Bạn đang xem bài viết: Kali là gì? Vai trò Kali đối với sức khỏe con người tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Kali là một khoáng chất có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa các nguy cơ bị đột quỵ, sỏi thận và cân bằng tình trạng nước trong cơ thể. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về Kali là gì và vai trò của Kali đối với sức khỏe trong bài viết sau nhé!
1 Kali là gì?
Kali là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người, chiếm khoảng 98% trong cơ thể, được tìm thấy trong các tế bào. Kali hoạt động như một chất điện phân. Khi đi vào cơ thể, gặp môi trường nước chúng sẽ phân giải thành các ion dương hoặc âm có khả năng dẫn điện, giúp kiểm soát hoạt động và sức khỏe của cơ thể con người.
2 Vai trò của Kali đối với sức khỏe
Lượng Kali trong cơ thể thấp hay cao đều ảnh hưởng đến nhiều chức năng, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, Kali có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi não đột ngột thiếu hụt máu, Kali có vai trò duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp, ngừa tắc nghẽn động mạch máu não, từ đó giúp giảm nguy cơ đột do thiếu máu cục bộ.
Giảm huyết áp và nguy cơ lên cơn đau tim
Mức Natri trong cơ thể cao làm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người có huyết áp cao, lúc này Kali sẽ loại bỏ Natri dư thừa, giúp giảm huyết áp trong cơ thể. Ngoài ra, Kali có thể giúp làm giảm lực co bóp, giảm tính chịu kích thích và giảm dẫn truyền trong hệ cơ tim, từ đó làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim, ổn định nhịp tim.
Chống co cơ
Cung cấp đủ lượng Kali cho cơ thể chống co cơ cực hiệu quả. Kali khi vào cơ thể giúp điều hòa nước và cân bằng lượng ion bơm trong các tế bào, làm cho việc co bóp cơ dễ dàng hơn.
Giảm nguy cơ loãng xương
Loãng xương là tình trạng rỗng và xốp của xương khi lượng canxi thấp. Chế độ ăn uống mỗi ngày giàu Kali có thể cân bằng lại lượng canxi trong cơ thể, giúp xương được chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể
Chất lỏng tích tụ quá nhiều bên trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể, bổ sung một lượng Kali vừa đủ sẽ giúp làm giảm đi lượng nước bằng cách thải qua nước tiểu.
Sản xuất enzyme
Quá trình hình thành năng lượng cần Kali và Natri tác động qua lại với nhau. Kali có vai trò hỗ trợ hoạt động kích hoạt và sản xuất enzyme, giúp loại bỏ các dị tật bẩm sinh đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, Kali còn có vai trò hỗ trợ tiêu hoá, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Thông quá việc kích hoạt các emzyme tiêu hoá, Kali sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.
3Thiếu hụt hay dư thừa Kali sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Thiếu hụt kali
Thiếu lượng Kali trong cơ thể như một căn bệnh ảnh hưởng xấu đến vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh huyết áp cao, sỏi thận, mức canxi thấp trong xương. Một số biểu hiện của thiếu hụt canxi là:
-
Thiếu Kali ở độ nhẹ: Cơ thể mệt mỏi, táo bón, yếu cơ, có cảm giác không khỏe, mất ngủ, trầm cảm, da bị dị ứng.
-
Thiếu Kali ở độ nặng: Buồn nôn, không nạp đủ lượng đường, đào thải nhiều nước tiểu, mất tập trung, phản xạ chậm, đau xương khớp.
-
Thiếu Kali kéo dài: Sẽ thay đổi nhịp tim ở người bệnh tim, rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ, tử vong.
Dư thừa kali
Thừa Kali cũng gây ra các tình trạng bệnh cho sức khỏe con người. Lượng Kali tăng dư thừa trong máu sẽ dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, buồn nôn, trường hợp nặng có thể dẫn đến tim ngừng đập, tử vong.
4Bổ sung Kali đúng cách
Lượng Kali cần bổ sung vào cơ thể một cách vừa đủ, không thừa cũng không thiếu, giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả, tốt cho sức khỏe.
Những cách bổ sung Kali
Có nhiều cách để bổ sung lượng Kali cho cơ thể như qua thực phẩm tự nhiên được chế biến trong các món ăn hằng ngày, uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, sử dụng các thực phẩm chức năng,… Tuy nhiên, nếu cơ thể dị ứng với một số chất khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng.
Nguồn thực phẩm giàu Kali
Nhóm thực phẩm giàu Kali gồm: Rau, các loại hoa quả đặc biệt là chuối, các loại đậu, khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải, chocolate.
Các nhóm thực phẩm chứa lượng Kali tương đối gồm: Cá, nghêu, ngũ cốc, sữa chua và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi.
Ngoài ra, trong sữa bột cũng chứa đầy đủ hàm lượng Kali mà cơ thể cần mỗi ngày và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của trẻ, lại dễ hấp thu nên đây là nguồn bổ sung Kali hiệu quả nên dùng cho trẻ nhỏ.
5 Một số lưu ý khi bổ sung Kali
Để Kali phát huy hết vai trò của mình, khi bổ sung Kali bạn cần lưu ý:
- Một số thực phẩm như chuối, chocolate, các loại trái cây, sữa chua,… bạn nên dùng sống hoặc hấp chín để bảo toàn lượng Kali bên trong thực phẩm.
- Tùy vào mỗi loại thực phẩm sẽ có cách chế biến khác nhau, bạn nên hạn chế nấu trong nước, việc này có thể làm mất đi từ 50% đến 70% lượng Kali có bên trong.
- Bổ sung Kali kết hợp với các nguồn thực phẩm khác, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Lựa chọn thực phẩm bổ sung Kali tại các địa điểm bán có uy tín, để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe của trẻ và gia đình.
- Magie là gì? Vai trò của Magie đối với cơ thể
- Các loại vitamin tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé
- Khoáng chất là gì? Vai trò của khoáng chất với hoạt động của cơ thể
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về Kali và cách bổ sung Kali an toàn cho sức khỏe. Gọi ngay đến hotline 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để chọn mua những thực phẩm bổ sung Kali chính hãng và tốt nhất cho bé nhé!
1. https://www.healthline.com/nutrition/what-does-potassium-do
2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/287212
3. https://www.healthdirect.gov.au/potassium
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kali là gì? Vai trò Kali đối với sức khỏe con người của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.