Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hành trang giúp trẻ tự tin hơn

Bạn đang xem bài viết: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hành trang giúp trẻ tự tin hơn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kỹ năng sống là nhân tố quan trọng trọng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ về sau này. Do vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lên những kế hoạch cụ thể giúp bé dễ dàng tiếp thu những kiến thức bổ ích này. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về những nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ nên biết trong bài viết dưới đây nhé!

1Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là những hành vi tích cực và khả năng thích nghi giúp trẻ đối phó được với với các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

Những kỹ năng sống này có thể được trau dồi và tích lũy qua giáo dục hoặc trải nghiệm thực tế. Con người thường dùng nó để giải quyết vấn đề cũng như trả lời những câu hỏi mà họ gặp phải, nhờ vậy mà cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

2Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng sống?

Trong mỗi đứa trẻ luôn tồn tại những thế mạnh và điểm yếu riêng biệt. Việc những ưu điểm của trẻ được phát huy và những nhược điểm được khắc phục giúp trẻ được phát triển đúng hướng và thành công trong tương lai.

Thông thường trẻ trong khoảng từ 2,5 – 4 tuổi có xu hướng thích được tìm hiểu, học hỏi và khả năng tiếp thu, ghi nhớ những trải nghiệm thực tế cũng rất nhanh chóng. Do vậy, bố mẹ cần chăm chút, rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ ngay từ sớm.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non có những lợi ích sau:

  • Là hành trang, nền tảng để xây dựng tính cách, phát triển thế mạnh giúp bé tự tin và nhạy bén hơn.
  • Giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới dù không có bố mẹ bên cạnh.
  • Giúp trẻ hòa nhập với bạn bè, thầy cô ở trường, lớp khi chuyển lớp hoặc sang cấp.
  • Giúp trẻ hình thành được khả năng tự lập và kỹ năng xử lý vấn đề ngay từ khi còn nhỏ.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và nhận thức của trẻ.
  • Giúp quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn.

3Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1. Kỹ năng tự ăn uống

Tự ăn uống là kỹ năng đầu tiên và cần thiết, được các chuyên gia khuyến cáo nên dạy cho trẻ từ sớm. Kỹ năng tự xúc cơm và uống nước mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ ai giúp thúc đẩy trẻ hình thành nên tính tự lập và bản năng sinh tồn trong trẻ.

Vì vậy, khi con đủ 1 tuổi bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con tự cầm thức ăn, nói cho con biết nên ăn và không ăn gì. Để thành thục được kỹ năng này trẻ sẽ mất một khoảng thời gian đầu rất khó khăn, kiên trì và nỗ lực rất nhiều.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên được dạy từ sớm

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên được dạy từ sớm

2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Thực tế hầu hết trẻ mầm non hiện nay đều sống trong vòng tay chăm sóc của bố mẹ do tâm lý yêu chiều và sợ con còn quá nhỏ để chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, điều này lại gây ra cảm giác phụ thuộc và dựa dẫm trong mỗi đứa trẻ.

Trong giai đoạn tuổi này, trẻ đã có thể làm được hết những công việc chăm sóc bản thân đơn giản mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn. Bố mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những công việc cơ bản nhất như: đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự đi ngủ, tự chải tóc, tự mang giày, dép,…

Kỹ năng này dần dần sẽ giúp trẻ hình thành được nề nếp tác phong đúng mực, tính độc lập , giải quyết vấn đề không cần dựa dẫm vào ai. Khi bé hoàn thành tốt công việc, bố mẹ đừng tiếc lời khen, khuyến khích dành cho con để con tiến bộ hơn. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này vô cùng cần thiết, giúp trẻ tự lập hơn trong cuộc sống.

3. Kỹ năng ứng xử

Ứng xử là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Trong giai đoạn mầm non, trẻ thường chưa có những nhận thức cụ thể về mọi thứ xung quanh nên rất dễ học theo, bắt chước những lời nói và hành động của những người xung quanh. Những thói hư, tật xấu cũng từ đây được hình thành.

Ứng xử được xem là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng, giúp trẻ hình thành được những thói quen tốt. Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử bắt đầu từ những điều cơ bản nhất như: chào hỏi lễ phép, nhường nhịn, ăn nói lịch sự, tạm biệt bạn bè,… ngay từ sớm.

Có thể bạn quan tâm: Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi là một trong những kỹ năng sống cần thiết

4. Kỹ năng học hỏi

Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường có khao khát khám phá, thích tìm tòi rất mãnh liệt về tất cả mọi thứ xung quanh. Thay vì ngăn cản, bố mẹ nên tạo điều kiện hết mức để trẻ tự do khám phá và tích cực học hỏi bằng những hoạt động bổ ích, chơi đồ chơi thông minh, trang sách bổ ích,…

Bố mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Bố mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

5. Kỹ năng bơi lội

Bơi lội cũng là kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ không được bỏ qua. Kỹ năng này không chỉ hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho trẻ. Bên cạnh đó, bơi lội còn được xem là phương pháp hữu hiệu để tăng sự sáng tạo, trí tưởng tượng trong học tập.

6. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Dạy cho trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp trẻ hình thành thói quen chỉn chu, ngăn nắp và gọn gàng trong mọi công việc. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ bắt đầu từ công việc gấp quần áo, sắp xếp đồ chơi,…

Với những công việc này, thay vì chỉ mang tính chất dạy, bố mẹ nên đồng hành cùng con để tăng sự hào hứng trong trẻ.

7. Kỹ năng quản lý thời gian

Trẻ trong giai đoạn này, thời gian biểu thường sẽ được bố mẹ quản lý, lên lịch và thực hiện cho. Do vậy, các bé vẫn chưa thể hình thành ý thức trong vấn đề phân bổ thời gian cho các hoạt động trong ngày của mình sao cho hợp lý nhất.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kỹ năng quản lý thời gian lại là một yếu tố quan trọng giúp cuộc sống và công việc sau này của con được bài bản và có kế hoạch hơn. Vì thế, bố mẹ nên xây dựng cho trẻ kỹ năng này bằng cách dạy trẻ các lên lịch trình và tuân thủ đúng theo đúng giờ giấc đó.

8. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Sự phát triển của đời sống xã hội kéo theo những rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ tai nạn khó lường, đe dọa tới sự an toàn và tính mạng của trẻ. Đó là lý do, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy hiểm.

Ví dụ như dạy trẻ không nên đi theo người lạ, tránh chơi các đồ vật sắc nhọn, không lại gần những khu vực nguy hiểm như ban công, cửa sổ chung cư, không cho tay vào ổ điện, không gần những loài vật nguy hiểm,…

9. Kỹ năng giúp đỡ người khác

Để giúp trẻ trở thành người nhân hậu, giàu lòng nhân ái khi trưởng thành bố mẹ nên dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ những người bên cạnh bằng cách cho con làm những công việc đơn giản mang tính giúp đỡ như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, mang đồ,…

10. Kỹ năng bảo vệ môi trường

Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay là bảo vệ môi trường.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ biết yêu thương động vật, thiên nhiên và môi trường xung quanh sẽ giúp tâm hồn và tính cách tốt đẹp hơn. Nhờ vậy mà trẻ luôn sống trong cảm xúc tích cực, biết bao dung, cảm thông và sẻ chia hơn.

Có thể bạn quan tâm: Cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non đơn giản ngay tjai nhà, ba mẹ có thể áp dụng

11. Kỹ năng an toàn giao thông

An toàn giao thôngkỹ năng sống cho trẻ mầm non được dạy ở tất cả mọi trường mẫu giáo hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển cho kỹ năng này bố mẹ cần kết hợp song song lý thuyết với thực hành bằng những trải nghiệm thực tế.

Ví dụ như dạy con đi bộ trên vỉa hè và đi bộ vào phần đường dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường, chỉ đi khi có đèn tín hiệu màu xanh,….

12. Kỹ năng vượt qua khó khăn

Với mỗi đứa trẻ bố mẹ luôn là người không thể thiếu giúp trẻ vượt qua các khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể đồng hành và hỗ trợ cho các con. Hãy dạy con kỹ năng vượt qua khó khăn khi gặp các trở ngại sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của con sau này.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này có thể hình thành bằng những việc cơ bản như xây dựng cho trẻ thói quen tự đứng dậy sau khi ngã, để trẻ xử lý những vấn đề đơn giản,…

13. Kỹ năng nấu ăn

Nấu ăn là kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà trẻ nên được hướng dẫn từ sớm bởi vì nó liên quan mật thiết tới sức khỏe thể chất, tinh thần và tài chính sau này của trẻ.

Dựa vào độ tuổi mà bố mẹ có thể dạy và giao cho con những công việc phù hợp với khả năng. Đặc biệt hoạt động tham gia vào công việc chung của gia đình của bé còn giúp tạo sự gắn kết và gia tăng tình cảm cho các thành viên.

Nấu ăn là kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết

Bố mẹ nên dạy trẻ nấu ăn từ khi còn học mầm non

Bố mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non này từ công việc cơ bản nhất như chuẩn bị bát đũa, trải chiếu,… Rồi mới cho bé chuyển sang việc chuẩn bị nguyên liệu cơ bản, cắm cơm, tự làm món ăn mình thích,…

14. Kỹ năng tự vệ

Khi xã hội càng phát triển, trẻ con cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm rình rập có thể là ở ngoài đường, trong trường học,… thậm chí là ngay trong gia đình. Do vậy, thay vì nghiêm cấm các con tiếp xúc với rủi ro bố mẹ nên dạy con những kỹ năng tự vệ, phòng vệ đúng đắn.

15. Kỹ năng làm việc nhóm

Một trong những kỹ năng sống cho cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần ưu tiên dạy cho bé. Biết cách làm việc nhóm bé nhanh chóng xây dựng và mở rộng những mối quan hệ tốt đẹp khi trưởng thành. Và khi trẻ hòa đồng và tận dụng được sức mạnh của tập thể bé sẽ dễ thành công hơn.

16. Dạy trẻ tiết kiệm

Dạy con tiết kiệm cũng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần quan tâm. Khi còn nhỏ trẻ được chăm lo, chu cấp tất cả mọi thứ, do vậy bé chưa thể hình thành ý thức về vấn đề này nên rất thiếu tính tự lập, luôn đòi hỏi và dựa dẫm vào người xung quanh.

Dạy con biết tiết kiệm cũng là cách để bố mẹ giáo dục con giúp con hiểu được giá trị của sự lao động, công sức và đồng tiền nhờ vậy mà bé sẽ quý trọng thành quả lao động, tiêu tiền đúng mục đích, tránh những sai lầm về tài chính.

Có thể bạn quan tâm: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống với chương trình học tại Trường Mầm non Global Ecokids

4Cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Thông qua trò chơi

Thông qua các trò chơi cho bé cũng là cách để bố mẹ trau dồi kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Bởi qua trò chơi trẻ có thể áp dụng những kỹ năng và kiến thức khác nhau. Bên cạnh đó còn giúp trẻ học được sự kiên nhẫn, biết hợp tác, chia sẻ, nhường nhịn với người xung quanh.

Sinh hoạt hằng ngày

Thông qua sinh hoạt hằng ngày cũng là phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Những kỹ năng được học qua sinh hoạt hằng ngày sẽ vô cùng lâu dài bởi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần biến thành thói quen và phát triển kỹ năng mới.

Sử dụng phim ảnh và kể chuyện

Bố mẹ hoàn toàn có thể hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua những bộ phim và câu chuyện phù hợp với độ tuổi của các con. Trong đó sẽ có nhiều bài học quý báu mà trẻ có thể học được và áp dụng để xử lý, giải quyết vấn đề ngoài thực tế.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua sách và phim ảnh

Đọc sách cũng là cách dạy trẻ kỹ năng sống hiệu quả

Các hoạt động sáng tạo

Thông qua các hoạt động sáng tạo sẽ cũng là cách để trau dồi kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất hiệu quả. Với phương pháp này bố mẹ có thể cho trẻ nhập vai để giải quyết tình huống, ví dụ như khi bị lạc phải làm sao, làm hỏng hay mất đồ của người khác thì phải làm gì,…

Có thể bạn quan tâm: Có nên cho trẻ đi học sớm để phát triển toàn diện các kỹ năng không?

5Một số lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ

  • Áp dụng phương pháp dạy phù hợp với tính cách, sở thích của con thay vì đánh đồng tất cả. Để làm được điều này bố mẹ cần phải gần gũi, quan tâm và lắng nghe con.
  • Tuyệt đối không áp đặt con, bởi vì nó chỉ khiến trẻ thêm bức xúc, khó chịu và phản kháng. Hỏi con muốn làm gì và không muốn làm gì để con học hỏi, trau dồi trên tinh thần vui vẻ, tích cực nhất.
  • Chọn thời điểm thích hợp để dạy con để đạt hiệu quả cao nhất thay vì nhồi nhét kiến thức quá nhiều cho trẻ trong cùng một thời điểm khiến trẻ bị quá tải từ đó sinh ra cảm giác chán ghét.
  • Đăng ký cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống cho trẻ mầm non để con có cơ hội thực hành thay vì chỉ là những kiến thức lý thuyết được bố mẹ dạy.

Ngoài giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bố mẹ nên kết hợp các phương pháp giáo dục khác, điển hình như tăng cường tư duy cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển não bộ của con để kích thích sự ghi nhớ, học hỏi trong trẻ.

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngay từ khi còn nhỏ là việc làm hết sức cần thiết giúp con tự tin và thành công trong tương lai. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ tìm ra phương pháp phù hợp nhất để trang bị kiến thức và hành trang sống cho con trước khi bước vào đời.

Xem thêm:

  • Dạy trẻ nhận biết màu sắc siêu hiệu quả với những cách này!
  • Ba mẹ có thể dạy trẻ nhận biết con vật ngay tại nhà, cực đơn giản
  • Trẻ kém hấp thu ba mẹ nên bổ sung gì?

Tổng hợp Tạ An NinhKiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hành trang giúp trẻ tự tin hơn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *