Trẻ sau sinh 7 đến 10 ngày sẽ rụng rốn, nên việc giữ vệ sinh rốn cho con là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu xem nên khi nào dùng thuốc sát trùng rốn nhé!
Hiện nay rất nhiều chuyên gia đều khuyến cáo trẻ sau sinh không nên dùng băng kín để bảo vệ vùng rốn nữa, tuy nhiên phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong thời gian này. Phụ huynh cần vệ sinh, chăm sóc đúng cách và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để thăm khám kịp lúc tránh bé bị nhiễm trùng rốn.
Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem khi nào phụ huynh nên sử dụng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh nhé!
Khi nào cần sử dụng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh?
Phụ huynh dùng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh ở những trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn
- Trẻ đã rụng cuống rốn nhưng còn tiết dịch
- Trẻ bị viêm rốn, nhiễm trùng rốn
Cách sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Dụng cụ chuẩn bị
- Dung dịch sát trùng cồn 70 độ, nước muối sinh lý NaCl 0,9%
- Gạc vô trùng
- Que gòn vô trùng
Các bước sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh
Lưu ý khi dùng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh:
- Sau 48 giờ nếu rốn đã khô thì nên tháo bỏ kẹp rốn.
- Trước khi cuống rốn rụng thì bạn phải luôn giữ rốn và vùng da xung quanh được khô ráo.
- Vệ sinh định kỳ 1 đến 2 lần mỗi ngày, và khi thấy rốn bẩn.
- Trừ những lúc vệ sinh, còn lại bạn phải hạn chế đụng chạm vào vùng bụng của trẻ.
- Sau khi rốn đã rụng, thì vẫn tiếp tục vệ sinh, chăm sóc đến khi khô hoàn toàn.
- Nếu rốn rụng trễ hơn 15 ngày thì bạn nên nhận sự tư vấn cảu bác sĩ.
- Tuyệt đối đừng tự ý bôi thuốc, hay bất cứ loại lá thuốc nào lên rốn trẻ khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Thuốc sát trùng vùng rốn nên là dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Hoặc xin ý kiến từ bác sĩ loại dung dịch phù hợp nhất với con.
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức:
- Rốn trẻ chảy máu nhiều hoặc khó cầm máu.
- Rốn rỉ dịch vàng, có mủ hoặc có mùi hôi.
- Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng.
- Vùng da quanh rốn sưng đỏ tấy nề, trẻ quấy khóc khó chịu, bú kém.
- Rốn có chồi hạt hay mô hạt rốn, rỉ nước kéo dài.
- Rốn chậm rụng sau 2 tuần.
Bài viết mong phần nào đã giúp bạn hiểu hơn khi chăm sóc vùng rốn, tránh trẻ gặp những trường hợp đáng tiếc mà Bách Hóa XANH muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn