Khám phá các loại xe đạp thể thao phổ biến trên thị trường

Khám phá các loại xe đạp thể thao phổ biến trên thị trường

Xe đạp thể thao là dòng xe đạp được người dùng yêu thích bởi kiểu dáng mạnh mẽ, thể hiện được phong cách riêng. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mời bạn cùng khám phá các loại xe đạp thể thao phổ biến trên thị trường nhé!

1Xe đạp đua (Road Bike)

Xe đạp đua còn được gọi là xe đạp cuộc. Loại xe này thường được thiết kế chủ yếu để đi trên nhữngcon đường nhựa bằng phẳng, phù hợp với những người đam mê tốc độ.

Xe đạp đua có thiết kế phần khung thanh mảnh nên trọng lượng của xe khá nhẹ. Xe được trang bị lốp bánh xe nhỏ làm giảm độ ma sát với mặt đường, giúp người lái nhanh chóng đạt được tốc độ mong muốn. Riêng phần phuộc xe được làm bằng chất liệu carbon tổng hợp bền bỉ, hạn chế chi phí và thời gian bảo dưỡng xe đạp.

Khám phá các loại xe đạp thể thao phổ biến trên thị trường

Giá của dòng xe đạp này dao động từ 2 triệu cho đến 20 triệu, bạn có thể tha hồ lựa chọn chiếc xe đạp phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn có thể tham khảo một số dòng xe đạp đua nổi tiếng như Specialized, Bianchi, Trek,…

– Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ, độ bền cao vì khung được làm từ carbon tổng hợp.
  • Có thể di chuyển với tốc độ cao mà không cần tốn nhiều sức.

– Nhược điểm:

  • Khả năng bám đường kém trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
  • Vì lốp xe mỏngnên dễ bị thủng khi va chạm.
Xem thêm: Xe đạp đua là gì? Ưu điểm và nhược điểm của xe đạp đua

2Xe đạp địa hình (MTB – Mountain Bike)

Xe đạp địa hình thường có tên gọi chung là MTB hay xe đạp leo núi và có trọng lượng khá nặng. Xe đạp địa hình phù hợp để đi trên địa hình núi dốc hay đường rừng gồ ghề. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ thích khám phá và đam mê mạo hiểm.

Xe đạp địa hình được thiết kế bánh xe to và có nhiều gai, giúp bánh xe bám đường tốt hơn, di chuyển an toàn trên những con đường gồ ghề. Khung xe to, chắc chắn và được trang bị có phuộc trước, phuộc sau hỗ trợ chống xóc hiệu quả.

Xe đạp địa hình (MTB - Mountain Bike)

Giá thành xe đạp địa hình rơi vào khoảng từ 3 triệu đến 16 triệu. Bạn có thể lựa chọn cho mình xe đạp địa hình với giá phải chăng đến từ các thương hiệu uy tín như Galaxy, Giant, Trinx…

Ưu điểm:

  • Xe đạp địa hình có thiết kế chắc chắn.
  • Phần lốp xe dày, giúp hạn chế bánh xe không bị thủng khi đang đi trên đường.
  • Tay lái xe (ghi đông) có thiết kế thẳng, giúp người lái xe ngồi thẳng lưng, tránh tình trạng mỏi lưng, cong lưng khi đang lái xe.
  • Xe có độ ma sát lớn nên di chuyển tốt trên các địa hình núi đá và dốc.

Nhược điểm:

  • Trọng lượng nặng, bánh to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng.
  • Tốc độ di chuyển chậm hơn so với các dòng xe đạp thể thao khác.
Xem thêm: Xe đạp địa hình là gì? Gồm những loại nào? Ưu điểm và nhược điểm

3Xe đạp đi phượt (Touring Bike)

Xe đạp đi phượt hay còn gọi là xe đạp touring, là dòng xe đạp được sử dụng cho những chuyến phượt, du lịch nên xe có khả năng chịu tải trọng lớn. Nếu bạn là một người thích trải nghiệm, thích những chuyến đi xa thì xe đạp đi phượt sẽ là dòng xe lý tưởng với bạn.

Xe đạp đi phượt là sự phối hợp khả năng linh hoạt của xe đạp đua, khả năng vượt địa hình tốt của xe đạp leo núi và sự tiện dụng của xe đạp đường phố. Xe có khung sườn dài, chắc chắn để chở thêm đồ đạc khi bạn đi du lịch.

Xe đạp đi phượt (Touring Bike)

Với mức giá phù hợp từ 4 triệu đến hơn 11 triệu đồng, bạn có thể sở hữu cho mình chiếc xe đạp đi phượt đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Giant, Fornix, Life…

Ưu điểm:

  • Khoảng cách giữa bàn đạp đến các túi đồ ở phần baga sau của xe vừa phải, giúp người điều khiển không bị vướng vào chân, tiết kiệm được sức khi đạp.
  • Có nhiều chỗ để chở đồ đạc, chịu được tải trọng lớn.
  • Di chuyển được trên nhiều địa hình.

Nhược điểm:

  • Kiểu dáng của xe chưa được thiết kế bắt mắt.
  • Khung xe có khối lượng nặng và có thể có rỉ sét sau thời gian dài sử dụng.
Xem thêm: Xe đạp touring là gì? Ưu điểm và nhược điểm của xe đạp touring

4 Xe đạp đường phố (City Bike)

Xe đạp đường phố là sự kết hợp đặc biệt giữa xe đạp đua và xe đạp leo núi, có thiết kế vô cùng tiện ích nên có thể sử dụng trên những địa không bằng phẳng và cả trong thành phố.

Cấu tạo của phần khung xe mảnh, lốp xe êm. Một số mẫu được trang bị thêm phuộc giảm xóc ở phần bánh trước. Dòng xe này phù hợp với nhiều đối tượng từ người lớn đến các bạn thanh thiếu niên, nam và nữ đều có thể sử dụng để đi học, đi làm và luyện tập thể dục.

Xe đạp đường phố (City Bike)

Giá của xe đạp đường phố thường có giá rẻ so với các dòng xe khác, dao động từ hơn 2 triệu đến gần 8 triệu, đến từ các thương hiệu được người dùng đánh giá cao như Fascino, Life, Giant…

Ưu điểm:

  • Xe có thiết kế mỏng nhẹ, người dùng không mất nhiều sức.
  • Phần cổ xe linh hoạt, dễ bẻ cua trên những cung đường cong.
  • Tốc độ di duyển tương đối nhanh.

Khuyết điểm:

Xe có trọng lượng nhẹ nên khả năng bám đường chưa cao.

5Xe đạp gấp (Folding Bike)

Xe đạp gấp là dòng xe đạp có thể gấp giữa thân xe giúp tiết kiệm không gian. Bạn có thể gấp gọn các bộ phận như khung, cọc yên và ghi đông để mang vác hay để trong cốp ô tô trong những chuyến du lịch xa.

Xe đạp gấp sẽ rất phù hợp với mục đích giải trí, dành cho những người thích những chuyến đi dã ngoại hay du lịch cùng gia đình, bạn bè.

Xe đạp gấp (Folding Bike)

Dòng xe đạp gấp có giá phải chăng từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng, đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn đa dạng đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường xe đạp Việt Nam như Papilo, Audi, Haho, Modulo…

Ưu điểm:

  • Thiết kế gấp đôi thân xe tiện dụng, tiết kiệm không gian.
  • Có thể để vào trong cốp xe ô tô hoặc dễ dàng mang vác.

Khuyết điểm:

Xe đạp gấp thiết kế bánh xe nhỏ, nên hạn chế về mặt tốc độ so với các dòng xe đạp khác.

6Xe đạp không phanh (Fixed Gear Bike)

Xe đạp Fixed Gear là dòng xe đạp không sử dụng phanh xe, sở hữu thiết kế tối giản. Ngoài ra, xe cũng không được trang bị đề, baga, tấm chắn bùn và chân chống, do đó người dùng sẽ tự lắp đặt thêm nếu có nhu cầu sử dụng.

Xe đạp Fixed Gear hoạt động trên nguyên lý đạp ngược để lùi xe hoặc dừng đạp để xe ngừng hẳn do đặc trưng của líp. Dòng xe đang trở thành trào lưu của những bạn trẻ cá tính, yêu thích thời trang và muốn luyện tập những động tác kỹ thuật điêu luyện.

Xe đạp không phanh (Fixed-Gear Bike)

Với nhiều mức giá tương đối rẻ dao động chỉ tầm hơn 2 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn cho mình chiếc xe đạp Fixed Gear phù hợp với nhu cầu của mình. Một số thương hiệu nổi bật của dòng xe này như Giant, Fornix, Topbike…

Ưu điểm:

  • Xe được thiết kế và trang trí nhiều màu sắc, năng động.
  • Bạn có thể sử dụng các loại ghi đông khác nhau tùy theo đặc điểm và phong cách lái.

Khuyết điểm:

Xe không có hệ thống phanh, nên người mới bắt đầu sẽ khó sử dụng nếu không quen với tính năng này.

Xem thêm: Xe đạp Fixed Gear là gì? Ưu điểm và nhược điểm của xe đạp Fixed Gear

7Xe đạp biểu diễn (BMX – Bike Motor Cross)

Xe đạp BMXlà dòng xe đạp được dùng cho các màn biểu diễn xe đạp trên các địa hình khác nhau. Các bộ phận có kích thước khá là nhỏ gọn. Bánh xe to để tăng khả năng bám vào mặt đường khi di chuyển.

Đầu xe và phanh được thiết kế xoay tròn 360 độ để bạn có thể thực hiện được các màn nhào lộn, pha biểu diễn trên không mạo hiểm. Loại xe này thường dành cho các bạn trẻ muốn trải nghiệm cảm giác mạnh và yêu thích bộ môn thể thao.

Xe đạp biểu diễn (BMX - Bike Motor Cross)

Mức giá của dòng xe này dao động từ 2 triệu đến gần 5 triệu đồng, đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường xe đạp như Verde, GT, United, Kink…

Ưu điểm:

  • Xe được thiết kế khá nhỏ gọn và phù hợp với màn biểu diễn chuyên nghiệp.
  • Chất liệu khung xe thường sử dụng là hợp kim thép hoặc carbon, bền bỉ chắc chắn đáp ứng nhu cầu biểu diễn.
  • Trục của xe được gắn được vào bánh trước giúp người điều khiển đứng bằng chân trên trục trong quá trình biểu diễn.

Khuyết điểm:

Với những màn biểu diễn mạo hiểm, dòng xe này chỉ phỉ hợp với những người có kỹ năng chuyên nghiệp.

Xem thêm:

  • Xe đạp thể thao là gì? Gồm những loại nào?
  • Nên mua xe đạp địa hình hãng nào tốt? 9 hãng xe đạp địa hình nổi tiếng trên thị trường
  • 10 tiêu chí chọn mua xe đạp đua tốt nhất cho người mới bắt đầu

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn những thông tin các loại xe đạp thể thao phổ biến trên thị trường. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn trong việc chọn lựa xe đạp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *