Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ, chóng lành vết mổ

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ, chóng lành vết mổ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẹ sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hồi phục hơn sinh thường. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ để mẹ nhanh lấy lại sức khoẻ nhé!

1Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ

Trong tuần đầu tiên sau sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh sẽ chăm sóc và vệ sinh vết mổ. Đồng thời, các thuốc giảm đau, kháng sinh co hồi tử cung,… được sử dụng để tránh các biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra đối với mẹ. Những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.

Ngày thứ 3, có thể mở băng trên vết mổ và để khô vết thương. Mẹ lưu ý không để nước thấm ướt vùng vết mổ. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ sau 5 ngày nếu sinh mổ lần đầu tiên và sau 7 – 8 ngày nếu mổ lại lần thứ hai trở lên. Nếu các mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ.

Thời gian này lên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết thương bị ướt, không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

Các bà mẹ không được ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ mà chỉ uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Tới khi bắt đầu “xì hơi” được mới ăn thức ăn đặc. Mẹ không nên dùng nhiều đường bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây tình trạng táo bón, đầy hơi. Tình trạng này thường vẫn tồn tại sau mổ từ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Vì thế, nên uống nhiều nước.

Từ ngày thứ 2 trở đi, các mẹ có thể ăn uống như bình thường. Cần tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho con bú. Mẹ cũng nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng từ thịt, cá, rau củ nấu chin. Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm đầy vết thương nhanh như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,… Lưu ý là mẹ không nên dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy hoặc dị ứng.

Vận động và nghỉ ngơi

Việc vận động sau sinh có thể khiến các bà mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà nằm mãi trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, mẹ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động và đi bộ ngắn sẽ giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn. Đồng thời, giảm các nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,…

Tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Nhưng nếu mẹ sinh mổ thì sẽ cần 4 – 6 tuần sau sinh để phục hồi rồi mới tập luyện trở lại.

Cho con bú

Sau khi sinh mẹ cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt. Vì lúc này, sữa non có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đề kháng cho sự phát triển tốt và tăng cường miễn dịch ở trẻ.

Cho trẻ bú sau sinh càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: freepik

Cho trẻ bú sau sinh càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: freepik

Vấn đề vệ sinh

  • Mẹ nên rửa mặt, súc miệng và chải răngmỗi ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Đi tiểu trong ngày đầu có thể dùng bô, những ngày sau có thể vào nhà vệ sinh.
  • Vệ sinh thân thể bằng nước ấm sạch và lau khô người.
  • Tránh làm ướt vết mổ.
  • Sang tuần thứ hai có thể tắm rửa bình thường nhưng không chà xát mạnh lên vết mổ.

2Hướng dẫn cách vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà

Trong thời gian ở bệnh viện, vết mổ của mẹ sẽ được các điều dưỡng chăm sóc, vệ sinh hàng ngày. Nhưng ngay sau khi về nhà, mẹ sẽ cần tiếp tục vệ sinh vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng. Để vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà, các mẹ cần chuẩn bị:

  • Bông băng
  • Dung dịch betadine 10%
  • Găng tay y tế

Các bước vệ sinh vết mổ:

  • Trước khi vệ sinh vết mổ các mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà bông. Mở gói bông, rót trực tiếp betadine vào bông gạc. Sau đó, đeo găng tay sạch và dùng tay cầm trực tiếp miếng gạc để sát trùng vết mổ. Chú ý, ngón tay chỉ cầm vào một góc miếng bông gạc.
  • Dùng miếng bông đầu tiên sát khuẩn trực tiếp lên vết mổ. Kéo dần dần từ mép của vết mổ bên này sang mép vết mổ bên kia theo một chiều, không di lại.
  • Tiếp theo, sát khuẩn vị trí mép trên của vết mổ. Miếng bông tiếp theo sát khuẩn mép dưới của vết mổ. Nếu những miếng bông gòn cuối không thấm đủ betadine, mẹ sẽ rót thêm để đảm bảo miếng bông gạc cuối cùng thấm đẫm betadine, tạo thành màng phủ lên vết mổ.
  • Mẹ có thể lặp lại một hai lần như thế đến khi vết mổ thật sạch.

Mẹ chú ý cần vệ sinh vết mổ từ 7 – 10 ngày. Sau ngày thứ 10 thì không cần dùng betadine để vệ sinh vết mổ nữa, chỉ cần thấm khô bằng khăn sạch sau khi tắm xong. Bởi thời gian này viết mổ đang lên tổ chức hạt để liền sẹo. Nếu dùng betadine kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc liền sẹo. Nếu có chỉ định bôi kem chống sẹo của bác sĩ thì chờ betadine khô trong vòng 3 – 5 phút rồi mới bôi kem và mặc quần áo bình thường.

Vệ sinh vết mổ đúng cách. Nguồn ảnh: freepik

Vệ sinh vết mổ đúng cách. Nguồn ảnh: freepik

Trong quá trình chăm sóc vết mổ, các mẹ cần chú ý:

  • Nếu vết mổ sưng nề, tấy đỏ, chảy dịch, máu, mủ,… hoặc có hiện tượng sốt, các mẹ cần phải khám lại ngay hoặc liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị.

Vệ sinh vết mổ tại nhà hết sức quan trọng. Nếu như vệ sinh không đúng cách thì có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thậm chí, cơ thể mẹ sẽ khó tiết sữa và mẹ cũng không còn nhiều thời gian cho em bé. Hơn thế, vết mổ bị nhiễm trùng có thể khiến mẹ phải quay trở lại bệnh viện để điều trị, làm hao tốn tiền bạc cũng như thời gian.

3Mẹ sau sinh mổ cần ăn uống như thế nào?

Sinh mổ được coi là một ca đại phẫu thuật đối với người phụ nữ. Sau sinh mổ, cơ thể người mẹ sẽ rất yếu, cần chế độ chăm sóc đặc biệt và quan trọng là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý.

4Mẹ sau sinh mổ cần kiêng ăn những gì?

Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng, khả năng tiêu hóa kém. Vì thế nếu ăn nhiều loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón ,gây khó khăn cho việc phục hồi sức khỏe.

Vì thế, sản phụ sau sinh mổ cần hạn chế những loại thức ăn dưới đây:

  • Các đồ ăn có tính hàn như cua, ốc, rau đay,… Cơ thể sản phụ sau khi sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ máu khiến vết mổ lâu lành
  • Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành vết sẹo, tạo mủ hay gây viêm vết mổ như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt gà,…
  • Các đồ ăn có sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn
  • Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như: da gà, da vịt, móng giò, thịt mỡ, đồ ăn xào, chiên, rán,…
  • Các loại đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt
  • Các loại đồ ăn thức uống có tính kích thích như cà phê, rượu, bia,…
  • Các thực phẩm tái sống như gỏi hay các loại rau sống
  • Nếu bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào thì mẹ không nên ăn ở giai đoạn này
  • Một số sản phụ bị chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn mặn

Bài viết liên quan: 6 mẹo đơn giản giúp phụ nữ tránh đầy hơi sau sinh

5Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ tốt nhất là có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sau:

  • Khoảng 6 giờ đầu sau sinh mổ, sản phụ nên uống nước lọc. Khi có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.
  • Sau khi sinh mổ khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ có thể bắt đầu ăn cơm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều.
  • Uống thật nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tránh bị táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng nên đa dạng thực phẩm, tránh tình trạng nhiều ngày ăn đi ăn lại một vài món. Nên ăn đầy đủ 4 nhóm chính gồm: chất đạm, tinh bột và đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày và thêm các món lợi sữa như: món giò hầm đu đủ, gà ác tiềm thuốc bắc,…
Chú ý ăn uống đủ chất sau sinh mổ. Nguồn ảnh: freepik

Chú ý ăn uống đủ chất sau sinh mổ. Nguồn ảnh: freepik

Một số món ăn được gợi ý rất tốt cho sức khỏe sản phụ sau sinh mổ:

  • Đường đỏ: có tính ôn, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa
  • Cá chép chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch
  • Các món nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ,…
  • Hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ngăn ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa,… Đặc biệt là nên ăn các loại hoa quả vị ngọt tính mát như chuối, quýt, bưởi ngọt,…

Ngoài ra, việc sinh mổ sẽ dùng đến kháng sinh. Điều này có thể làm cho sữa chậm và ít. Vì thế, chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ rất quan trọng. Điều này quyết định đến khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng chất lượng sữa cho trẻ.

Hi vọng những thông tin trên từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nguyễn Thị Thảo tổng hợp từ youtube

Xem thêm:

  • Chuyên gia lý giải đau lưng sau sinh mổ cho mẹ bỉm và gợi ý mẹo giúp giảm đau hữu hiệu
  • Các loại thực phẩm và đồ uống nên tránh khi mang thai
  • Sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không? Chuyên gia giải đáp lăn tăn cho mẹ bầu

1. Https://www.youtube.com/watch?V=tpzuanfuo5o

2. Https://www.youtube.com/watch?V=1uivjccvquk

3. Https://www.youtube.com/watch?V=dbns8d5n1ua

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ, chóng lành vết mổ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *