Việc vệ sinh dụng cụ trữ sữa rất cần thiết trong việc chăm sóc các bé, nhất là khi bạn phải cung cấp sữa đều đặn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vậy hãy để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh và bảo quản dụng cụ trữ sữa sao cho đúng cách nhé!
1Vệ sinh bình/cốc trữ sữa
Bình hay cốc là dụng cụ trữ sữa phổ biến nhất mà bạn có thể gặp, khi vệ sinh loại dụng cụ này bạn thực hiện quy trình như sau:
Đối với bình sữa mới mua về
Trước khi cho sữa vào dự trữ, bạn hãy tráng sơ qua nước sạch, rồi dùng cây cọ và nước rửa bình sữa để loại bỏ mùi nhựa mới bên trong bình. Tiếp đó, tráng qua nước sạch lần nữa và bạn cho bình sữa vào nồi nước sôi để tiến hành khử trùng từ 10 – 15 phút. Nhiệt độ của nước sôi vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa khử hết mùi nhựa còn sót lại. Cuối cùng, bạn vớt bình/cốc sữa ra, đem phơi nắng cho đến khi nào ráo nước là sử dụng được.
Đối với bình sữa đã sử dụng nhiều lần
Với bình/cốc sữa đã sử dụng nhiều lần, bạn thực hiện quy trình vệ sinh dụng cụ trữ sữa nhiều hơn so với loại mới mua về.
Đầu tiên, bạn tháo rời hết bộ phận của bình sữa, dùng cọ chà rửa thật sạch với nước, nhất là những khu vực khe nhỏ của bình sữa.
Tiếp theo, bạn cần khử trùng cho bình/cốc sữa, vì nước lạnh vẫn còn sót lại trong bình và sẽ trở thành nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không bình thường như dễ bị tiêu chảy, đau bụng,…. Bạn có thể chọn một trong bốn cách vệ sinh dụng cụ trữ sữa này như sau:
- Cách 1 (dùng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội): Phương pháp này rất an toàn đối với mọi chất liệu bình/cốc sữa, kể cả bình silicon, nhưng bạn cần tốn nhiều thời gian hơn để khử trùng bình (khoảng 30 phút) và thậm chí có thể để lại mùi làm cho bé không thích.
- Cách 2 (luộc trong nước sôi): Phương pháp này tiết kiệm được thời gian khử trùng và chi phí, nhưng lại có thể làm cho bình bị biến dạng.
- Cách 3 (dùng lò vi sóng): Phương pháp khử trùng này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt bình/cốc sữa vào lò vi sóng cùng với một cốc nước, rồi chọn nhiệt độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với dụng cụ trữ sữa với khoảng thời gian 5 – 10 phút là được. Cách khử trùng này không áp dụng cho loại bình thủy tinh.
- Cách 4 (dùng máy tiệt trùng bình sữa): Nguyên lý hoạt động của máy tiệt trùng rất đơn giản, bình/cốc sữa sẽ được khử trùng bằng hơi nước một cách tối ưu nhất chỉ trong vòng từ 10 – 15 phút.
Thời gian vệ sinh bình sữa hợp lý?
Đối với bé dưới 6 tháng, bạn cần vệ sinh dụng cụ trữ sữa cho thật kĩ và thường xuyên, vì sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này rất yếu. Đặc biệt, sau khi dự trữ sữa xong, bình/cốc nên được làm sạch và khử trùng ngay, tránh để qua đêm hoặc để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, bạn cần bảo quản bình/cốc trữ sữa sau khi làm sạch ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và tránh côn trùng xâm nhập.
2 Vệ sinh túi trữ sữa
Túi trữ sữa được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, không chứa thành phần độc hại như BPA và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời, loại túi này cũng được tiệt trùng bằng công nghệ tiên tiến giúp cho cả mẹ và bé an tâm khi sử dụng.
Vì thế, khi muốn dự trữ sữa, bạn chỉ cần mở đường zip phía trên túi và cho sữa vào, không cần phải khử trùng trước khi sử dụng. Còn đối với việc bảo quản túi trữ sữa, bạn nên để trong hộp với những túi chưa sử dụng, rồi đặt chúng ở nơi khô thoáng, tránh bụi bẩn và những thực phẩm có mùi khác, nhất là tránh các vật nhọn có điều kiện làm xước, làm lủng túi khi chưa sử dụng.
3Vệ sinh bình giữ nhiệt
Sữa mẹ sau khi được vắt có thể giữ được 6 – 8 tiếng ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C) và dù được hâm nóng hay giữ lạnh thì cũng đều có thể bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt. Vì thế, bạn cũng nên biết cách vệ sinh và bảo quản bình giữ nhiệt sao cho đúng cách. Chẳng hạn:
Với việc vệ sinh bình giữ nhiệt để trữ sữa
Tùy vào chất liệu bình mà bạn chọn chất tẩy rửa sao cho phù hợp, tránh việc dùng chất tẩy có nồng độ mạnh vì dễ gây hỏng bình giữ nhiệt cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa dự trữ. Sau khi dùng chất tẩy rửa, bạn rửa lại thật kĩ với nước sạch và để ráo.
Với việc bảo quản bình giữ nhiệt để trữ sữa
Sau khi bình giữ nhiệt được làm sạch và để ráo, bạn nên bảo quản bình ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao, tránh bụi bẩn bám và những thực phẩm có mùi. Đồng thời, bạn cần đậy nắp bình trong suốt thời gian bảo quản và khi muốn dự trữ sữa thì chỉ cần lấy ra xài mà thôi.
Chỉ bán online
255.000₫
Xem đặc điểm nổi bật
- Túi trữ sữa gọn nhẹ, bộ sản phẩm gồm 25 chiếc, mỗi chiếc dung tích 180 ml.
- Túi dáng thẳng, tự giữ thăng bằng, đảm bảo sữa không đổ ra ngoài và tiện rót vào.
- Làm từ nhựa PET/PE không chứa BPA an toàn cho sức khỏe.
- Được khử trùng sẵn, 2 lớp kéo đảm bảo vệ sinh, chống rò rỉ.
- Túi 2 lớp, đường nối chắc chắn, dùng được trong tủ lạnh, ngăn đông lạnh.
- Thương hiệu Philips Avent của Anh, sản xuất tại Trung Quốc.
Xem chi tiết
- Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn
- Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ
- Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không? Có hâm lại nhiều lần được không? 2 cách hâm sữa mẹ đúng cách
Như vậy, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã hướng dẫn xong cho bạn cách vệ sinh và cách bảo quản dụng cụ trữ sữa sao đúng cách. Chúc bạn và bé có thêm nhiều sức khỏe với những thông tin hữu ích cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!