Năm mới đã đến, mời bạn đọc tìm hiểu về lễ hội Lùng Tùng nổi tiếng của dân tộc Thái trong không khí chào đón một vụ mùa mới.
Trong những tiếng reo hò vui mừng chúc phúc năm mới còn là những mong ước một năm mưa thuận gió hòa cho việc canh tác vụ mùa của người Thái khi tổ chức lễ hội Lùng Tùng. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá nét đặc biệt trong lễ hội xuống đồng độc đáo này nhé.
Giới thiệu về lễ hội Lùng Tùng của Người Thái tại Than Uyên
Lễ hội Lùng Tùng của người Thái tại huyện Than Uyên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, được xem là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm thể hiện những mong ước cho mùa màng bội thu, công việc chăn nuôi được phát triển và cuộc sống của người nông dân được êm ấm và đủ đầy.
Lễ hội Lùng Tùng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được tổ chức hằng năm từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng. Đây là dịp để người nông dân giao lưu, chia sẻ với nhau những câu chuyện trong năm và giúp đỡ lẫn nhau để có thể phát triển công việc mùa vụ trong năm tới.
Lễ hội Lùng Tùng có gì đặc biệt?
Lễ hội Lùng Tùng sẽ bao gồm hai phần đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ được tổ chức trước trong không khí trang nghiêm và lịch sự và phần hội thì sẽ được tổ chức trong sự tươi vui, nhộn nhịp và sôi nổi của dân làng.
Trước khi tổ chức lễ hội Lùng Tùng, người dân trong làng sẽ cùng nhau chuẩn bị sản vật cho ngày lễ như lợn luộc, gà luộc, xôi màu, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, bánh, cá nướng,…
Bên cạnh đó, dân làng cũng sẽ chọn nơi có địa hình bằng phẳng và rộng rãi để tổ chức lễ hội. Các bản cũng sẽ chọn ra một con trâu thật khỏe mạnh và tốt dáng để cày những đường đầu tiên lên mặt ruộng.
Trong phần lễ, già làng hoặc thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức làm lễ xin các vị thần linh và thổ địa sau đó mới tổ chức các nghi lễ quan trọng.
Tiếp theo, người dân các bản sẽ cùng nhau làm lễ cúng nàng Han (một người được cử xuống dương thế để bảo vệ bản mường của người Thái), sau khi cúng xong, họ sẽ cùng nhau rước cờ trống và dâng lễ vật cúng ra mảnh ruộng đã được chuẩn bị sẵn.
Phần lễ tiếp tục được cử hành khi dân làng dâng lên 4 mâm cúng dành cho chúng sinh, Thành hoàng (vị thần trên cõi thiêng của dân làng) và các thần núi, thần rừng, thần đất.
Trong phần hội, già làng uy tín trong bản sẽ khai hội bằng cách đánh trống và chiêng, sau đó đại diện chính quyền cùng người dân sẽ tiến hành các nghi thức cày bừa, gieo hạt để chào đón một vụ mùa mới thật bội thu và tươi tốt.Sau đó, người dân trong làng sẽ tổ chức các chương trình văn nghệ dân gian truyền thống, thưởng thức đặc sản của người Thái như cơm lam, nậm pịa, nộm rau dớn,… và tham gia vào các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như tung còn, đẩy gậy, đánh đu, tó má lẹ, bắn nỏ,…
Một số điểm tham quan du lịch khác tại Lai Châu
Đỉnh Pu Si Lung
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: Miễn phí
Ưu điểm: Khung cảnh hùng vĩ, không khí mát mẻ
Nhược điểm: Đường đi hiểm trở, tầm nhìn không được rộng và bao quát
Khi bạn đã quyết tâm chinh phục đỉnh Pu Si Lung cũng chính là lúc bạn đã bước đến việc chinh phục một trong những đỉnh núi hoang sơ và hiểm trở nhất ở Việt Nam.
Trên đường lên đỉnh Pu Si Lung, bạn sẽ được thưởng ngoạn những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và độc đáo như bụi cây, đồi lau, rừng nguyên sinh cùng với hình ảnh sinh động và sôi nổi của tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách.
Bản Sì Thâu Chải
Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Xã Hồ Thầu, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: Miễn phí
Ưu điểm: Khung cảnh bình yên, thơ mộng, dân làng thân thiện
Nhược điểm: Không có nhiều dịch vụ du lịch, không có hàng quán
Bản Sì Thâu Chải là khu vực sinh sống của dân tộc Dao tại Lai Châu với nhiều ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ mang đến cảm giác yên bình giữa rừng núi hoang sơ tĩnh lặng.
Tuy dịch vụ du lịch tại đây vẫn chưa được mở rộng nhưng bạn có thể tận hưởng được bầu không khí trong lành nơi đây, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày của dân làng và thưởng thức ẩm thực phong phú của người Dao tại đây.
Động Pu Sam Cáp
Đánh giá chất lượng: 4.2/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Xã Nậm Loỏng, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Số điện thoại: 02136252345
Giá vé: Khoảng 30.000 đồng/người
Ưu điểm: Có nhiều hang động đẹp, không cần phải đợi
Nhược điểm: Khá xa trung tâm, đường đi khá trơn trượt
Nếu như Việt Nam nổi tiếng với động Phong Nha – Kẻ Bàng thì động Pu Sam Cáp cũng sẽ là nơi bạn không thể bỏ qua. Hang động được người dân mệnh danh là “Tây Bắc đệ nhất động”.
Hang động sở hữu nhiều phiến đá thạch nhũ với muôn vàn hình dạng khác nhau cùng với lối đi hiểm trở làm tăng thêm sự tò mò cho du khách. Càng vào sâu bên trong hang động bạn sẽ khám phá được những điều thú vị khác nữa đấy nhé.
Đồi chè Tân Uyên
Đánh giá chất lượng: 5.0/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: Miễn phí
Ưu điểm: Không khí trong lành, phong cảnh đẹp, không cần đợi
Nhược điểm: Xa trung tâm, ít dịch vụ du lịch
Điểm đặc biệt khi bạn du lịch đến các vùng núi là được bước chân đến những cánh đồng chè bát ngát dường như đến tận đường chân trời. Và khi đến Lai Châu, bạn sẽ được trải nghiệm đồng chè Tân Uyên gần 2000ha trải dài khắp một vùng rộng lớn với các loại chè như Ô Long, Thanh Tâm,…
Bạn cũng sẽ được giao lưu, tìm hiểu thêm về cách thức trồng chè cũng như công việc canh tác hằng ngày của người dân tại đây.
Đèo Ô Quý Hồ
Đánh giá chất lượng: 4.7/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: Miễn phí
Ưu điểm: Có khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng, nhiều dịch vụ du lịch
Nhược điểm: Đường đi ngoằn ngoèo, hiểm trở, có nhiều sương mù gây khó khăn khi di chuyển
Đèo Ô Quý Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu được xếp vào tứ đại đỉnh đèo tại Tây Bắc. Du khách khi đến đèo Ô Quý Hồ sẽ được đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ núp lặn bên dưới những đám mây trắng muốt trải dài hàng vạn dặm đường.
Tham khảo thêm: 10 điểm du lịch checkin nổi tiếng nhất tại tỉnh Lai Châu
Đến Lai Châu ăn gì?
Khi đã đến Lai Châu thì bạn đừng bỏ lỡ những món ăn đặc sắc và độc đáo như sau nhé:
Xôi tím
Đây là món ăn đặc sản mà du khách thưởng thức đầu tiên. Xôi được nấu từ gạo nếp nương và màu tím từ cây Khẩu Cắm được cho thêm vào trong lúc nấu xôi. Xôi thơm, hạt nếp dẻo và không gây dính trong khoang miệng khi ăn.
Măng nộm hoa ban
Măng nứa hoặc măng đắng sẽ được thái nhỏ và ngâm với nước muối từ 10 – 15 phút, sau đó sẽ mang đi luộc 2 lần nước và để cho ráo. Tiếp theo, những bông hoa ban có cánh hoa dày sẽ được trộn chung với măng cùng chanh, tỏi, ớt, rau húng và cho ra món măng nộm sực sực, tươi mát, ăn rất cuốn miệng.
Lợn cắp nách
Lợn sẽ được thả rông ra ngoài tự nhiên để kiếm ăn nên thịt lợn Lai Châu ít mỡ, da giòn và thịt rất chắc cũng như mọng nước. Bạn có thể thưởng thức thịt lợn qua nhiều cách chế biến khác nhau như kho, xào, nướng,…
Canh tiết lá đắng
Món canh này bao gồm phổi lợn, tiết canh với lá đắng. Phổi lợn sau khi rửa sạch sẽ được xắt nhỏ, tiết canh thì luộc và băm nhuyễn sau đó ướp cả hai với bột ngọt, ớt, tiêu trong 10 phút.
Sau khi đã hái lá đắng trên các khe suối thì người dân sẽ cho tất cả nguyên liệu vào một nồi nước và đợi sôi lên là có thể ăn ngay. Canh có vị ngọt nhẹ, hơi đắng, thơm và bùi của phổi và tiết canh.
Nộm rau dớn
Nộm rau dớn là món ăn phổ biến đối với người dân tại Lai Châu. Sau khi hái rau dớn về, người dân sẽ phơi rau cho héo một ít và trộn chung ớt, gừng, hành, tỏi, rau thơm,… là hoàn thành xong món nộm rau dớn. Món ăn sẽ có vị bùi bùi nhẹ đầu lưỡi và ngọt mặn hài hòa tạo nên tổng thể món ăn rất vừa vị.
Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái. Đây là một lễ hội mang đậm văn hóa của dân tộc Thái mà bạn có thể tham gia nếu có dịp nhé.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn