Khi sử dụng máy tính để bàn thường xuyên bạn sẽ gặp một vài lỗi cơ bản về CPU, trong đó có thể kể đến lỗi khi CPU quá nóng. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực hay sau đây nhé!
1Nguyên nhân dẫn đến CPU quá nóng
CPU chạy quá nhiều tác vụ nặng
CPU là một thiết bị quan trọng của máy tính, nó đảm nhận hầu như tất cả các tính năng và tác vụ của máy tính giúp duy trì hiệu quả hoạt động của máy tính. Nếu máy tính của bạn đang chạy quá nhiều tác vụ hoặc hoạt động thường xuyên thì CPU sẽ bị nóng lên do hoạt động với công suất lớn.
Lỗi phần mềm
Ngoài việc máy tính hoạt động hết công suất thì máy tính bị lỗi phần mềm cũng sẽ là nguyên nhân làm cho CPU bị nóng. Khi máy tính của bạn bị lỗi phần mềm thì màn hình máy tính sẽ bị treo hoặc tạm thời không sử dụng được, trong lúc đó CPU vẫn đang hoạt động với công suất rất lớn.
Quạt tản nhiệt bị bẩn
Quạt tản nhiệt có nhiệm vụ làm mát cho các linh kiện bên trong CPU khi hoạt động với công suất cao dẫn tới việc nhiệt lượng tỏa ra lớn. Nếu trường hợp quạt bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm cho khả năng tản nhiệt của quạt bị giảm đi rất nhiều và không đủ sức để làm mát bên trong CPU.
Keo tản nhiệt bị khô
Keo tản nhiệt cũng là một trong những bộ phận giữ vai trò tản nhiệt cho CPU của máy tính. Để keo tản nhiệt hoạt động tốt thì lượng keo trong keo tản nhiệt phải vừa đủ không bị quá khô. Nếu trường hợp keo tản nhiệt bị khô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tản nhiệt.
Thùng máy đặt ở nơi có nhiệt độ cao
Nếu các bộ phận tản nhiệt bên trong máy tính vẫn đang hoạt động bình thường mà CPU vẫn bị nóng thì bạn nên kiểm tra lại ví trị đặt CPU. Việc lựa chọn nơi đặt máy tính cũng như CPU rất quan trọng, nếu bạn đặt CPU ở nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao cũng sẽ dễ làm cho CPU bị nóng và hoạt động kém hiệu quả.
2Cách khắc phục CPU quá nóng
Tắt các tác vụ không cần thiết
Một trong những cách đơn giản nhất để giúp cho CPU giảm độ nóng đó chính là tắt đi những tác vụ không cần thiết hoặc các chương trình chạy ngầm. Ngoài ra, khi sử dụng máy tính chúng ta thường có thói quen mở rất nhiều cửa sổ và trang web khác nhau, nên tắt bớt các cửa sổ để CPU không bị nóng.
Vệ sinh các bộ phận làm mát
Khi đã trải qua một thời gian dài sử dụng thì các bộ phận làm mát sẽ bị bám rất nhiều vết bẩn và điều cần thiết bạn nên làm là vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn đó. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh nếu phát hiện bộ phận nào bị hỏng bạn có thể thay mới để tránh ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Thay keo tản nhiệt
Như đã nói ở trên, keo tản nhiệt bị khô sẽ làm cho CPU nóng lên, vì thế bạn cần thay mới keo tản nhiệt để khắc phục tình trạng đó. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn những loại keo tản nhiệt chuyên dụng cho máy để quá trình tản nhiệt được diễn ra tốt hơn và thời gian khô cũng chậm hơn.
Đặt thùng máy tại nơi thoáng mát
Để máy tính của bạn được hoạt động một cách tốt hơn và CPU không bị nóng thì bạn nên chú ý đặt máy tại nơi thông thoáng, khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ cao. Ngoài ra, tại vị trí của quạt tản nhiệt bạn không nên để bất kì vật cản nào quá trình tản nhiệt được diễn ra hiệu quả hơn.
- Hướng dẫn kiểm tra tốc độ CPU máy tính/laptop của bạn trên Windows 10
- Cách xem, kiểm tra cấu hình điện thoại Android: CPU, RAM, pin,…
- So sánh chip (CPU) Intel và AMD: Cái nào tốt hơn, nên mua loại nào?
Trên đây là những thông tin hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực hay. Mong rằng sau bài viết bạn sẽ có cách để xử lý CPU bị nóng tại nhà nhé!