Khái quát lịch sử Vương quốc Campuchia thời kỳ phong kiến

Khái quát lịch sử Vương quốc Campuchia thời kỳ phong kiến
Bạn đang xem: Khái quát lịch sử Vương quốc Campuchia thời kỳ phong kiến tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Campuchia là một đất nước ở bán đảo Đông Dương, có lịch sử lâu đời và ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Khái quát lịch sử Vương quốc Campuchia thời kỳ phong kiến

1. Các vương quốc đầu tiên:

Người ta biết đến nước Phù Nam trước hết là nhờ các ghi chép của thư tịch cổ Trung Hoa như Lương thư (sử nhà Lương 502 – 556) là đầy đủ hơn cả. “Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biển. Nước Phú Nam cách Nhật Nam chừng 7.000 lý và cách Lâm Ấp hơn 3.000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy xuống phía Đông và chảy ra biển. Nước rộng hơn 3.000 lý. Đất thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục không giống Lâm Ấp “.

Thực sự thì Phù Nam là một quốc gia hỗn hợp của nhiều dân tộc khác nhau, nhưng một xứ Phù Nam chánh tông chiếm ngôi vị tôn chủ và những tiểu quốc khác phải phục tùng và dâng hiến vì nó.

Triều đại Phù Nam đầu tiên có 4 đời vua nối tiếp nhau là: Hỗn Điền, Con Hỗn Điền (không biết tên họ), Hỗn Bàn Huống, Hỗn Bàn Bàn. T

Tiếp đến một viên tướng khác lên ngôi, thành lập một triều đại khác gọi là Phạm Sư Man (khoảng 220 – 280): Phạm Sư Man, Phạm Chiêu, Phạm Tràng, Phạm Tầm. Vào thế kỷ thứ 5 tài liệu Trung Hoa có nói về một ông vua tên là Trì Lê Đà Bạt Ma ở ngôi khoảng 424 – 438 thì tới Đồ Da Bạt Ma và Lưu Đà Bạt Ma. Thư tịch cổ cũng nói rằng lúc bấy giờ nước Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc tiêu diệt (cuối thế kỷ thứ 6, giữa thế kỷ thứ 7). Phù Nam tới đây là chấm dứt.

2. Vương quốc Chân Lạp:

Quốc gia đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia được sáng lập bởi người Khmer. Trung tâm quyền lực của họ nằm tại hai địa điểm là Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champasack (nay thuộc Nam Lào). Quốc gia này được Bhavavarman thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 6, mang tên gọi Bhavapura, hay còn được biết đến với cái tên Chân Lạp. Bhavavarman đã chấm dứt sự phụ thuộc của Phù Nam. Sau khi ông qua đời, con trai ông là Mahendravarman tiếp tục đánh chiếm Phù Nam, buộc vua của Phù Nam phải trốn chạy và tìm nơi ẩn náu ở Naravana, nơi hiện nay gọi là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang. Isanavarman sau đó kế vị Mahendravarman và liên tục tiến công”vượt qua biên giới lãnh thổ của tổ tiên” với sức mạnh của mình. Các vua khác đã phải rời bỏ các hải đảo để trốn thoát. Jayavarman I đã lật đổ Isanavarman để chiếm giữ một lãnh thổ rộng lớn. Bia khắc của ông đã được tìm thấy trên một khu vực bao gồm Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey Veng và Kampot. Sau khi đánh bại Phù Nam, người Chân Lạp đã di cư đông đúc xuống phía Nam. Họ dừng lại ở hai địa điểm là Takeo (khu di tích Angkor Borey) và Prey Veng (khu di tích Ba Phnom), nằm ở vùng trung lưu của sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ. Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura gần Kompong Thom. Theo sử sách Trung Quốc, nơi này có khoảng 20.000 hộ gia đình sinh sống. Ngoài ra, vương quốc còn có 30 thành phố được quản lý bởi các tổng đốc và quan chức tương tự như Lâm Ấp.

* Thời kỳ suy thoái của Chân Lạp

Jayavarman qua đời vào năm 680. Hoàng hậu Jayadevi, người giữ quyền lực từ khoảng năm 681 đến 713, đã gây sự không hài lòng trong giới quý tộc và quan lại. Vì những mâu thuẫn này, vào năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, thành lập kinh đô mới là Sambhupura gần Sambaur. Do sự biến đổi này, phần bắc của vương quốc (hay Bhavapura cũ) đã tách ra khỏi Chân Lạp và trở thành một quốc gia riêng biệt. Các tài liệu Trung Quốc ghi chép rằng Chân Lạp đã được chia thành hai phần: Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Biên giới được xác định bởi dãy núi Dângrêk (hiện là biên giới giữa Thái Lan – Campuchia). Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát lãnh thổ của mình. Nhiều vùng lãnh thổ đã tự xưng làm các quốc gia riêng. Trong khi đó, triều đại Sailendra của vương quốc Kalinga trên đảo Java, Indonesia, mạnh hơn và đã tấn công vương quốc của Puskaraksa vào năm 774, chiếm lại kinh đô Sambhupura và đẩy vương quốc này vào bờ vực diệt vong.

3. Thời kỳ Angkor (802 – 1432):

3.1. Phục quốc (802 – 944):

Đầu thế kỷ thứ 9, sau khi vương triều Sailendra suy yếu, một người thuộc hoàng tộc Chân Lạp bị bắt làm tù binh đã trốn về nước, tập trung lực lượng đấu tranh nhằm thoát ra khỏi ảnh hưởng của Sailendra và thống nhất đất nước Campuchia, thành lập một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á – đế quốc Khmer (802 – 1434). Ông lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Jayavarman II. J

ayavarman II đã cố công tìm một địa điểm mới để xây dựng kinh thành. Trong thời kỳ của ông, vương quốc đã dời đô nhiều lần, từ Indrapura cho tới Hariharalaya và Mahendrapura ở núi Kulen rồi cuối cùng là quay về Hariharayala. Thời kỳ Jayavarman II trị vì, sự sùng bái thần Shiva có xu hướng chuyển sang sự tôn thờ nhà vua (Devaraja). Do đó mà ông cũng được tôn thờ như một vị thần. Khi ông mất năm 854, người đương thời đã phong tặng cho ông danh hiệu Paramesvara tức là “Chúa tể”.

Cháu của Jayavarman II là Yasovarman I cai trị từ 889-900 đã cho dời đô lên 50 km, tại một nơi mà ông gọi là Yasohadrapura tức Angkor. Đây là biến thể từ chữ Phạn Nagara, tức là “Quốc đô”. Đế quốc Khmer hay thường được gọi là vương quốc Angkor, đế quốc Angkor.

3.2. Phát triển (944 – 1181):

Rajendravarman II lên ngôi năm 944 được kế thừa từ hai dòng Khmer Nam và Bắc. Ông là con Mahendravarman của hoàng tộc Bhavapura (phía Bắc) và Mahendradevi, dì ruột của Harsavarman II (942 – 944), vua của dòng Nam. Do sự kiện này mà hai dòng tộc Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp đã lập lại được thế thống nhất. Các văn bia thời kỳ này chỉ nhấn mạnh đến nguồn gốc tộc Mặt trời (Suryavamsa) phía Bắc và tộc Mặt trăng (Somavamsa) phía Nam của vương quốc. Tên vương quốc được đặt là Kambuja và vua là Kambujaraja.

Tuy đã tái thống nhất song giữa hai dòng tộc vẫn có sự xung đột. Năm 1002, Jayaviravarman II lên ngôi ở Angkor tại miền Nam thì một hoàng thân khác cũng đã lên ngôi ở Sae Mun phía Bắc là Suryavarman I. Năm 1010, Suryavarman I đã phế truất vua phía Nam lên làm vua cả hai miền. Năm 1082, Jayavarman VI lại lên ngôi ở Sae Mun cũng đem quân đi lật đổ vua ở Angkor và trị vì vương quốc từ 1082 đến 1107.

Tuy nhiên về sau này thế lực của phe phía Bắc cai trị ở Sae Mun ngày càng suy yếu và không còn là đối trọng với phía Nam cai trị nữa. Cuối thế kỷ 12, các văn bia chỉ còn nhắc lại một tộc Kambu Mặt trời duy nhất đã di cư về phía Nam mà thôi.

Do sự thống nhất và ổn định, Rajendravarman II (944 – 968) vừa mới lên ngôi đã đem quân đi đánh Champa. Suryavarman I (1002 – 1050) đã tiến xa hơn nữa, chiếm vùng trung và hạ lưu sông Chao Phraya (sông Mê Nam ngày nay thuộc Thái Lan) và cao nguyên Khorat. Harsavarman II (1066 – 1080) đã đánh Champa và Đại Việt. Tới thời Suryavarman II (1113 – 1150) thì vương quốc đã chinh phục xong Champa trong khoảng 1145 – 1149 và đã 5 lần đem quân đánh Đại Việt (1128, 1129, 1132, 1138, 1150).

Sau cuộc tranh ngôi năm 1010, kinh đô bị hư hại nặng nề nên Suryavarman II đã phải tiến hành xây dựng Angkor Wat như là một biểu tượng về sức mạnh của vương quốc.

3.3. Cực thịnh (1181 – 1201):

Sau khi Suryavarman II băng hà, ngôi vua bị một người lạ xưng là Tribhuvanadi, tức Tyavarman, đánh chiếm năm 1165 làm vương quốc suy tàn. Năm 1177, Jaya Indravarman IV của Champa thừa cơ xâm lược Angkor. Một hoàng thân trẻ của Angkor phải chờ đến 16 năm mới tập hợp đủ lực lượng để đánh đuổi Champa và lên ngôi vua năm 1181, tức là Jayavarman VII. Trong thời cai trị của Jayavarman VII, vương quốc Angkor đã đạt tới đỉnh cao của sự tăng trưởng.

Sau nhiều năm cố gắng phục hồi vương quốc, Jayavarman VII đã tính tới việc phục thù Champa. Năm 1190, Jayavarman VII đã cử một đạo binh lớn tới xâm lược Champa và tiêu diệt hoàn toàn người Chăm. Một hoàng thân người Chăm thân Khmer được phái sang cai trị và Champa thành một tỉnh của Chân Lạp suốt một thời gian dài. Ngoài việc chiếm Champa, ông cũng thôn tính thêm cả Haripunjaya gần biên giới Myanmar – Thái Lan và bán đảo Malaya. Có thể quân Chân Lạp đã tới chiếm được Luang Prabang ở Lào rồi.

Vương quốc Chân Lạp dưới thời Jayavarman VII có 23 tỉnh. Để cai trị đất nước rộng lớn, ông đã cho xây 121 trạm nghỉ (Dharmasala) dọc theo những tuyến đường chính mà ngày nay vẫn còn tồn tại vết tích trên con đường nối liền Angkor với Pimai ở Thái Lan và qua Sambor cho tới Vi Jaya của Champa (kinh đô Phật Thệ, ngày nay ở Bình Định). Jayavarman VII cũng đã cho xây kinh trạm mới là Angkor Thom.

3.4. Suy thoái:

Không rõ Jayavarman VII mất năm nào nhưng con trai ông là Indravarman II đã lên thay ông từ năm 1201 và cai trị tới 1243. Trong những năm trị vì đầu của Indravarman II, đế quốc Khmer đã 3 lần giao chiến với quân Đại Việt trong những năm 1207, 1216 và 1218. Tuy nhiên, từ năm 1218, không hề thấy Đế quốc Khmer có xung đột với những nước khác trong vùng nữa. Không những thế, năm 1220, Đế quốc Khmer đã cho rút quân khỏi Champa mà không có bất cứ cuộc tranh đấu hay biến cố nào từ Champa.

Ở phía tây, các tộc người Thái nổi dậy, lập vương quốc Sukhothai, đánh dẹp người Khmer. Trong khoảng 200 năm kế tiếp, người Thái trở thành địch thủ chủ yếu của người Khmer. Nối ngôi Indravarman II là Jayavarman VIII (trị vì từ 1243 – 1295). Không giống các vua khác theo đạo Phật Đại thừa và có ảnh hưởng của đạo Hindu, Jayavarman VIII theo đạo Hindu và cực kỳ quá khích chống lại đạo Phật. Ông cho tiêu huỷ hầu hết các tượng Phật trong vương quốc (các nhà khảo cổ ước tính trên 10 ngàn tượng Phật bị huỷ hoại, hoặc còn lại rất ít dấu vết) và biến chùa trở thành nơi thờ của đạo Hindu.

Từ bên ngoài, đế quốc đang bị uy hiếp bởi quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của tướng Sagatu. Nhà vua tìm cách thoát nạn ngoại xâm bằng việc gả cho người Mông Cổ, lúc này đang làm chủ Trung Quốc. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (thường gọi là Indravarman III) (trị vì từ 1295 – 1309) phế truất. Tân vương là người theo Phật giáo Theravada, là trường phái Phật giáo bắt nguồn từ Sri Lanka, dần dần lan truyền khắp khu vực Đông Nam Á.

Quốc gia Thái láng giềng, vương quốc Sukhothai, sau khi đánh bại đế quốc Angkor, bị một vương quốc Thái khác, vương quốc Ayutthaya, đánh bại năm 1350. Từ sau năm 1352, Ayutthaya trở thành địch thủ chủ yếu của Angkor. Họ mở vài chiến dịch đánh Khmer, tuy nhiên đã bị chặn đứng. Tuy nhiên vào năm 1431, cuối cùng thì sức mạnh áp đảo của Ayutthaya cũng trở nên quá mạnh để chống trả Khmer, và Angkor thất bại trước quân Thái.

4. Thời kỳ hậu Angkor (1431-1863):

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là giai đoạn xâm lấn ồ ạt và thu hẹp đất đai. Từ giữa thế kỷ 15, Campuchia liên tục bị những cuộc xâm lấn của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị xâm chiếm và tàn phá. Để duy trì sự tồn tại của vương quốc Khmer, vua Ang Chan I (1516-1567) phải dời đô từ Angkor về Longvek. Campuchia có được một giai đoạn phồn thịnh ngắn ngủi, trong khoảng giữa thế kỷ 16 sau khi đã xây thủ đô Longvek mới ở vùng đông nam Tonle Sap. Dọc theo lưu vực Sông Cửu Long, Chân Lạp mở rộng giao thương với những vùng khác ở Châu Á. Đây là giai đoạn khi những nhà truyền giáo người Tây Ban Nha, là Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso, lần đầu tiên viếng thăm nước Campuchia và muốn mở rộng ảnh hưởng của Phương tây tại Campuchia.

Nhưng năm 1594, vương quốc Ayutthaya của người Thái một lần nữa đã tấn công Chân Lạp, tàn phá Longvek. Vua Satha I của Campuchia phải bỏ trốn. Sự sụp đổ của Lovek đã bắt đầu một thảm hoạ mà Campuchia không bao giờ khôi phục lại được nữa, đồng thời việc này cũng tạo cơ hội xâm lược cho người Tây Ban Nha. Năm 1596, Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso giúp vua Satha trở về Campuchia giành lấy Lovek. Tuy nhiên, năm 1598, sự can thiệp của người Tây Ban Nha cũng chấm dứt, khi đoàn quân Tây Ban Nha bị tiêu diệt cùng với vua Satha vì cuộc chiến giữa những người Khmer với nhau.

Sang đầu thế kỷ 17, Campuchia có sự tương đối ổn định chút ít dưới thời vua Chey Chettha II, dù chưa thể như những triều đại trước đặc biệt là thời Angkor, với việc thiết lập một thủ đô mới tại Oudong năm 1618. Vua Chey Chettha II đã mở rộng giao thương với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, nhằm hạn chế ảnh hưởng đối với vương quốc Ayutthaya của Thái Lan. Đồng thời Chey Chettha II cũng giao thương với người Hà Lan, cho phép họ xây dựng một nhà máy ở Oudong năm 1620.

Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, Campuchia trở nên suy yếu nghiêm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bá quyền là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc họ sát nhập toàn bộ vùng Đông Nam Á vào khoảng năm 1757, khiến Campuchia mất một trong những vùng lãnh thổ màu mỡ nhất của họ vì bị chặn đường tiến ra biển Đông. Ở phía tây người Thái bắt đầu xâm chiếm và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ. Khi người Pháp sang Đông Dương xâm chiếm Campuchia vào khoảng năm 1863 đã dần lấy được phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap từ Xiêm La.