1. Dàn bài Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài):
*Mở bài:
Giới thiệu tình huống em nhớ mình đã mắc lỗi ngày xưa.
Lý do khiến em nhớ đến tận bây giờ.
*Thân bài:
Giới thiệu chung về người mà bạn mắc lỗi (tên, tuổi, mối quan hệ với bạn)
Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm lỗi đó
Lý do mà em phạm phải lỗi lầm ấy
Kể lại câu chuyện về lỗi lầm đó (tách chi tiết các hành động, lời thoại, suy nghĩ của bản thân – kết hợp chặt chẽ các yếu tố trần thuật, miêu tả, biểu cảm)
Sau khi kết thúc sự kiện đó, bạn cảm thấy thế nào?
Bài học rút ra là gì sau lần phạm lỗi đó
*Kết bài:
Hiện tại, em vẫn còn nhớ bài học rút ra từ những sai lầm trong quá khứ.
Em đã thay đổi bản thân như thế nào sau khi nhận được bài học đó?
2. Kể về một lần mắc lỗi: Điểm 3 của một học sinh giỏi:
Bị điểm kém đối với nhiều người có thể không phải là một điều gì đó quá khủng khiếp, nhưng đối với một học sinh đứng đầu thì đó là một nỗi xấu hổ vô cùng, xấu hổ đối với bạn bè, thầy cô và thậm chí là nỗi sợ hãi nếu như cha mẹ biết. Vì vậy, một đứa trẻ như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.
Khi đó là lớp 5, khi mọi đứa trẻ bắt đầu có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân biệt rất lớn giữa những cá nhân có năng lực học tập tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn đứng đầu, lại là lớp trưởng nên mẹ rất tự hào về tôi, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi khoe với bố mẹ. Rồi một ngày nọ, trong giờ kiểm tra định kỳ, chẳng biết đầu óc mình bối rối đến mức nào, tôi làm sai hai trong ba câu, kết quả là tôi được ba điểm. Khi những bài kiểm tra được trả về, tôi vô cùng sốc.
Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng, tôi thất vọng về bài kiểm tra, hôm nay tôi không thể vui vẻ trong lớp, tôi lại nghĩ về mẹ và cố giấu bài kiểm tra, vì tôi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ rất buồn vì tôi. Bạn có biết tôi giấu ở đâu không? Tôi giấu nó dưới đáy cặp rồi khóa lại đơn giản vì nghĩ mẹ sẽ không bao giờ tìm thấy chiếc cặp màu xanh của tôi ở đâu cả. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa từng thấy ai ngu ngốc như con mà lại lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất trước đây mẹ cũng biết cách bỏ nó đi. Tại sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi chết lặng trước lời nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con khó mà nghĩ xa được.
Rồi mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ kể cho con nghe, con người có lúc mắc sai lầm, có lúc thất bại. Con nhìn xem, bố mẹ con trồng cà phê. Không phải chưa bao giờ có cây chết mà là từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công một khu vườn xanh mướt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu, không lơ là trong học tập, đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công”.
Những lời mẹ nói từ lâu ấy, đến bây giờ tôi vẫn nhớ, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy tôi đều quý giá vô cùng. Nghĩ đến điều đó tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá vô cùng.
3. Kể về một lần em nói dối mẹ:
Sự bồng bột nông nổi của tuổi thơ đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cả những lần phạm lỗi rất hồn nhiên đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế họ chỉ cần liếc sơ là biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như vậy, tôi đã từng mắc sai lầm mà bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật ấu trĩ và trẻ con.
Lúc đó tôi đang học lớp 4, tuy gia đình không được coi là khá giả nhưng mẹ tôi lại cho tôi đi học thêm ở nhà cô. Trong những tháng đầu tiên đi học, tôi đến lớp hàng ngày, ba lần một tuần, mỗi buổi hai giờ. Tôi có tiếng là siêng năng, chăm học và học giỏi nên được thầy cô và bạn bè quý mến, ngay cả gia sư cũng rất quý tôi nên mẹ càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Tuy nhiên, tôi có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phản bội niềm tin của họ dành cho tôi.
Gia đình tôi nghèo nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn. Tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt. Khi tôi ở lại trường học cả ngày, mẹ mua cho tôi một chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo. Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, nhiều khi tôi thấy rất tự ti, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà bọn trẻ chúng tôi vô cùng yêu thích, một đứa trẻ được cầm tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích nên tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mà mẹ cho khi đó là 150.000 đồng để mua những cuốn truyện mà tôi thường ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Nhưng khi cầm trên tay cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ dư, tôi cảm thấy vô cùng hối hận, vừa sợ hãi, tiền đâu mà đóng học, nếu mẹ tôi biết được thì tôi sẽ làm gì,… Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng bối rối và mệt mỏi.
Sự thay đổi thái độ của tôi khiến mẹ nghi ngờ, vì mẹ tôi cực kỳ nhạy cảm. Một buổi tối khi tôi đang học bài, mẹ tôi nhẹ nhàng bước tới và đặt cuốn truyện tôi mua lên bàn. Tôi im lặng, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, nên tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, mẹ cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ hoe và hình như có nước mắt của mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên bàn tay thô ráp quanh năm vì làm lụng vất vả. Tôi biết mình đã sai, tôi rất có lỗi với mẹ, tôi bật khóc tủi thân vì thương mẹ. Tôi thực sự ghét cái sự ngu xuẩn của mình, đã khiến mẹ tôi đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi hoang phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lẩm bẩm xin lỗi mẹ trong tiếng khóc sụt sùi. Mẹ nhìn tôi rồi nói một điều mà tôi nhớ mãi: “Mẹ luôn tin tưởng con như thế, mẹ chỉ muốn con học tốt mà không nghĩ đến việc con cũng có thú vui, có sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.
Chuyện xảy ra đã thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc và khiến tôi nhớ mãi không bao giờ quên, vì vậy nên tôi càng cố gắng học tập để bù đắp những lỗi lầm đã mắc phải. Tôi luôn luôn quan niệm rằng sai lầm là để chúng ta trưởng thành chứ không phải để chúng ta sống trong tội lỗi. Bởi vì tương lai còn ở phía trước, tôi mong rằng trong chúng ta, những ai đã phạm sai lầm, hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để bố mẹ phải khóc vì mình, vì việc học quá vất vả rồi.