Huyết áp tăng đột ngột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu những điều bạn cần làm khi bị huyết áp cao như hạn chế căng thẳng, thuốc lá…
Huyết áp tăng cao đột ngột có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, suy thận, và thậm chí là đột quỵ,… Do đó, bạn cần biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp đột ngột. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu huyết áp tăng nên làm gì, xử trí thế nào khi bị huyết áp cao trong bài viết sau nhé!
Cần xử trí thế nào khi bị tăng huyết áp?
Nếu bạn bị đau đầu đột ngột, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm thị lực, khó duy trì thăng bằng, khó thở, tức ngực hay thậm chí là tê liệt, mất khả năng vận động,… thì rất có thể bạn bị tăng huyết áp đột ngột.
Khi nhận thấy mình có các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột hoặc chỉ số huyết áp cao khi đo bằng thiết bị tại nhà, bạn cần thực hiện những bước sau:
- Bạn hãy nằm yên tại chỗ và nên nằm ở những nơi thoáng mát, yên tĩnh.
- Báo với người thân và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.
- Không được tự ý dùng các biện pháp điều trị nếu không có hướng dẫn của nhân viên y tế. Chẳng hạn như không cạo gió, không dùng các loại thuốc .
Nên ăn gì khi bị tăng huyết áp?
Thức ăn người bị tăng huyết áp nên ăn
Rau lá màu xanh
Rau lá màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, rau chân vịt,.. là những loại thực phẩm giàu kali. Các loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn trung hòa natri trong cơ thể. Điều này giúp bạn loại bỏ được natri thông qua nước tiểu và hạ huyết áp.
Bạn lưu ý không nên chọn những loại rau không tươi, xanh và các loại rau đóng hộp vì chúng thường có thêm natri có thể gây cao huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể ăn rau củ đông lạnh, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng xấp xỉ bằng các loại rau củ tươi, đồng thời còn dễ bảo quản.
Những loại quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất có chứa nhiều flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa cao huyết áp cao. Bạn có thể dễ tìm thấy các quả mâm xôi, quả dâu tây ở nhiều nơi và thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magie giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, khoai tây còn rất giàu chất xơ, vì vậy, bạn nên có khoai tây trong khẩu phần của gia đình. Bạn có thể thưởng thức khoai tây nướng như một món ăn chính để ngăn ngừa tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
Củ cải đường, củ dền
Một nghiên cứu cho thấy sức khỏe của những người mắc bệnh cao huyết áp sẽ cải thiện rất nhiều sau khi uống nước ép từ củ cải đường hoặc củ dền. Bên cạnh đó, lượng nitrat có trong nước ép này sẽ giúp hạ huyết áp rất nhanh trong ngày.
Do đó, bạn có thể ép củ cải đường hay củ dền để lấy nước uống hoặc chế biến các món ngon từ củ cải đường như món hầm hoặc nướng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi dùng củ cải đường để chế biến các món ăn. Bởi vì màu đỏ có trong loại củ này có thể làm bẩn quần áo của bạn
Sữa không đường
Sữa không đường là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi. Bên cạnh đó, do sữa không đường có ít chất béo nên cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày và hữu ích trong hạ huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn những loại sữa ít chất béo như sữa chua.
Cháo bột yến mạch
Trong yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ. Ngoài ra, yến mạch còn có lượng chất béo và lượng muối thấp. Do đó, cháo bột yến mạch được xem loại thực phẩm cực kỳ tốt đối với những ai bị huyết áp cao.
Bạn nên ăn cháo bột yến mạch vào buổi sáng vì nó còn có tác dụng bổ sung năng lượng cho ngày dài bên cạnh việc giúp hạ huyết áp. Lưu ý bạn không nên cho đường vào cháo yến mạch mà nên bổ sung các loại quả tươi để ăn kèm.
Chuối
Lượng kali có trong chuối rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong việc điều trị huyết áp cao. Bạn hãy cắt quả chuối thành các lát nhỏ và ăn kèm với ngũ cốc hoặc cháo bột yến mạch để có một bữa ăn ngon tiện lợi với giá thành rẻ nhé!
Thức ăn người bị tăng huyết áp nên kiêng
Muối
Muối hay natri trong muối là một nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Tuy muối đóng góp vai trò quan trọng với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều muối gây tác hại đối với sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo bạn không nên nạp quá 2.300 mg natri mỗi ngày, tương đương 1 thìa cà phê muối.
Thịt nguội, thịt xông khói
Thịt nguội hay thịt xông khói là những thực phẩm chứa nhiều natri. Các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối. Nếu bạn là người bị bệnh tăng huyết áp thì không nên ăn thịt xông khói, thịt nguội.
Dưa chua
Trong quá trình chế biến dưa chua, muối được sử dụng rất nhiều để giúp dưa không bị hư hỏng và bảo quản lâu. Dưa chua càng ủ lâu thì sẽ càng hấp thu nhiều muối, vì vậy, dưa chua không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Đường
Một số nghiên cứu cho thấy đường sẽ làm bạn tăng cân. Vấn đề thừa cân và béo phì sẽ khiến bạn dễ bị huyết áp cao. Các nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy nếu phụ nữ giảm 2,3 muỗng cà phê đường mỗi ngày sẽ giúp giảm huyết áp cực kỳ hiệu quả.
Thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm đóng gói được chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa và các chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt dẫn đến tăng nguy cơ cao huyết áp.
Vì vậy, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế ăn các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đặc biệt là những ai bị huyết áp cao.
Rượu bia
Rượu, bia có thể làm tăng huyết áp của bạn. Một nghiên cứu từ năm 2017 đã cho thấy những người uống ít hơn 2 ly rượu mỗi ngày sẽ giảm cao huyết áp. Còn ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Ngoài ra, rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc huyết áp mà bạn đang uống. Đồng thời, các loại đồ uống có cồn sẽ chứa nhiều đường và calo dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Nên làm gì để phòng bệnh tăng huyết áp?
Bên cạnh việc hiểu rõ mình cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát huyết áp như:
Hạn chế căng thẳng
Bạn nên hạn chế căng thẳng, stress bằng cách ngủ đủ giấc và dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc. Bạn cũng nên tham gia các hoạt động như vẽ tranh, bơi lội hay thiền định để giúp cơ thể khỏe mạnh và giải tỏa căng thẳng.
Hạn chế cà phê, rượu và thuốc lá
Hãy hạn chế cà phê, rượu và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết lượng caffeine và cồn bạn có thể tiêu thụ mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ thói quen hút thuốc lá bằng cách dùng miếng dán hoặc kẹo cao su nicotine.
Giảm hàm lượng chất béo bão hòa
Bạn hãy tránh xa các loại đồ ăn vặt để tránh chất béo bão hòa. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa sẽ giúp quá trình điều trị cao huyết áp diễn ra hiệu quả trong bất kỳ giai đoạn nào.
Chăm chỉ tập thể dục
Tập thể dục là phương pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch cũng như đốt cháy lượng chất béo dư thừa. Bạn hãy thiết lập và thực hiện một chế độ tập thể dục phù hợp để hạn chế huyết áp cao.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh những điều trên, một chế độ ăn uống lành mạnh là liệu pháp tốt nhất để hạn chế cao huyết áp. Bạn nên ăn uống lành mạnh và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho huyết áp hàng ngày với liều lượng vừa phải như:
- Chanh: Chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa và các gốc tự do gây tổn thương mạch máu.
- Tỏi: Chứa các chất làm loãng máu có thể chống tăng huyết áp.
- Cần tây: Có chứa phytochemical giúp giãn cơ đồng thời ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, từ đó giảm thiểu tình trạng cao huyết áp.
Trên đây là bài viết thông tin về việc huyết áp tăng nên làm gì, xử trí thế nào khi bị huyết áp cao? Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa Thạc sĩ – Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn