lên quá cao.
- Ghi lại sự biến thiên nhiệt độ CPU.
- Người dùng có thể biết được sự thay đổi nhiệt độ khi hoạt động của từng nhân xử lý.
- Hiển thị chi tiết những thông số đo nhiệt độ máy tính quan trọng.
- Đăng nhập để xem nhiệt độ của CPU tại bất kỳ thời điểm nào.
.
SpeedFan
- Nhà phát hành: Almico Software
- Nền tảng: Windows
- Link tải về cho Windows
- Dung lượng: 2.9 MB
- Miễn phí
SpeedFan là phần mềm cho phép bạn điều chỉnh tốc độ của quạt hệ thống bằng cách giao tiếp với chip điều khiển, theo dõi điện áp, tốc độ quạt và nhiệt độ hoạt động của CPU, VGA, ổ cứng máy tính.
Ngoài ra, người dùng còn có thể theo dõi và kiểm soát điện áp, tần số và dung lượng RAM, độ bền của ổ cứng HDD.
Đặc điểm nổi bật:
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
- Theo dõi điện áp, tốc độ quạt và nhiệt độ máy tính.
- Kiểm tra nhiệt độ CPU, RAM, ổ cứng HDD & SSD.
- Kiểm soát tình trạng quá nhiệt, cảnh báo khi máy tính đạt nhiệt độ cao.
- Tính năng phân tích được độ bền của ổ cứng.
Real Temp
- Nhà phát hành: Kevin Glynn
- Nền tảng: Windows 2K/XP/2003/Vista/XP/7
- Link tải về cho Windows
- Dung lượng: 323 KB
- Miễn phí
Real Temp thường được sử dụng để theo dõi và phân tích nhiệt độ từ các loại chip của bộ vi xử lý Intel miễn phí, không những phần mềm này hiển thị nhiệt độ dưới dạng độ C mà còn hiển thị khoảng cách TJMax đơn vị đại diện cho nhiệt độ tối đa của độ an toàn bộ vi xử lý).
Real Temp còn cập nhật nhiệt độ thấp nhất theo thời gian thực kể từ khi bạn bắt đầu bật máy tính, laptop và tự động đóng các ứng dụng nếu nhiệt độ máy bạn đang ở trạng thái tăng cao.
Đặc điểm nổi bật:
- Kiểm tra các thông tin nhiệt độ từ các bộ vi xử lý Intel Core.
- Giữ ổn định nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho hệ thống.
- Hiển thị các thông tin nhanh, chính xác.
- Tự động đóng lại các ứng dụng đang được mở khi máy tính ở nhiệt độ cao.
CPU-Z
- Nhà phát hành: CPUID
- Nền tảng: Windows XP/Vista/7/8/8.1/10 và Android
- Link tải về cho Windows, Android
- Dung lượng: 1.7 MB
- Miễn phí
CPU Z là phần mềm hiển thị đầy đủ những thông tin cơ bản của phần cứng máy tính, laptop như thẻ CPU, Cache, Mainboard, Memory và Graphics.
CPU Z có giao diện đơn giản, giúp bạn nắm rõ tình trạng hoạt động và sức khỏe của hệ thống, kiểm tra và hiển thị các số liệu đo lường trong thời gian thực về tần số hoạt động, tần số bộ nhớ của từng nhân.
Đặc điểm nổi bật:
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng.
- Sử dụng được trên Windows và Android.
- Hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết.
- Kiểm tra thông tin phần cứng rất nhanh chóng.
- Phần mềm có thể kiểm tra bản Update cho BIOS, Drivers.
Xem thêm:
- 3 cách kiểm tra máy tính, laptop dùng ổ SSD hay HDD chuẩn xác nhất.
- Hướng dẫn kiểm tra tốc độ CPU máy tính/laptop của bạn trên Windows 10.
- Hướng dẫn kiểm tra tình trạng ổ cứng HDD máy tính bằng 2 cách đơn giản.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính, laptop. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ máy tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!