Khi nào nên tập bé đi xe đạp? Cần chuẩn bị gì trước khi tập?

Bạn đang xem bài viết: Khi nào nên tập bé đi xe đạp? Cần chuẩn bị gì trước khi tập? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Không chỉ là phương tiện giao thông, xe đạp trẻ em còn là công cụ giúp con người nâng cao sức khỏe. Do đó, cho bé đi xe đạp là hoạt động vô cùng ý nghĩa. Vậy khi nào bé có thể tập đi xe đạp, ba mẹ cần lưu ý gì trong quá trình này? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!

1Khi nào nên dạy cho bé đi xe đạp?

Việc bé đi xe đạp thường sẽ không phụ thuộc vào độ tuổi, thay vào đó là sự phát triển về cơ thể và thể chất của bé. Dưới đây là 3 cột mốc ba mẹ có thể cân nhắc để bé làm quen và tập đi xe đạp:

Giai đoạn từ 1.5 – 2.5 tuổi: Làm quen với xe đạp

Đây là thời điểm mà phần lớn các bé đều sẵn sàng thử thách với mọi thứ. Tuy rằng ở độ tuổi này, cơ thể của bé chưa phát triển hoàn thiện để có thể làm chủ một chiếc xe nhỏ, nhưng ba mẹ cũng có thể cho bé làm quen dần thông qua động tác giữ thăng bằng.

Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi: Làm quen với xe đạp có bánh phụ

Khi được 3 tuổi, các bé đã quen thuộc với chiếc xe đạp và có thể tự mình giữ thăng bằng. Vậy nên ba mẹ có thể thử cho con điều khiển xe 3 bánh để giúp con làm quen với chuyển động của bàn chân trong quá trình lái xe.

Từ 3-4 tuổi, ba mẹ có thể cho bé làm quen với xe đạp có bánh phụ

Từ 3-4 tuổi, ba mẹ có thể cho bé làm quen với xe đạp có bánh phụ

Giai đoạn từ 4 – 7 tuổi: Bé tập đi xe đạp không cần bánh phụ

Tới độ tuổi này, hầu hết các bé đã đủ khả năng và điều kiện sức khỏe để có thể tự điều khiển xe đạp 2 bánh mà không cần sự hỗ trợ của bánh thứ 3.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi, trẻ cũng thường bị phân tâm khi đạp xe, do đó ba mẹ cần luôn giám sát và theo dõi để đảm bảo an toàn cho con.

Có thể bạn quan tâm: 10 trò chơi cho bé 4 tuổi giúp bé kích thích tư duy, bay bổng sáng tạo. Mẹ nên thử ngay!

2 Cần chuẩn bị gì khi tập cho bé đi xe đạp?

Để bé đi xe đạp một cách an toàn nhất, ba mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau. Một số vật dụng, dụng cụ mà ba mẹ cần chuẩn bị bao gồm:

  • 01 chiếc xe đạp 2 bánhcó kích thước tương xứng với chiều cao của trẻ: Nếu quá khó khăn trong việc lựa chọn xe, ba mẹ có thể nhờ nhân viên cửa hàng hỗ trợ và tư vấn thêm.
  • Cờ lê: Phục vụ cho việc tháo lắp bàn đạp trong quá trình cho bé tập đi xe đạp.
  • Đồ bảo hộ đầu gối và mũ bảo hiểm: Đây cũng là những đồ vật vô cùng quan trọng để giúp bé luôn trong trạng thái an toàn khi tập đi xe.

Ngoài ra, nếu muốn lưu lại các khoảnh khắc bé đi xe đạp, ba mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm điện thoại thông minh hoặc máy ảnh kỹ thuật số để sử dụng khi cần nhé!

Để bé đi xe đạp một cách an toàn, ba mẹ nên chuẩn bị mũ bảo hiểm cho bé

Để bé đi xe đạp một cách an toàn, ba mẹ nên chuẩn bị mũ bảo hiểm cho bé

3 Điều ba mẹ cần lưu ý trước khi cho bé tập đi xe đạp

Giúp bé giữ thăng bằng

Trước khi cho em bé đạp xe đạp. Ba mẹ cần giúp bé làm quen với xe và hướng dẫn bé sử dụng các bộ phận trên xe một cách thành thạo. Không chỉ vậy, ba mẹ cũng cần điều chỉnh tay lái và yên xe sao cho phù hợp với chiều cao của bé, theo đó giúp bé dễ dàng cầm nắm và điều khiển.

Trong cách dạy bé đi xe đạp 2 bánh, việc hỗ trợ bé giữ thăng bằng và làm chủ xe được coi là những yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể giúp bé tự tin hơn khi tập xe thông qua việc giữ lấy phần lưng hoặc vai của bé để bé có thể ngồi vững hơn.

Lựa chọn xe đạp phù hợp với độ tuổi

Bên cạnh việc giúp bé giữ thăng bằng, ba mẹ cũng cần lưu ý chọn xe đạp phù hợp với chiều cao của bé, tránh chọn xe quá to hay quá nhỏ. Bởi nếu xe đạp quá cao sẽ khiến bé khó có thể giữ thăng bằng, xe quá thấp cũng sẽ khiến bé mỏi chân, từ đó không còn thích thú với việc tập xe.

Tùy từng thương hiệu, xe sẽ có các kích thước khác nhau. Vậy nên, khi chọn mua xe cho con, tốt nhất, ba mẹ nên nhờ sự tư vấn của các nhân viên trong cửa hàng.

Ba mẹ cũng có thể tham khảo gợi ý các kích thước xe mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp dưới đây:

Độ tuổi của trẻ

Kích thước bánh xe phù hợp (inch)

Từ 2-5 tuổi

12

Từ 3-5 tuổi

14

Từ 5-7 tuổi

16

Từ 7-9 tuổi

20

Từ 9-11 tuổi

24

Trên 11 tuổi

26

Ba mẹ cần lựa chọn xe đạp phù hợp độ tuổi và chiều cao của bé

Ba mẹ cần lựa chọn xe đạp phù hợp độ tuổi và chiều cao của bé

Điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của bé

Tiếp theo, trước khi cho bé đi xe đạp, ba mẹ cũng nên điều chỉnh yên xe đạp sao cho tương xứng với chiều cao của bé. Theo đó, trong quá trình luyện tập, bé sẽ dễ dàng hơn trong việc duỗi thẳng chân và chạm chân xuống mặt đất.

Ngoài ra, việc điều chỉnh yên xe cũng giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển, tránh tình trạng mỏi chân, mỏi tay và hạn chế khiến bé gặp các nguy cơ liên quan đến một số bệnh lý về xương sống.

Trang bị cho bé nón bảo hiểm

Nón bảo hiểm cũng là phụ kiện vô cùng cần thiết cho bé đi xe đạp. Ba mẹ nên chọn một chiếc nón phù hợp với kích thước đầu của bé, to quá hoặc bé quá cũng không tốt. Vành trước của nón bảo hiểm nên có độ dài đến lông mày, không nên rộng hơn hai ngón tay.

Xem thêm:

  • Tham khảo 100 trò chơi dân gian giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ
  • 10 Trò chơi cho bé 3 tuổi giúp con bạn vừa học vừa chơi cả tuần. Ba mẹ lưu ngay
  • Thử ngay 10 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp con phát triển IQ vượt trội. Đừng bỏ lỡ!

4 Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trong quá trình bé đi xe đạp, tuy rằng việc tự tin và chủ động điều khiển xe một mình là rất tốt nhưng ba mẹ cũng không nên dừng việc hỗ trợ bé quá sớm, nhất là khi bé chưa sẵn sàng lái xe một mình.

Bên cạnh đó, việc bé lái xe 2 bánh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vậy nên ba mẹ cần lưu ý và theo sát trong suốt quá trình để đảm bảo con được an toàn nhất.

Tổng hợp bởi Lan Anh

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khi nào nên tập bé đi xe đạp? Cần chuẩn bị gì trước khi tập? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *