Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Các dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết

Bạn đang xem bài viết: Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Các dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ăn dặm là giai đoạn mẹ cho bé làm quen với các món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như bột ăn dặm cho bé, bánh ăn dặm,… giúp bé bổ sung thêm nhiều chất hơn ngoài sữa mẹ. Vậy khi nào cho bé ăn dặm là đúng thời điểm? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

1Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm?

1.1 Khi bé tròn sáu tháng tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm thích hợp vì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh để hấp thu những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ăn dặm còn là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, bù đắp sự thiếu hụt sắt từ nguồn sữa mẹ.

Từ khi 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi ở giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Vì vậy, ăn dặm đúng cách là cách mẹ có thể bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên).

cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi

1.2 Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Nhiều mẹ có tâm lý nôn nóng cho bé ăn dặm quá sớm vì lo ngại sữa mẹ chưa đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rằng hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để phát triển, xử lý và hấp thụ những nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ tăng dần theo thời gian nên việc cho bé ăn dặm quá trễ cũng sẽ không tốt cho sức khỏe bé. Không bổ sung dinh dưỡng thông qua ăn dặm sẽ khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó khiến quá trình phát triển của bé bị chậm lại.

Xem thêm  Lựa chọn size quần lót nữ NHANH

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu để cho bé làm quen với đồ ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ dễ khiến bé chán sữa mẹ và bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ.

Bánh ăn dặm Boro vị bí đỏ & cải bó xôi lốc 6 gói x 20g

Ngoài bột ăn dặm, mẹ có thể chọn thêm bánh ăn dặm Boro vị bí đỏ & cải bó xôi lốc 6 gói x 20g

2Các dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm

Khi bé được gần 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm. Đó là:

  • Bé có thể tự ngồi hoặc ngồi với sự hỗ trợ của người lớn vì lúc này bé đã đủ cứng cáp để có thể kiểm soát tốt đầu và cổ.
  • Bé có sự quan tâm đến đồ ăn, chẳng hạn nhìn vào món ăn trong dĩa hay tỏ ra hào hứng khi thấy người lớn ăn.
  • Bé có vẻ bị đói sau khi đã bú mẹ đủ 8 đến 10 cữ bú hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày.
  • Bé có những hành động đòi ăn như mở miệng khi thức ăn được đưa đến, đưa tay với lấy thức ăn, nuốt thức ăn thay vì “nhè” ra.
  • Bé bắt đầu đưa đồ vật vào miệng như muỗng nĩa, đồ chơi,… và mẹ có thể kiểm tra bằng cách đưa chiếc muỗng ăn dặm cho bé đến gần miệng bé.
  • Bé bắt đầu tập cầm nắm các đồ vật nhỏ, chẳng hạn như đồ chơi hoặc thức ăn.
Bột ngũ cốc ăn dặm Heinz cà rốt - phô mai - bắp ngọt lon 200g (từ 7 tháng)

Bột ngũ cốc ăn dặm Heinz cà rốt – phô mai – bắp ngọt lon 200g (từ 7 tháng)

3Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Nên cho bé ăn dặm vào thời gian giữa buổi sáng và buổi trưa, bé đã được bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột trước đó 1 – 2 giờ, đây là khoảng thời gian bé không quá đói và cũng không bị no quá. Mẹ nên chú ý không nên cho bé ăn sau 19 giờ sẽ khiến cho bé khó ngủ hoặc bị khó tiêu và đầy hơi.

Khoảng thời gian ăn dặm tốt nhất trong ngày của bé nên bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc trước 19h tối. Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều hoặc quá no trước khi bé đi ngủ bởi điều này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và tức bụng dẫn đến khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa nói riêng cũng như sức khỏe của bé nói chung.

Xem thêm  Bí quyết giúp tóc ngắn nhanh dài trong vòng 30 ngày

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào giữa buổi sáng và giữa buổi trưa

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào giữa buổi sáng và giữa buổi trưa

4Những lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm

4.1 Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc

Đối với những trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên lựa chọn cho bé ăn bột loãng, sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng thích nghi và được các loại thức ăn như người lớn.

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc

4.2 Lượng ăn từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. Trong những bữa đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm 30 – 60ml/bữa. Nếu bé tỏ ra háo hức với thức ăn thì ba mẹ có thể tăng dần lên theo nhu cầu của bé để dạ dày và hệ tiêu hóa bé có thời gian làm quen, thích nghi với một loại thức ăn mới này.

Lượng ăn từ ít đến nhiều

Lượng ăn từ ít đến nhiều

4.3 Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và các vitamin tổng hợp cho bé để chế biến đồ ăn dặm cho trẻ chẳng hạn như các loại rau, củ quả, các loại hải sản,… để bé có đầy đủ dinh dưỡng hơn cho các hoạt động trong ngày.

Ngoài ra, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ cần lựa chọn những thực phẩm sạch sẽ và có nguồn gốc an toàn. Đồng thời trong lúc nấu ăn mẹ cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, vệ sinh tay bằng xà phòng và dụng cụ nấu ăn bằng nước rửa chén sạch sẽ trước khi chế biến nhé.

Mẹ nên chọn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và vitamin

Mẹ nên chọn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và vitamin

4.4 Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ

Khi bắt đầu giai đoạn tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm gần giống sữa mẹ và tuân thủ theo nguyên tắc “ngọt – mặn” để bé quen dần với thức ăn mới. Sau khi bé đã ăn được bằng bột vị ngọt thì mẹ bắt đầu chuyển dần sang bột vị mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gạo sữa hộp 200g (6 - 24 tháng)

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gạo sữa hộp 200g (6 – 24 tháng)

4.5 Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”

Nếu bé có dấu hiệu không muốn ăn, quấy khóc khi nhìn thấy đồ ăn thì mẹ nên tạm ngưng việc cho bé thử ăn dặm trong 1 khoảng thời gian ngắn từ 5 – 7 ngày. Sau đó, mẹ có thể tiếp tục tập luyệ từ từ để bé có thể làm quen dần với việc ăn dặm và không bị căng thẳng khi bị thúc ép.

Không nên ép cho bé ăn dặm

Không nên ép cho bé ăn dặm

Xem thêm  10 quán ốc ngon rẻ nhất Sài Gòn các bạn trẻ không thể bỏ qua

4.6 Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Đây là nguyên tắc dựa theo bột ăn dặm của bé đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng gồm: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ không nên thêm gia vị cho bé ăn dặm như muối hay nước mắm vào thức ăn để tránh thận của bé phải làm việc quá sức. Mẹ có thể tìm mua các loại gia vị rắc cơm cho bé, ruốc cá hồi, ruốc tôm,… tùy theo tháng tuổi để kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

5Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé dùng các loại trái cây và nước ép chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển toàn diện. Bổ sung thêm rau củ hữu cơ chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh và uống nhiều nước sau khi ăn để tăng cường trao đổi chất, thải độc. Ngoài ra, thịt gà còn là nguồn cung cấp chất đạm lý tưởng cho bé.

Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

6Lịch ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

Vào 7 – 8 tháng tuổi là giai đoạn bé đã quen với việc ăn dặm, do đó mẹ có thể tăng khẩu phần ăn lên 2 – 3 bữa tương đương 10 – 20 muỗng (khoảng 1/2 – 3/4 chén) mỗi ngày và vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

  • Bữa ăn dặm thứ 1 sau cữ bú đầu tiên hoặc thứ 2 vào buổi sáng.
  • Bữa ăn dặm thứ 2 sau cữ bú vào đầu giờ chiều.
  • Bữa ăn dặm thứ 3 (tùy chọn) khoảng 4 – 5 giờ chiều, sau cữ bú buổi chiều.
Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 vị mặn hộp 200g (7 - 24 tháng)

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 vị mặn hộp 200g (7 – 24 tháng)

7Lịch ăn dặm cho bé 9 – 12 tháng tuổi

Khi bước sang giai đoạn 9 – 12 tháng, lúc này bé đã quen ăn dặm và sẵn sàng với 3 bữa ăn tương đương 16 – 30 muỗng (1 – 2 chén) mỗi ngày. Mẹ vẫn nên duy trì cho bé uống sữa nhưng không cần cho trẻ uống trước khi ăn.

  • Bữa ăn dặm thứ 1 trước hoặc sau cữ bú đầu tiên vào buổi sáng.
  • Bữa ăn dặm thứ 2 trước hoặc sau cữ bú vào đầu giờ chiều.
  • Bữa ăn dặm thứ 3 khoảng 4 – 5 giờ chiều, trước hoặc sau cữ bú buổi chiều.
Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

Xem thêm:

  • Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần biết
  • Các phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé mà mẹ nên biết
  • Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không và cần lưu ý gì?

Ăn dặm là một cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của bé yêu. Hãy nắm bắt “thời điểm vàng” cho bé bắt đầu ăn dặm để bé yêu phát triển toàn diện. Nếu còn điều gì thắc mắc có thể liên hệ hotline 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và đặt mua.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Các dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *