Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Đôi tai là bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn về cách lấy ráy tai cho bé, lạm dụng tăm bông và các dụng cụ vệ sinh tai khác. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các vệ sinh tai cho trẻ nhỏ đúng cách và an toàn nhé!
1Nguyên nhân gây ra tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh
Ráy tai là một chất tự nhiên giúp cho đôi tai của trẻ giữ những bụi bẩn, đẩy nước và đặc biệt là có khả năng kháng khuẩn đểbảo vệ ống tai cho trẻ được sạch và khỏe.
Thông thường, ráy tai tích tụ dần, sau đó khô đi và di chuyển đến tai ngoài và rơi ra. Tuy nhiên ở một số trẻ, do tốc độ tiết ráy tai nhanh hơn 5% so với người lớn nên ráy tai được thu thập nhanh hơn cơ thể có thể loại bỏ được khiến ráy tai bị tích tụ lại trong tai. Tuy nhiên, tích tụ ráy tai không có nghĩa là tai trẻ bị bẩn hoặc mẹ vệ sinh tai không đúng cách.
Dụng cụ ráy tai cho bé KuKu KU3036 có đèn
2 Có nên vệ sinh tai cho bé thường xuyên không?
Ráy tai được đẩy ra ngoài thông qua cử động khi nhai của xương hàm dưới và chuyển động theo hướng từ trong ra ngoài của các lông mao trong ống tai. Tại đây khi bị tác động của không khí, khối sáp này dần trở nên khô đi, bong ra khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần chúng ta phải tác động đến.
Như vậy, ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô nó sẽ tự bị đẩy ra ngoài qua hoạt động ăn uống từ hàm răng. Do đó, mẹ không cần phải vệ sinh tai cho bé hàng ngày vì có thể sẽ làm mất đi yếu tố bảo vệ tai khỏi bụi bặm và nhiễm trùng.
Tăm bông kháng khuẩn Sakura đầu xoắn hộp 180 cây
3Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Mẹ nên vệ sinh đôi tai cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp sau:
- Ống tai của trẻ có quá nhiều ráy tai.
- Trẻ gặp các vấn đề như: Thính giác kém, đau tai, ngứa, tiếng ồn trong tai (ù tai).
- Nếu trẻ bị đau ở tai, không nghe thấy gì, bị sốt hay có các triệu chứng nhiễm trùng tai khác thì mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng tăm bông, ngón tay hay bất cứ thứ gì khác để vệ sinh cho trẻ.
Tăm bông cho bé KuKu KU1106 hộp 200 cây
4Hậu quả khi vệ sinh tai không đúng cách
Nhiều người nghĩ ráy tai là chất bẩn, gây mất vệ sinh và cần phải thường xuyên làm sạch. Quan niệm sai lầm này dẫn đến một số mẹ vệ sinh tai cho con quá thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách bằng cách sử dụng tăm bông, dụng cụ ngoái tai,… khiến ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong.
Điều này có thể khiến tai của bé mất đi khả năng tự bảo vệ, có thể dễ mắc các bệnh về tai như: đau tai thường xuyên, viêm tai mũi họng, viêm ống tai, thậm chí là giảm thính lực hoặc một số trường hợp có thể bị điếc hoàn toàn.
Vệ sinh tai không đúng cách có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa
5Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách
Thông thường ráy tai giữ cho đôi tai trẻ được khỏe mạnh vì thế mẹ không cần làm sạch trừ khi trẻ gặp những vấn đề về đôi tai. Mẹ chỉ cần dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng phần tai ngoài cho trẻ là được.
Trong trường hợp ráy tai nhiều và khó bị đẩy ra ngoài, mẹ có thể làm mềm ráy tai bằng oxy già, hoặc thay thế bằng nước muối sinh lý, cồn nhẹ độ, dầu oliu,…để thuận tiện cho việc ráy tai có thể được lấy ra dễ dàng. Các mẹ có thể vệ sinh tai cho bé theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên, cố gắng phân tán sự chú ý của trẻ
Tư thế này giúp mẹ dễ quan sát bên trong tai trẻ, đồng thời giúp giữ trẻ chặt hơn, tránh bé ngọ nguậy khi đang vệ sinh tai. Trong trường hợp bé cảm thấy sợ hoặc khóc, bố mẹ có thể phân tán sự chú ý của bé bằng cách cho bé xem Tivi, các kênh thiếu nhi hay đọc truyện cho bé.
Mẹ nên đặt bé nằm nghiêng
Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế
Mẹ nên sử dụng bơm tiêm không có kim
Bước 3: Nhỏ hỗn hợp đã pha vào tai bé
Mẹ nên nhỏ cho tới khi ngập ống tai ngoài. Thường cần khoảng 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm ráy tai. Giữ bé nằm yên trong 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể chấp nhận thời gian ngắn hơn.
Nên nhỏ từ từ từng giọt dung dịch vào tai trẻ
Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài
Chú ý: Các mẹ nên duy trì lặp lại quá trình này mỗi ngày 1 lần trong vòng 3 – 5 ngày.
Nghiêng đầu bé nhẹ nhàng để dung dịch chảy ra ngoài
Bước 5: Tiến hành đẩy ráy tai ra khỏi tai bé
Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. Chú ý pha nước đủ ấm, nếu nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến bé khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra ngoài.
Nếu ráy tai rã ra nhiều thì cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa, cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai.
Nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra và vẫn nằm trong ống tai thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài. Cách làm này sẽ khiến ráy tai mềm dễ lấy hơn và không làm bé bị đau rát.
Nhỏ nước ấm vào tai bé từ từ để ráy tai bong ra
6 Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
6.1. Không sử dụng những vật sắc nhọn hoặc tăm bông để lấy ráy tai cho bé
Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những vật dụng sắc nhọn như móng tay, bông tăm để lấy ráy tai cho bé. Bởi phương pháp này sẽ vô tình khiến ráy tai đi vào sâu hơn bên trong gây ảnh hưởng đến màng nhĩ trong tai.
Các mẹ thường lo lắng khi thấy tai của trẻ bị trầy xước, đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không nên dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, bởi chúng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.
Tăm bông kháng khuẩn Sakura TB10 hộp 110 cây
6.2. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng ngay khi tai bé xuất hiện những triệu chứng bất thường
Trong trường hợp tai của bé bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, dịch chảy ra ngoài tai có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai cho con mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Mẹ nên đưa trẻ đi khám khi phát hiện tai bé có dấu hiệu bất thường
- Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh dễ ngủ, không quấy khóc.
- Hướng dẫn cha mẹ cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật theo độ tuổi.
- Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn và hiệu quả.
Trong bài viết trên, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách và đảm bảo an toàn cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, truy cập website avakids.com hoặc liên hệ ngay đến hotline 1900.866.874 để nhận được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.