Nếu bạn đang muốn biết điều kiện nhập hộ khẩu vào nhà người thân và cách thức đăng ký như thế nào, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Vì nhu cầu học tập, làm việc…, bạn cần nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú) vào nhà người thân của mình? Trong bài viết dưới đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân.
Tham khảo: Thủ tục tách hộ khẩu mới nhất 2022 khi có nhà riêng
Điều kiện để làm thủ tục nhập hộ khẩu
Theo Luật Cư trú 2006 (đã được sửa đổi vào năm 2013), đối với các thành phố trực thuộc trung ương, có 06 trường hợp được phép nhập hộ khẩu vào nhà người thân, nếu được chủ hộ đồng ý.
-
Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
-
Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
-
Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
-
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
-
Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
-
Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Các trường hợp ngoài 06 trường hợp trên sẽ không được phép nhập hộ khẩu về nhà người thân.
Đồng thời, người có nhu cầu nhập hộ khẩu về thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải đáp ứng một số điều kiện khác như phải có nhà ở hoặc thuê nhà của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, đáp ứng điều kiện về thời gian tạm trú,…
Tại các tỉnh (không phải thành phố trực thuộc Trung ương), nếu muốn nhập hộ khẩu về nhà người thân, bạn chỉ cần đảm bảo có chỗ ở hợp pháp (có thể thuê, mượn hay ở nhờ) và được người có sổ hộ khẩu đồng ý.
Tuy nhiên, tại các tỉnh, việc đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu) đơn giản hơn rất nhiều. Do đó, nếu đã có chỗ ở hợp pháp, bạn hoàn toàn có thể tự chuyển thường trú về tỉnh đó và tách sổ hộ khẩu riêng mà không cần phải nhập hộ khẩu vào nhà người thân.
Chuẩn bị giấy tờ làm hồ sơ nhập hộ khẩu
Trường hợp về ở với người thân
Theo điều 21, Luật cư trú năm 2006 quy định về Thủ tục đăng ký thường trú:
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp về ở với người thân
Để nhập hộ khẩu vào nhà người thân, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
-
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
-
Bản khai nhân khẩu (đối với người trên 14 tuổi)
-
Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
-
Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu)
-
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập hộ khẩu)
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan công an quận nơi nhà người thân đang cư trú
Trong quá trình làm thủ tục đăng ký, bạn phải xuất trình bản chính, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và nộp lại bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú.
Trường hợp ở nhà thuê, mượn
Trường hợp bạn muốn nhập hộ khẩu vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, bạn phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. (Theo điều 19 Luật cư trú 2006).
Sau khi có văn bản đồng ý của cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, bạn có thể thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu tương tự như trên.
Thủ tục nhập hộ khẩu theo quy định mới nhất
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 (áp dụng từ 01/7/2021), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về nhà chồng cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
Những giấy tờ cần có khi nộp hồ sơ nhập hộ khẩu vào nhà người thân, như sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú gốm: Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập hộ khẩu
Làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
Nộp hồ sơ nhập khẩu tại các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú theo quy định của pháp luật.
Thời gian giải quyết hồ sơ nhập hộ khẩu trong bao lâu?
Thời hạn giải quyết không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trú chi tiết và đơn giản nhất
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ cách nhập hộ khẩu vào nhà người thân và có thể chuẩn bị thật tốt nhé!
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH