Bạn đang xem bài viết: Khám sức khỏe đi học cho trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đều yêu cầu ba mẹkhám sức khỏe đi học cho trẻ trước khi tới trường. Để hoàn thành giấy khám, ba mẹ có thể lựa chọn các cơ sở y tế tại địa phương hoặc tới các bệnh viện lớn. Vậy khám sức khỏe cho bé đi học mẫu giáo cần lưu ý những điều gì? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay ba mẹ nhé!
1Tại sao cần khám sức khỏe đi học cho trẻ?
Tương tự như các hình thức khám tổng quát khác, khám sức khỏe đi học sẽ giúp kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, phát hiện sớm những bệnh thường gặp ở trẻ. Từ đó điều chỉnh lối sống sinh hoạt sao cho phù hợp nhất để cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh khi tới trường và luôn có đầy đủ năng lượng để học tập, phát triển.
Siro Special Kid Vision bổ mắt 125 ml (từ 2 tuổi)
2Khám sức khỏe cho bé đi học cần chuẩn bị những gì?
Bên cạnh việc chủ động kiểm tra sức khỏe trước mỗi năm học mới từ bản thân gia đình, một số trường học cũng có thể yêu cầu trẻ khám sức khỏe đi học tại trường hoặc cung cấp giấy khám sức khỏe để có đủ điều kiện nhập học.
Khi khám sức khỏe cho bé đi học mẫu giáo, ba mẹ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- 02 ảnh thẻ kích thước 4cm x 6cm được chụp trong vòng 6 tháng trước đó.
- Các giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, giấy khai sinh,…
- Hồ sơ khám sức khỏe trong quá khứ.
3Giấy khám sức khỏe cho bé đi học cần có những nội dung gì?
Thủ tục khám sức khỏe đi học cho trẻ mầm non sẽ đơn giản hơn người lớn. Theo đó, khi đi khám, bé sẽ được nhận giấy khám sức khỏe theo mẫu cho người lớn dưới 18 tuổi, bao gồm:
Thông tin của trẻ
Đây là phần nội dung giúp các bác sĩ, cô giáo nắm bắt được thông tin chung của trẻ: tên, ngày tháng năm sinh, người giám hộ,…
Tiền sử bệnh
Sau khi hoàn tất các thông tin chung vào giấy khám sức khỏe đi học, ba mẹ sẽ cần tiếp tục giúp các bác sĩ trong việc điền tiền sử bệnh của trẻ vào phiếu. Những thông tin này sẽ gồm:
- Các bệnh mãn tính mà các thành viên trong gia đình mắc phải (nếu có).
- Tiền sử bệnh mãn tính của bản thân trẻ.
Nội dung này rất quan trọng vậy nên ba mẹ cần nhớ thật kỹ hoặc mang theo sổ khám bệnh của trẻ để chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng đừng quên đem theo sổ tiêm chủng để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi. Sau khi ký tên xác nhận các thông tin vừa điền, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe đi học cho trẻ.
Kết quả khám thể lực
Khám thể lực sẽ là bước đầu tiên và cũng là bước đơn giản nhất trong quá trình khám sức khỏe đi học cho bé. Các bé sẽ được tiến hành đo chiều cao, cân nặng cũng như các chỉ số tuần hoàn như nhịp tim trẻ em, huyết áp để xác định xem liệu sức khỏe có điều gì bất thường hay không. Thông qua đó, dựa vào các kết quả trên, các bác sĩ sẽ xếp loại sức khỏe cho trẻ.
Khám lâm sàng sẽ được thực hiện cho toàn bộ các hệ thống chức năng trên cơ thể trẻ
Kết quả khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ bao gồm các thủ tục khám chuyên sâu và bao quát toàn bộ các chức năng như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn,… Nhờ việc xác định khả năng làm việc của các hệ thống trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán những bệnh tật hoặc một số vấn đề liên quan tới sức khỏe mà bé đang hoặc có nguy cơ mắc phải.
Trong trường hợp sức khỏe của trẻ có dấu hiệu bất thường, bé sẽ được chuyển qua phòng khám cận lâm sàng để chẩn đoán chuyên sâu hơn.
Kết quả khám cận lâm sàng
Khi khám cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật như xét nghiệm máu hay chụp X-quang nếu cần thiết để đề ra phương án điều trị tốt nhất cho trẻ.
Xác nhận cuối cùng và chứng nhận của bác sĩ
Sau khi quá trình khám sức khỏe đi học cho trẻ hoàn tất, các bác sĩ sẽ đánh giá chung về tình trạng sức khỏe là bình thường hay không bình thường. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể trao đổi thêm một số thông tin cần thiết với ba mẹ để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn ổn định và ở trạng thái tốt nhất mỗi khi tới trường.
Sau khi nhận được xác nhận của bác sĩ, ba mẹ có thể lấy giấy khám này để nộp cho bé tại trường.
4Ba mẹ cần lưu ý những gì khi khám sức khỏe cho bé đi học mẫu giáo?
Ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi đưa bé đi khám sức khỏe đi học:
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, nước ép khiến lượng đường trong máu tăng cao.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều chất béo khiến kết quả khám sức khỏe đi học của bé bị sai lệch.
- Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích như cà phê trước khi xét nghiệm máu.
- Cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi khám để thuận tiện hơn trong việc siêu âm và lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu.
- Không cho trẻ ăn sáng để đảm bảo kết quả khám sức khỏe đi học được chính xác nhất.
Ba mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ngọt khiến kết quả khám sức khỏe đi học bị ảnh hưởng
5Khám sức khỏe đi học cho bé có đắt không?
Chi phí khám sức khỏe đi học cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ba mẹ lựa chọn đơn vị kiểm tra có uy tín không, khám bác sĩ thông thường hay chuyên gia,… Tuy nhiên dù là hình thức nào, ba mẹ cũng cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ tốt để kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, chi phí khám sức khỏe cho bé đi học cũng phụ thuộc rất lớn vào gói khám mà ba mẹ lựa chọn bởi mỗi trẻ sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau. Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ kém, các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện các kỹ thuật khám chuyên sâu, đồng nghĩa với việc chi phí thăm khám cũng sẽ cao hơn.
6Khám sức khỏe cho trẻ đi học ở đâu?
Để lấy giấy khám sức khỏe đi học cho bé, ba mẹ có thể tới các trạm y tế tại phường hoặc xã. Nếu có điều kiện hơn, ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn tới các bệnh viện phòng khám nhi khoa uy tín để kết quả được chính xác hơn.
Địa chỉ khám sức khỏe cho bé đi học uy tín tại Hà Nội
Bệnh viện Nhi Trung Ương
- Địa chỉ:Số 18/879 đường Đê La Thành, phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
- Hotline: 024.6273.8574
- Giờ làm việc: 7h -12h, 13h20 – 16h20 (thứ 2 – thứ 6).
Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ:Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa.
- Hotline: 024.3869.3731
- Giờ làm việc: 6h20 – 12h, 13h20 – 18h (thứ 2 – thứ 7).
Khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ:Số 1 phố Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa
- Hotline: 1900.6422
- Giờ làm việc: 7h – 12h, 13h20 – 16h20 (thứ 2 – thứ 7).
Khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn
- Địa chỉ: Số 42 phố Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng.
- Hotline: 024.3971.4363
- Giờ làm việc: 6h20 – 19h20 (thứ 2 – thứ 6), 7h20 – 12h (thứ 7 – chủ nhật).
Bệnh viện Việt Pháp
- Địa chỉ:Số 1 Phương Mai, quận Đống Đa.
- Hotline: 024.3577.1100
- Giờ làm việc: 8h20 – 12h 13h20 – 17h20 (thứ 2 – thứ 6), 8h20 – 12h (thứ 7).
Ba mẹ có thể khám sức khỏe đi học cho bé tại trạm y tế xã/phường hoặc các bệnh viện lớn
Địa chỉ khám sức khỏe cho bé đi học uy tín tại TP.HCM
Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố
- Địa chỉ:Số 15 đường Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh.
- Hotline: 1900.1217
- Giờ làm việc: 7h – 11h, 13h – 16h (thứ 2 – thứ 6), 7h – 20h (thứ 7 – chủ nhật).
Bệnh viện Nhi đồng 1
- Địa chỉ:Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, Quận 10.
- Hotline: 028.3927.1119
- Giờ làm việc: 7h – 20h (thứ 2 – thứ 7).
Bệnh viện Nhi đồng 2
- Địa chỉ:Số 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1.
- Hotline: 028.3829.5723
- Giờ làm việc: 7h – 11h20, 12h20 -16h (thứ 2 – thứ 6).
Phòng khám Nhi đồng 315
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 169, đường Đồng Đen, phường 11, Tân Bình (hotline: 0931.118.115).
- Cơ sở 2: Số 294, đường Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân (hotline: 0931.116.315).
- Cơ sở 3: Số 885, đường Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Chánh Hiệp, Quận 12 (hotline: 0931.117.315).
- Cơ sở 4: Số 98, đường Nguyễn Sơn, Phú Thọ Hòa, Tân Phú (hotline: 0931.119 315).
- …
- Giờ làm việc: 8h -11h20, 13h20 – 17h, 17h – 20h20 (thứ 2 – chủ nhật).
Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ:Số 284 Cống Quỳnh, Quận 1.
- Hotline: 085.4042.829
- Giờ làm việc: 6h – 18h (thứ 2 – thứ 6), 7h – 16h (thứ 7), 7h – 11h (chủ nhật).
7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Khám sức khỏe đi học không chỉ là thủ tục giúp bé đủ điều kiện nhập học mà còn có thể giúp ba mẹ xác định tình trạng sức khỏe của trẻ để từ đó có những phương án cải thiện phù hợp, đảm bảo bé luôn tràn đầy năng lượng mỗi khi tới trường. Chính vì vậy, ba mẹ hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để kết quả được chính xác nhất nhé!
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- Mách mẹ cách phòng ngừa và chăm sóc răng sữa bị sâu ở trẻ nhỏ
- Trật khớp khuỷu tay trẻ em phải làm sao? Mách mẹ cách phòng tránh trật khớp khuỷu tay ở trẻ
- Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Tham khảo ngay các loại thực phẩm sau mẹ nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khám sức khỏe đi học cho trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.