Bạn đã bao giờ thắc mắc giấc ngủ có bao nhiêu giai đoạn và mỗi giai đoạn diễn ra như thế nào? Nếu có, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá ngay những giai đoạn của giấc ngủ qua bài viết dưới đây nhé.
Giấc ngủ là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Biết được một chu kỳ của giấc ngủ sẽ khiến bạn có thể kiểm soát giấc ngủ của mình tốt hơn và luôn tỉnh táo sau khi thức dậy.
Lợi ích của giấc ngủ
Không phải ngẫu nhiên mà giấc ngủ lại được nhiều chú trọng như thế. Một giấc ngủ ngon sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi bạn ngủ, não bộ sẽ phục hồi và làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp cơ thể có thời gian để tái tạo lại tế bào, khắc phục các tổn thương bên trong.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng khiến bạn giảm căng thẳng, stress và có làn da đẹp, mịn màng hơn.
Tham khảo thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, cha mẹ sẽ thấy bé ngủ ngon, yên giấc hơn
Những giai đoạn của giấc ngủ
Một giấc ngủ thông thường sẽ trải qua 5 giai đoạn: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.
Các giai đoạn của giấc ngủ lại được chia thành 2 nhóm: Giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ NREM/Non-REM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh).
Trong đó, giấc ngủ NREM gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Còn giấc ngủ REM chỉ bao gồm giai đoạn ngủ mơ.
Giai đoạn ru ngủ
Đây là giai đoạn mà bạn chuẩn bị bước vào giấc ngủ. Giai đoạn ru ngủ thường diễn ra trong khoảng 3 đến 15 phút. Trong giai đoạn này, cơ thể bạn sẽ chuyển dần sang giai đoạn ngủ nông, do đó bạn sẽ dễ dàng bị đánh thức.
Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường có những biểu hiện như bị co giật đột ngột, có cảm giác mình đang bị rơi hoặc nhớ những hình ảnh không rõ ràng,…
Đó chính là hiện tượng hypnic myoclonia, xảy ra tương tự như việc bạn bị giật mình khi đang tập trung suy nghĩ thì có người khác vỗ vào vai bạn.
Giai đoạn ngủ nông
Giai đoạn ngủ nông là giai đoạn chiếm đến khoảng 50% trên tổng thời gian ngủ của một người. Ở giai đoạn ngủ nông này, mắt bạn ngừng chuyển động và bộ não cũng bắt đầu hoạt động chậm hơn so với bình thường.
Đồng thời lúc này, bên trong bộ não cũng thỉnh thoảng xảy ra các đợt sóng nhanh, gọi là sleep spindle. Những đợt sóng nhanh này sẽ thưa dần khi chuyển tiếp sang giai đoạn ngủ tiếp theo.
Giai đoạn ngủ sâu
Giai đoạn này chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng thời gian ngủ, chỉ khoảng dưới 10%. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ngủ nông và ngủ rất sâu.
Sóng não sẽ diễn ra rất chậm trong giai đoạn này, và thỉnh thoảng được xen kẽ bởi những đợt sóng nhanh. Ngoài ra, khi cơ thể bạn đang ở trong giai đoạn ngủ sâu, nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của cơ thể đều giảm, đồng thời các hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra hơn so với thông thường.
Giai đoạn ngủ rất sâu
Ngủ rất sâu là giai đoạn quan trọng trong giấc ngủ của bạn chiếm khoảng 20% trên tổng thời gian ngủ. Bởi đây là lúc cơ thể bạn sẽ được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn.
Nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và cả huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất ở giai đoạn này. Mắt và các cơ tay, cơ chân sẽ hoàn toàn không có sự chuyển động. Và sóng trong bộ não của bạn lúc này hầu hết sẽ là sóng chậm theta, tức là các đợt hoạt động điện sẽ được tạo ra liên tục trong bộ não của bạn.
Nếu bị giật mình thức giấc trong giai đoạn ngủ sâu này, bạn thường sẽ có cảm giác mất phương hướng. Sau đó một vài phút, bộ não mới trở lại hoạt động như bình thường.
Giai đoạn ngủ mơ
Khác với các giai đoạn trước, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn sẽ đều tăng lên, mặc dù bạn đang ngủ và cơ chân, cơ tay tạm thời không hoạt động.
Đây cũng là giai đoạn mà những giấc mơ thường xuất hiện. Và nếu bạn bất chợt thức giấc ở giai đoạn này, bạn sẽ thường nhớ lại những câu chuyện dường như vô lý trong chính những giấc mơ vừa xảy ra với bạn.
Cuối giai đoạn ngủ mơ, cơ thể thường sẽ thức giấc tạm thời một vài phút, sau đó lại tiếp tục lặp lại các giai đoạn của giấc ngủ đến sáng.
Những nguyên tắc để có giấc ngủ ngon
Hiểu được chu kỳ của giấc ngủ, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một giấc ngủ ngon hơn bằng cách áp dụng những nguyên tắc sau:
Giảm thời gian ru ngủ và ngủ nông
Tăng thời gian ngủ sâu và ngủ rất sâu
Tối ưu hóa thời gian ngủ mơ hợp lý
Hãy thử áp dụng cho giấc ngủ của mình và bạn sẽ cảm nhận giấc ngủ dần dần được cải thiện, khiến cơ thể bạn tỉnh táo, khỏe mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, sử dụng tinh dầu hoặc túi thơm trong phòng ngủ, giúp cho đầu óc thư giãn và có khả năng ngủ ngon hơn.
Với những thông tin trên chắc bạn đã biết rõ về giai đoạn của từng giấc ngủ rồi nhỉ, giờ thì bạn hoàn toàn có thể thức khuya dậy sớm để làm việc tùy ý mà vẫn không lo mệt mỏi, uể oải rồi đấy.
Có thể bạn quan tâm:
>> Nếu khó ngủ, hãy thử ngay phương pháp ‘ngủ trong 10 giây’ trong quân đội
>> Uống ngũ cốc trị mất ngủ
>> Những cách giúp ngủ ngon
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH