Kích thước bụng bầu 6 tháng và những điều mẹ cần lưu ý

Bạn đang xem bài viết: Kích thước bụng bầu 6 tháng và những điều mẹ cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tình trạng bụng bầu 6 tháng gò cứng khiến nhiều mẹ lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu của sinh non hay các vấn đề nguy hiểm khác. Bụng bầu 6 tháng mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1Kích thước bụng bầu 6 tháng

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu 6 tháng của mẹ sẽ to lên gấp đôi, kích thước em bé lúc bấy giờ khoảng 30cm, đồng thời tới thời điểm này, trung bình, mẹ cũng sẽ tăng khoảng 4 – 6 kg.

Kích thước bụng bầu 6 tháng

Bầu 6 tháng, kích thước bụng sẽ to gấp đôi

Có thể bạn quan tâm: Kích thước bụng bầu 5 tháng và một số thay đổi cần chú ý

2Những thay đổi khi mang thai tháng thứ 6

Sự phát triển kỳ diệu của thai nhi

Tuần đầu tiên của tháng thứ 6, em bé chỉ nặng khoảng 360gr và dài khoảng 26,7 cm. Tuy nhiên, bé đã có đủ mí mắt và lông mày. Hệ thống ống tai phát triển nên bé cũng sẽ nghe được các âm thanh phía ngoài thành bụng của mẹ.

Vào tuần 22, chiều dài của em bé sẽ tăng đến 27,8cm và nặng khoảng 430gr, hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh cùng các đường nét trên mặt đã trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, tuyến tụy và các lớp lông mềm cũng đã bắt đầu được hình thành trên cơ thể bé.

Sang tuần 23, bé sẽ nặng 500 gr, chiều dài tương ứng khoảng 29cm và bắt đầu chuyển động nhiều hơn. Hệ hô hấp của bé cũng ngày một hoàn thiện để giúp bé thích nghi tốt hơn trong bụng mẹ và sau khi chào đời.

Vào tuần thứ 24 – tức tuần cuối của tháng thứ 6, ba mẹ có thể thấy đầu bé to hơn toàn thân qua ảnh siêu âm thai. Đây là hiện tượng hết sức bình thường vì các bán cầu não đang tích cực phát triển.

Sự thay đổi của bụng bầu 6 tháng và thai nhi

Tuần thứ 24, có thể trông thấy đầu của bé to hơn toàn thân

Những thay đổi ở mẹ bầu

“Sự trỗi dậy” của mụn trứng cá

Khi mang thai, phần lớn các mẹ đều bị lên mụn trứng cá. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi của nội tiết tố, thực phẩm hoặc môi trường xung quanh.

Những mẹ bầu có làn da dầu thì càng dễ nổi mụn. Nếu mẹ tẩy trang và rửa mặt không sạch, tình trạng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Bởi vậy, mẹ nên thường xuyên thực hiện chăm sóc da, song song đó là hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và cay nóng.

Có thể bạn quan tâm: Top các loại mặt nạ cho bà bầu lành tính từ thiên nhiên

Vết rạn trên da bụng

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, bụng bầu 6 tháng của nhiều mẹ bầu sẽ gặp tình trạng rạn da. Thậm chí ở ngực, ở đùi cũng có thể bị rạn. Bên cạnh đó, núm ti của mẹ sẽ thâm hơn, bầu ngực trở nên căng cứng và kích thước cũng sẽ tăng dần.

Chân bị phù nề

Sưng phù 2 chân là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai bởi sự lưu thông máu bị hạn chế. Do đó, để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên chịu khó đi bộ hằng ngày, đặc biệt, trước khi đi ngủ, mẹ cũng nên đi dạo vài vòng quanh nhà.

Không chỉ vậy, trong khi ngủ, mẹ hãy kê cao chân để đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi mang thai tháng thứ 6, nếu tình trạng phù chân diễn biến nặng gây đau và chuột rút thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau lưng

Thai càng lớn, bụng bầu 6 tháng của mẹ càng to, triệu chứng đau lưng sẽ càng trầm trọng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tham khảo các loại gối dành riêng cho bà bầu. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn tư thế nằm ngủ thoải mái nhất để giảm đau lưng.

Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi cũng là lựa chọn vô cùng hợp lý để giúp xương chắc khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 6 cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả không ảnh hưởng đến thai nhi

Khó đi tiêu

Trên thực tế, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng khó đi tiêu – táo bón khi mang thai. Do vậy, mẹ nên ăn nhiều rau và các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa và giảm táo bón. Ngoài ra, khi uống vitamin tổng hợp, mẹ cũng nên chọn các sản phẩm có chứa các thành phần sắt không gây táo bón.

3Bụng bầu 6 tháng gò cứng là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bụng bầu 6 tháng bị gò cứng, cụ thể:

Tử cung quá lớn

Lý do đầu tiên khiến bụng bầu 6 tháng của mẹ bị gò cứng đó chính là do tử cung quá lớn.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, do em bé còn quá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận rõ. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, diện tích khoang chậu giữa trực tràng và bàng quang cũng phải nới rộng để phù hợp với sự phát triển từng ngày của em bé, từ đó gây áp lực lên tử cung.

Điều này sẽ một lần nữa tạo áp lực lên bụng mẹ. Vậy nên, bụng bầu 6 tháng bị căng cứng hoàn toàn có thể xảy ra.

Khung xương thai nhi phát triển

Khung xương thai nhi phát triển cũng là một trong những lý do vô cùng phổ biến dẫn tới tình trạng bụng bầu 6 tháng bị gò cứng.

Mỗi lần em bé quẫy, đạp hay cử động, mẹ sẽ cảm nhận rõ những cơn căng cứng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực cho thấy bé đang phát triển tốt.

Nguyên nhân bụng bầu 6 tháng gò cứng

Sự phát triển của thai nhi có thể khiến bụng mẹ căng cứng

Mẹ bầu bị táo bón

Nguyên nhân tiếp theo khiến bụng bầu 6 tháng của mẹ căng cứng là do tình trạng táo bón.

Vậy nên, mẹ cần ăn uống một cách khoa học cũng như bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như chất xơ, protein, vitamin,… để hạn chế tối đa nguy cơ bị táo bón.

Mức cân nặng của mẹ bầu

Cân nặng cũng chính là nguyên nhân khiến bụng bầu 6 tháng bị gò cứng khi mang thai. Với những mẹ mảnh mai, bụng ít mỡ, cảm giác căng cứng sẽ xuất hiện sớm hơn so với những mẹ có da có thịt.

Bên cạnh đó, cũng có một số mẹ bầu chỉ có thể cảm nhận được hiện tượng bụng căng cứng vào những tháng cuối của thai kỳ khi cân nặng đã tăng nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là an toàn?

Cơn gò Braxton-Hicks

Co thắt thực hành, co thắt giả hay co thắt Braxton-Hicks rất dễ khiến mẹ nhầm tưởng với hiện tượng chuyển dạ. Co thắt thực hành không gây đau đớn nhưng sẽ làm bụng bầu 6 tháng gò cứng. Tuy nhiên, những cơn co thắt này sẽ giúp tử cung chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật, từ đó giúp mẹ sinh bé dễ dàng hơn.

4Bụng bầu 6 tháng thai máy như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bụng bầu 6 tháng gò cứng, mẹ cũng nên theo dõi số lần đạp, cử động của thai nhi để đảm bảo bé vẫn đang phát triển bình thường.

Mỗi 2 giờ 1 lần, mẹ cần cảm nhật ít nhất 10 chuyển động, tuy nhiên em bé cũng có thể cử động nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn. Vậy nên, để chắc chắn nhất, mẹ nên tính xem bé thực hiện 3 chuyển động trong bao lâu.

Bên cạnh đó, theo thời gian, mẹ sẽ bắt đầu phân biệt được các hoạt động cũng như khoảng thời gian trung bình mà thai nhi thực hiện những cử động nhất định. Trong trường hợp mẹ nhận thấy sự bất thường khi bé đạp so với khoảng thời gian trước đó, mẹ cần tới gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm: Những kiến thức cần biết về thai máy

5Lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ 6

Dấu hiệu bất thường

Tuy bụng bầu 6 tháng căng cứng không phải là một dấu hiệu bất thường, mặc dù vậy nếu tình trạng này đi kèm với một trong số những triệu chứng dưới đây, tốt nhất mẹ nên tới bệnh viện để bác sĩ có những biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Chảy máu, ớn lạnh, sốt cao, đau ê ẩm toàn thân
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Thường xuyên tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng chậu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt cao trên 38.5 độ C
  • Dịch âm đạo quá ít hoặc tiết nhiều hơn bình thường
  • Sưng phù tay chân
  • Em bé vận động kém hoặc mẹ không thấy bé cử động
Những bất thường bụng bầu 6 tháng

Nếu sốt cao trên 38 độ 5, mẹ nên đi khám

Những điều cần tránh

  • Bụng bầu 6 tháng cần hạn chế di chuyển đường dài, tránh vận động mạnh gây ảnh hưởng tới thai nhi
  • Hạn chế đi giày cao gót, nên đi giày bệt, những loại dép thấp, đi nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh bị trượt ngã
  • Tuyệt đối không được trèo cao hoặc bưng/bê các loại vật nặng trước bụng
  • Phòng tránh hiện tượng trầm cảm khi mang thai bằng cách tạo niềm vui mỗi ngày thông qua các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, thường xuyên chia sẻ với chồng và các thành viên trong gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh gây ảnh hưởng tới tinh thần của mẹ và bé.

Bụng bầu 6 tháng không nên ăn gì?

  • Các loại hải sản sống: Chứa nhiều methyl thủy ngân, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý nguy hiểm.
  • Thịt tái: Các món ăn chưa được nấu chín kỹ cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mẹ cần phòng tránh khi mang thai.
  • Các loại đồ uống chứa nhiều caffein: Khả năng thải độc của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện để có thể hấp thụ lượng lớn caffeine. Do đó nếu mẹ uống những loại đồ uống này sẽ khiến nhịp tim của thai nhi tăng cao, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ nghiện cà phê ngay khi còn trong bụng mẹ.
  • Đậu nành: Tuy là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc nhưng trong đậu nành lại chứa phytoestrogen – một chất làm kích thích khả năng sinh sản gây ảnh hưởng xấu tới não bộ, hệ miễn dịch và cơ quan sinh dục của bé nếu sử dụng một lượng quá nhiều.
  • Các món ăn quá nhiều dầu mỡ: Hàm lượng calo quá lớn trong các loại đồ ăn nhanh có thể khiến chỉ số đường huyết của mẹ tăng cao nhanh chóng rồi hạ xuống đột ngột. Từ đó khiến mẹ bị khó chịu, đồng thời làm các cơ quan trong cơ thể suy yếu nghiêm trọng trong thời gian dài.
  • Các loại đồ ăn quá cay: Các gia vị quá cay khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến dạ dày của mẹ khó chịu, từ đó gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Các loại đồ ăn quá ngọt, nước uống có gas: Việc bổ sung quá nhiều đường cho cơ thể có thể khiến mẹ bị loãng xương sau khi sinh, đặc biệt còn khiến mẹ có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
  • Các loại đồ ăn quá mặn: Dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, phù nề và có khả năng làm mẹ bị nhiễm độc thai nghén do thận phải chịu quá nhiều áp lực.
Bụng bầu 6 tháng không nên ăn gì

Mẹ cần hạn chế ăn đồ chiên rán, tránh tăng đường huyết đột ngột

Có thể bạn quan tâm: 20+ Thực phẩm mẹ bầu không nên ăn để thai nhi khỏe mạnh

Bụng bầu 6 tháng nên ăn gì?

Bụng bầu 6 tháng căng cứng có thể do táo bón, do vậy mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng như đầy đủ các nhóm chất khác để em bé có thể phát triển khỏe mạnh:

  • Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C
  • Thực phẩm giàu canxi
  • Thực phẩm chứa nhiều acid folic
  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate
  • Thực phẩm giàu đạm
  • Dầu thực vật, bơ

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, mẹ cũng cần uống đủ nước trong suốt quá trình mang thai, tối thiểu 8 ly/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại nước ép tự làm để thay đổi khẩu vị.

Có thể bạn quan tâm: 13 Loại thực phẩm cho bà bầu giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết

Mẹ nên tăng cân bao nhiêu khi mang thai tháng thứ 6?

Sang tới tháng thứ 6, mẹ sẽ tiếp tục tăng khoảng 450gr/tuần hoặc có thể nhiều hơn. Mức tăng cân lý tưởng lúc này là từ 5-6 kg.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, bụng bầu 6 tháng của mẹ to lên đồng nghĩa với việc em bé ngày càng phát triển. Vậy nên mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe của bé luôn trong trạng thái tốt nhất.

Bụng bầu 6 tháng xét nghiệm GCT

Xét nghiệm GCT vô cùng cần thiết để phát hiện tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai tháng thứ 6

Bên cạnh khám thai định kỳ để xác định kích thước bụng bầu 6 tháng và sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng nên thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT. Xét nghiệm này sẽ giúp mẹ phát hiện kịp thời tình trạng tiểu đường thai kỳ, từ đó thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý hơn.

Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ khó sinh, thậm chí khiến mẹ phải sinh mổ. Bên cạnh đó, nếu mẹ mắc tiểu đường khi mang thai, em bé cũng có nguy cơ cao bị tụt canxi sau khi chào đời cũng như mắc các chứng bệnh béo phì, thừa cân hay một số bệnh lý liên quan đến đường huyết và hô hấp.

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bụng bầu 6 tháng gò cứng mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Khi nhận thấy sức khỏe của bản thân hoặc chuyển động của em bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/ Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Lan Anh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Xem thêm:

  • 10 Điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai có đúng không?
  • Mách mẹ các mẹo giảm đau ngực khi mang thai hiệu quả
  • Khó thở khi mang thai có phải triệu chứng bình thường?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kích thước bụng bầu 6 tháng và những điều mẹ cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *