Từ xa xưa, Huyền Vũ đã được biết đến là một trong bốn thần thú linh thiêng trong văn hoá phương Đông. Trong phong thuỷ, Huyền Vũ mang ý nghĩa đem đến sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ cho người sở hữu. Vậy cụ thể Huyền Vũ là gì và phong tục thờ linh vật này như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về Huyền Vũ thần thú
Huyền Vũ thực chất là chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ, nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn trong đạo giáo, văn hóa nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Huyền Vũ là gì?
Đây là linh hợp kết hợp giữa Rắn và Rùa (Rắn quấn quanh Rùa), đại diện cho hướng Bắc, mùa đông và yếu tố Thuỷ. Huyền Vũ là một linh vật có khái niệm rộng trong phong thuỷ, triết học phương Đông, thuyết âm dương.
Bên cạnh đó, linh vật này còn được gọi là Bắc Đế Chân Võ Đế Quân, Chân Võ Đại Đế, Hắc Đế hoặc Đăng Ma Thiên Tôn, một vị thần quan của Đạo Giáo. Và là một Tứ Tượng (cùng Thanh Long, Bạch Hổ và Chu Tước) trong Thiên Văn học Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng, khi kết hợp đủ Tứ tượng cùng các vật phong thuỷ khác như Hồ Ly, Hạc và Tỳ Hưu dưới dạng trang sức hoặc trưng bày,… sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn và thịnh vượng.
Ngoài ra, linh vật này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Genbu trong tiếng Nhật, Xuánwǔ trong tiếng Trung hay Black Tortoise trong tiếng Anh.
Xem thêm: Sao Thủy Nghịch Hành Là Gì? Cần Lưu Ý Gì Vào Mùa Sao Thủy Nghịch Hành?
Truyền thuyết về Huyền Vũ trong tứ linh
Truyền thuyết dân gian lưu truyền rằng, Huyền Vũ là một thánh thú thời viễn cổ khai thiên lập địa và được sinh ra ở Sơn Hải Giới – thế giới của Thần Ma, nơi có rất nhiều Thần Tiên, thần thú, dị thú sinh ra.
Ban đầu Huyền Vũ là một sinh vật có hình dáng giống rùa cổ đại và có rắn quấn quanh… Nhưng về sau, thần thú này hóa thành hình người. Sau đó trở thành một vị Thần lỗi lạc trong chư Thần, thuộc chòm sao Tứ Tượng. Trong đó, Thanh Long mạnh nhất đứng đầu và cuối cùng là Huyền Vũ. Từ đó, trở thành Đế Vương trị vì Phương Bắc.
Mặt khác, dân gian cũng tuyên truyền một vài dị bản khác về thần thú này. Chẳng hạn, dị bản Ngọc Hoàng Thượng đế đã tách một phần phát của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu để giúp đỡ chúng sinh trần gian nên.
Hay ở một dị bản khác, Thái Tử được cho là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân hoá thành. Vì vậy khi sinh ra thái tử không muốn kế ngôi vua mà quyết tâm đi tu. Sau đó, thái tử được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ và tu hành tại núi Vũ Đương. Khi đã đạt đến cảnh giới thần thông, thái tử đã rạch bụng vứt bỏ gan và ruột, rồi đi giúp dân trừ mà hàng yêu ở phương Bắc.
Tuy nhiên, gan và ruột của thái tử là biến thành hai yêu quái rùa và rắn gây hại cho dân gian. Vì vậy, thần đã quay trở lại để thu phục hai yêu quái này và giữ chúng thành hai vị tướng dưới trường. Ngoài ra, thần còn có 5 vị tướng khác là 5 con rồng đi theo và được Ngọc Hoàng Thượng Đế giao trấn giữ phương Bắc.
Xem thêm: Tứ bất tượng là gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của tứ bất tượng
Giải mã các mặt ý nghĩa của Huyền Vũ
Huyền Vũ mang rất nhiều ý nghĩa trong cả phong thuỷ, thiên văn và lịch sử. Cụ thể:
Ý nghĩa trong lịch sử
Huyền Vũ được xem là biểu tượng của quý nhân, những người luôn che chở, quan tâm và bảo vệ chúng ta trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Một trong những điển tích nổi tiếng thể hiện sự bao bọc của loài rùa trong lịch sử đó chính là sự tích Hồ Gươm, khi vua Lê Lợi trả kiếm cho Rùa Vàng sau khi đánh thắng giặc Minh.
Ý nghĩa trong phong thủy
Trong phong thuỷ, Huyền Vũ là biểu tượng cho sự trường thọ và che chở bảo vệ. Linh vật này được coi quý nhân giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hoặc phù hộ gia chủ phát triển công danh sự nghiệp.
Không những vậy, thần thú này còn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, giữ vượng khí lâu dài, gia tăng phúc thọ, mang lại may mắn và năng lượng tích cực cho gia chủ.
Câu nói “Ỷ Sơn Hướng Hải” cũng là để hình dung Huyền Vũ với ý nghĩa dựa núi hướng biển hoặc đơn giản là ngồi trên một chiếc ghế có lưng tựa sẽ cảm thấy vững chắc và thoải mái hơn.
Ý nghĩa trong thiên văn
Trong thiên văn học, Nhị thập bát tú là 28 chòm sao có tên gọi liên quan đến Tứ tượng như 7 sao Thanh Long ở phương Đông, 7 sao Bạch Hổ ở phương Tây, 7 sao Chu Tước ở phía Nam và 7 sao Huyền Vũ ở phương Bắc.
Trong đó, Huyền Vũ là một cung gồm 7 chòm sao phương Bắc:
- Ngưu Kim Ngưu (Ngưu): con trâu hoặc con bò.
- Đẩu Mộc Giải (Đẩu): giải trãi hoặc con cua.
- Nguy Nguyệt Yến (Nguy): chim én.
- Thất Hỏa Trư (Thất): con lợn.
- Nữ Thổ Bức (Nữ): con dơi.
- Hư Nhật Thử (Hư): con chuột.
- Bích Thủy Du (Bích): cừu dư.
Xem thêm: Nhị Thập Bát Tú Là Gì? Ý Nghĩa Của 28 Vì Sao Trong Phong Thuỷ
Phong tục thờ Huyền Vũ tại các nền văn hóa khác nhau
Vốn là một linh vật mang nhiều ý nghĩa nên tập tục thờ cúng thần thú này cũng rất nổi tiếng ở châu Á. Trong đó, phổ biến nhất lại Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở mỗi nơi phong tục cũng sẽ có vài điểm khác nhau:
Phong tục thờ tại Trung Quốc
Trong văn hóa Trung Quốc, Huyền Vũ được xem là một vị thần chống lại tà ma và bảo vệ cuộc sống của người dân. Vì vậy, người dân xây rất nhiều đền thờ vị thần này. Bên cạnh đó, Huyền Vũ còn là biểu tượng cho sự may mắn, che chở, bảo vệ con người khỏi các tai họa, thiên tai hình thành từ lửa và nước.
Đặc biệt, linh vật này còn được ứng dụng trong phong thuỷ xây nhà tại Trung Quốc nhằm đảm bảo sự thịnh vượng, bền vững, trường thọ và may mắn cho gia chủ.
Phong tục thờ tại Việt Nam
Huyền Vũ tại Việt Nam cũng là một linh vật rất nổi tiếng và được coi trọng. Ngoài ra, linh vật này còn được biết đến với tên gọi Trấn Vũ (hoặc Trấn Võ), tức Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần cai quản phương Bắc. Ông là người đã giúp An Dương Vương diệt trừ tà ma cùng thần Kim Quy tại Hồ Gươm trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa dưới tên sứ giả nhà Thanh.
Tượng thần Trấn Vũ được thờ phụng tại đền Quán Thánh, là một trong Thăng Long tứ quán hay Thăng Long tứ trấn, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ.
Xem thêm: Sao Tang Môn Là Gì? Ý Nghĩa Tại Sao Tang Môn Các Mệnh Trong Tử Vi
Cách bài trí Huyền Vũ chuẩn phong thủy
Quan niệm bài trí thường thấy trong phong thuỷ là tiền Chu Tước (phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, hậu Huyền Vũ (phía sau nhà) phải có núi để trấn, hữu Bạch Hổ (bên phải ngôi nhà) nên trồng cây và tả Thanh Long (bên trái ngôi nhà) cần phải để đường đi. Đây là cách bài trí mà người ta tin rằng sẽ mang đến may mắn, tài lộc và trường thọ cho gia đình.
Trong trường hợp diện tích gia đình bạn không đủ rộng để áp dụng xây dựng theo cách trên, bạn có thể tham khảo một số cách tạo thể Huyền Vũ như:
- Trồng một hàng cây xanh hoặc xây một bức tường ở phía sau nhà.
- Tránh đặt quá nhiều tượng rùa đá hoặc đắp quá nhiều mô đất có hình dáng mai rùa trong vườn, làm ảnh hưởng xấu đến phong thuỷ. Thay vào đó, tốt nhất bạn chỉ nên đặt duy nhất một con rùa tượng trưng cho Huyền Vũ trong sân nhà.
- Nếu bạn ở biệt thự hay nhà ống, không có tường lớn hoặc vật cản bao quanh, bạn nên treo tranh hình rùa lên vách tường ở mặt sau căn nhà hoặc sử dụng rùa sứ, rùa đá, rùa thuỷ tinh,…
- Bên cạnh đó, hãy lưu ý quy luật ngũ hành trong phong thuỷ để tránh phạm phải đại kỵ và mang đến may mắn cho gia đình.
Trên đây là giải đáp chi tiết về Huyền Vũ là gì, ý nghĩa của linh vật này trong phong thuỷ và cách bài trí đúng để nhận được may mắn và tài lộc. Hy vọng bài viết trên đã đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn và đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mỗi ngày để cập nhật thêm những thông tin hay khác.
Tham khảo thêm: