Sống trong khu vực Bắc Bộ này thì chắc có lẽ bạn đã nghe đến cái tên làng cổ Đường Lâm rồi đúng không nào. Được biết đến là một trong những làng cổ lâu đời còn sót lại tại Việt Nam, nơi đây là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn có những trải nghiệm về cuộc sống yên bình của vùng quê nông thôn dân dã. Để giúp mọi người có cái nhìn toàn cảnh và rõ nét hơn về làng cổ này thì Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu ngay đến bạn qua bài viết này ngay sau đây nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa gần Hà Nội giá rẻ view đẹp ở quanh ngoại thành
Top 20 Resort gần Hà Nội giá rẻ view đẹp có bể bơi ở quanh ngoại thành
Top 20 khách sạn Hà Nội nổi tiếng gần Hồ Tây, Hồ Gươm, Phố Cổ
Top 40 Homestay Hà Nội giá rẻ đẹp ở trung tâm và gần phố cổ giá 500k
Đôi nét tìm hiểu về làng cổ Đường Lâm
Nếu chán cái cảm giác sống trong thành phố ngột ngạt, ồn ào đầy tiếng khói bụi của tàu xe đi lại và muốn tìm về một nơi thanh tịnh thì làng cổ Đường Lâm chắc chắn là một lựa chọn không thể thiếu của bạn. Vậy bạn đã biết tí gì về địa điểm này chưa?
Xem thêm: Review Hồ Gươm – Viên ngọc sáng giữa lòng thủ đô Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Cũng mới chỉ biết làng cổ Đường Lâm thuộc Hà Nội nhưng chưa biết chính xác ở đâu thì bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này đến bạn ngay bây giờ. Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, thuộc bên hữu ngạn sông Hồng cạnh đường quốc lộ 32 tại vị trí ngã ba giao với đường Hồ Chí Minh.
Làng cổ nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây, giáp xã Cam Thượng huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc.
Làng cổ Đường Lâm cũng chính là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao tặng bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Xem thêm: Thời tiết Hà Nội – Du lịch Hà Nội mùa nào đẹp?
Cách di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Thuộc một làng cổ ở thị xã sơn Tây nên việc di chuyển chắc chắn sẽ không mấy khó khăn khi du khách muốn thăm quan tại đây. Cách Hà Nội không quá xa, bạn cũng có thể tha hồ lựa chọn những hình thức di chuyển thuận lợi để không làm lỡ chuyến đi của bạn.
- Xe bus: Nếu bạn không chắc chắn làng cổ ở đâu và cách di chuyển như thế nào. Để tránh lạc đường thì cách an toàn và tiết kiệm nhất đó là đi xe bus. Hiện nay có rất nhiều tuyến xe bus phù hợp cho bạn khi muốn đặt chân đến mảnh đất “cổ trấn” ngay sát Hà Nội này nhé.
Từ nội thành Hà Nội, bạn có thể tha hồ lựa chọn các tuyến xe bus đến làng cổ Đường Lâm ví dụ như tuyến số 70 di chuyển từ Kim Mã hay tuyến 77 đi từ Sơn Tây. Ngoài ra thì bạn cũng có thể đi chuyến Mỹ Đình Sơn Tây số xe 71 với giá vé 14.000 đồng thôi nhé.
- Xe ôm, taxi: Đây cũng là một trong những lựa chọn được yêu thích khi ghé thăm làng cổ Đường Lâm nếu bạn chưa biết đường. Bạn sẽ đường người lái xe chỉ bảo tận tình và hướng dẫn cho bạn cách đi sao cho ngắm nghía được hết tất cả được các địa điểm ở đây.
- Xe máy tự lái: là người đam mê đi phượt và yêu thích sự tự do thì chắc chắn sao có thể thiếu chiếc xe máy để di chuyển được. Đi xe máy bạn sẽ rút ngắn được khoản thời gian cũng như không làm lỡ lộ trình du lịch tại miền quê này được.
Sẽ có hai con đường giúp bạn thuận lợi di chuyển đến làng cổ Đường Lâm mà bạn nên biết. Cách di chuyển đầu tiên là đi theo Đại lộ Thăng Long sau đó rẽ ở ngã 3 hòa lạc. Tiếp tục di chuyển theo đường 21 Sơn Lộc đã ngã tư sẽ có biển chỉ dẫn đến làng cổ Đường Lâm.
Con đường thứ hai bắt đầu đi từ Hà Nội về khu vực phía Nhổn lên Sơn Tây rồi đi theo đường 32. Đến ngã từ giao nhau đường 21 thì bạn sẽ thấy một lối rẽ đi vào làng cổ Đường Lâm ở ngay bên trái.
Xem thêm: Top 10 địa chỉ mua ô mai Hà Nội giá rẻ chất lượng nhất
Vé tham quan làng cổ Đường Lâm
Một chú ý nho nhỏ khi đến đây tham quan là bán sẽ phải trả phí đấy nhé. Tuy nhiên giá vé cũng khá rẻ thôi, chỉ 20.000 VNĐ một người công với 10.000VNĐ tiền gửi xe thì bạn đã có ngay một buổi tham quan thỏa sức ngắm nhìn vẻ đẹp thôn quê dân dã tại làng cổ Đường Lâm rồi nhé.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ cho thuê xe đạp tại đây với giá 30-35.000VNĐ/ giờ. Với phương tiện được yêu thích sử dụng tại đây thì bạn sẽ được đi tam quan nhiều địa điểm hơn như lăng Ngô Quyền,…Thành Cổ Sơn Tây mà không quá mất sức đâu đấy.
Xem thêm: Nhà thờ lớn Hà Nội – Nét đẹp trong kiến trúc Pháp xưa
Bạn nên đến Làng Cổ Đường Lâm vào thời gian nào?
Bạn có thể đến tham quan tại làng cổ Đường Lâm bất cứ lúc nào nếu bạn có thời gian giảnh nhưng reviewvilla.vn thì khuyên bạn nên lựa chọn đến đây vào hai thời điểm đẹp nhất trong năm.
Mùa lúa chín
Đến làng cổ Đường Lâm vào mùa lúa chín chắc chắn sẽ khiến cho bạn mê mẩn bởi một vẻ đẹp dân dã cực kỳ đặc trưng của vùng đất Việt thuộc tả Ngạn sông Hồng này. Bạn chắc chắn sẽ có những giây phút được quay trở lại với tuổi thơ khi được cưỡi trâu ra đồng, được ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ như màu nắng đang đung đưa theo gió. Vào tháng 5 tháng 6 hàng năm, cứ mỗi dịp cánh đồng lúa nhuộm màu vàng chín thì người dân cũng kéo nhau về đây chiêm ngưỡng cũng như thỏa sức check – in không cảnh thiên nhiên yên bình và tuyệt đẹp này.
Mùa lễ hội
Làng cổ đường Lâm cũng cực kỳ thu hút du khách mỗi độ tết đến xuân về. Với những đôi bàn chân không biết mệt mỏi, du khách đến đây sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ khi được chơi các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, đập niêu đất hay bịt mắt bắt vịt, cùng với một số phong tục được coi là tiêu biểu của lễ Hội miền trung du và đồi núi Bắc Bộ.
Xem thêm: Top 30 địa điểm du lịch gần Hà Nội cho bạn khám phá
Làng cổ Đường Lâm có gì mà thu hút khách du lịch đến đây tham quan “nườm nượp” đến vậy?
Đây chắc hẳn là lí do quan trọng nhất khi lựa chọn làng cổ Đường Lâm là nơi du lịch nghỉ dưỡng của hầu hết du khách trong và ngoài nước muốn đến khám phá vẻ đẹp cổ kính hơn ngàn năm tuổi ở đây.
Lối kiến trúc cổ kính tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ
Đến với làng cổ Đường Lâm bạn sẽ được thấy tất cả những nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ được hiện diện rõ ràng tại nơi đây. Mỗi một hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, đền miếu, hay cả đường làng quanh co đều đại diện cho một vẻ đẹp tiêu biển không thể lẫn đi đâu được của vùng đất Bắc xinh xắn này được. Những ngôi nhà, những bức tường đều khiến cho bạn nhớ về vùng quê nông thôn dân dã nơi bạn sinh sống thuở nhỏ. Đến đây bạn như được trở về với chính kỉ niệm ấu thơ của mình.
Có đến hơn 1.000 ngôi nhà cổ
Chắc một điều mà bạn chưa biết tại làng cổ Đường Lâm đó là có đến gần 1.000 ngôi nhà cổ nằm rải rác ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Đến đây tham quan bạn sẽ rất bất ngờ về tuổi thọ của các ngôi nhà cổ tại đây khi nó được xây dựng từ những năm giữa của thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ IXX. Tất cả những ngôi nhà này đều được xây dựng bằng những loại vật liệu cực kỳ tự nhiên và truyền thống như đá ong, tre, nứa, gạch đất nung, ngói…
Những ngôi nhà ở làng cổ Đường Lâm được xây dựng chủ yếu theo quy luật ngũ hành khi có đầy đủ các yếu tố như cổng, sân, vườn, nhà chính, nhà phụ, bếp. Những ngôi nhà được xây đều quay mặt về hướng Nam và Đông Nam, đây là hướng nhà được yêu thích xây dựng khi mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Xem thêm: Top 10 địa chỉ bún thang Hà Nội ngon không nên bỏ lỡ
Các địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến làng cổ Đường Lâm
Ghé thăm Cổng làng Mông Phụ
Đây chắc chắn là điểm đến được ghé thăm nhiều nhất khi đến thăm quan tại làng cổ Đường Lâm bởi nơi đây có một lối kiến trúc cực kỳ cổ xưa, phải nói là tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ. Kiến trúc xây dựng chủ yếu là mái vòm, lớp đá ong cổ kính rêu phong. Vốn dĩ làng có đến tận 5 cổng bao gồm một cổng lớn và 4 cổng đại diện cho bốn phương nhưng do chiến tranh tàn phá và sự bào mòn của thời gian mà hiện tại chỉ còn duy nhất một cổng Mông Phụ được xây dựng năm 1833. Ở trên còn được khắc dòng chữ “ thế hữu hưng ngơi đại” bằng tiếng Hán xưa.
Đình làng Mông Phụ
Chắc chắn một ngôi làng có lối kiến trúc đầy đủ thì ngoài cổng làng sẽ có cả đình làng và làng cổ Đường Lâm cũng không ngoại lệ. Đây là công trình tiêu biểu được xây dựng từ năm 1684 với diện tích lên đến hơn 1.800m2. Đình làng được xây dựng trên khu đất được coi là cao nhất trong làng với mặt tiền hướng Tây Nam. Đình làng còn được coi là cửa ngõ lớn nhất của làng khi tất cả các ngõ trong làng đều quy tụ tại đây.
Nhà thờ Thánh Hoa Giang Văn Minh
Được vua Tự Đức cho khánh thành và xây dựng để thờ phụng và ghi ơn công trạng to lớn của thám Hoa Giang Văn Minh, nhà thờ có lối kiến trúc cổ xưa tiêu biểu theo hình chữ “nhị”. Đây là điểm tham quan cực kỳ được yêu thích tại làng cổ Đường Lâm của các bạn thanh thiếu niên muốn tìm hiểu về lịch sử cội nguồn.
Nhà cổ Ông Hùng
Nhà cổ ông Hùng được coi là niềm tự hào của gia đình tại làng cổ Đường Lâm bởi đây chính là ngôi nhà cổ xưa nhất làng Mông Phụ khi được chính thức xây dựng vào năm 1649. Ngôi nhà vẫn giữ nguyên toàn vẹn được lối kiến trúc cổ xưa toàn cảnh cổ kính rêu phong khi đã gần 400 năm tuổi. Ngôi nhà này cũng là nơi sinh sống của 12 đời gia đình rồi đó. Bạn có thể ghé thăm nơi đây và chắc chắn sẽ được chủ nhà tiếp đón cũng như giới thiệu kỹ càng về ngôi nhà này đấy nhé.
Nhà cổ Chị Dương Lan
Ngôi nhà cũng được xây dựng cách đây hơn 300 năm từ thời Hậu Lê hiện tại vẫn được sử dụng và bảo quản thật tốt. Ngôi nhà vốn thuộc về cụ tổ chồng chị có chức vụ quan đốc học Đỗ Doãn Chính trong kinh thành nên ngôi nhà cực kỳ khang trang đồ sộ với kết cấu giàn chống trần cực kỳ tiêu biểu cho những gia đình xung túc thời Hậu Lê.
Xem thêm: Top 20 quán thuê xe máy Hà Nội uy tín mà giá siêu “hạt dẻ”
Những địa điểm khác mà bạn có thể ghé thăm khi tới làng cổ Đường Lâm
- Giếng cổ Đường Lâm
- Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)
- Đền thờ và lăng Ngô Quyền
- Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự)
- Thành cổ Sơn Tây
- Đền Và
- Đền Măng Sơn
Xem thêm: Top 10 khách sạn tình yêu Hà Nội – Nơi tình cảm đôi lứa thăng hoa
Ăn gì tại làng cổ Đường Lâm?
Đến làng cổ Đường Lâm bạn không được thưởng thức những món sơn hào hải vị như những địa chỉ du lịch khác mà thay vào đó là những món ăn cực kỳ dân dã mang đặc trung của miền quê cổ kính. Chính cái mộc mạc giản dị của món ăn đã thổi hồn vào tâm thức của người Việt, cái hương vị vừa đậm đà mà sao lại say đắm đến thế. Chính cái hương vị thơm thơm, bùi bùi, béo béo của đậu phộng hòa quyện với sự ngọt ngào của mạc nha, chắc chắn sẽ khiến cho bạn bồi hồi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.
Hay món nướng tương đậm đà sánh quyện kết hợp vài đĩa bánh đúc nóng chắc chắn sẽ làm con tim bạn xao xuyến quên lối về. Bạn hãy chuẩn bị một cái bụng đói và một tâm hồn yêu thích thẩm thực để thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây nhé.
- Gà mía
- Tương chấm
- Bánh tẻ
- Chè lam, kẹo dồi
- Kẹo đậu phộng, kẹo mè
Xem thêm: Top 20 hãng taxi Hà Nội uy tín và chất lượng nhất
Một số lưu ý khi đến làng cổ Đường Lâm
Để có một chuyến du lịch làng cổ Đường Lâm hoàn chỉnh và không gặp bất kỳ bất lợi nào thì bạn nên “dắt túi” một số những lưu ý nho nhỏ như sau nhé:
- Nên đi bộ hay đi xe đạp: khi tham quan làng cổ bởi vì nói đến làng cổ bạn nghĩ ngay đến sự yên bình, cổ kính rồi đúng không nào. Sẽ thật không phù hợp nếu bạn đi xe máy hay ô tô làm cho không khí ở đây mất đi vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Nếu như bạn có đi xe máy thì bạn có thể gửi xe ở một địa điểm thật xa rồi đi bộ hay đi xe đạp vào đây nhé.
- Trang phục phù hợp thoải mái: đến thăm quan khu di tích liên quan đến lịch sử và chùa chiền thì bạn nên lựa chọn những bộ trang phục thoải mái, sáng màu, tránh những bộ trang phục quá hở, thiếu phản cảm tại những nơi linh thiêng như đình chùa, hay miếu cổ tại đây.
- Để có bữa cơm chưa đúng chuẩn làng quê tại làng cổ Đường Lâm thì bạn nhớ đặt chỗ ăn uống trước nhé. Bạn có thể liên hệ một số homestay để họ chuẩn bị bữa ăn cho bạn nhé vì những gia đình theo kiểu homestay này chỉ khi có người đặt cơm họ mới bắt đầu chuẩn bị.
Bài viết dưới đây đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng xưa cũ tại Hà Nội rồi đúng không nào. Hãy tự mình đến đây để khám phá những điều thú vị duy nhất chỉ có thể có được tại làng cổ Đường Lâm này ngay thôi nhé và hãy tiếp tục đồng hành cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để biết thêm những địa điểm tham quan ngay tại Hà Nội này nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết từ A – Z mới nhất
Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Hạ Long