Lactic acid là gì? Tác dụng của Lactic acid đối với chăm sóc da

Lactic acid là gì? Tác dụng của Lactic acid đối với chăm sóc da

Bạn đã biết về Lactic acid và ứng dụng của chúng trong chăm sóc da chưa, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

Chắc bạn đã nghe đến lactic acid thường có trong sữa. Nhưng chất này cũng rất thường xuyên trong các sản phẩm chăm sóc da và liệu trình điều trị da chuyên nghiệp. Vậy chúng có công dụng gì lên da, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm lời giải đáp trong bài viết sau nhé!

Lactic acid là gì?

Lactic acid là một loại alpha hydroxy acid hay AHA. Cấu trúc phân tử của chúng cho phép thẩm thấu vào sâu trong tế bào da, có khả năng ngậm nước cao và cấp ẩm, giúp da mềm mại. Chúng phù hợp với mọi loại da, bao gồm da khô và da nhạy cảm.

Lactic acid là gì? Tác dụng của Lactic acid đối với chăm sóc daCấu trúc của Lactic acid

Lactic acid gồm hai loại là lactic acid tự nhiênlactic acid tổng hợp. Lactic acid tự nhiên thường xuất hiện trong sữa và chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua. Lactic acid tổng hợp thường được tìm thấy trong mỹ phẩm không kê đơn đến sản phẩm đặc trị chỉ định.

Sữa chuaLactic acid tự nhiên thường xuất hiện trong sữa chua

Với đặc tính chuyên biệt giúp làn da trở nên mịn màng bất ngờ, lactic acid còn phù hợp với mọi loại da. Đặc biệt với da khô và da nhạy cảm, hợp chất này còn giúp tái tạo cấu trúc da và chỉ sau vài lần sử dụng, bạn sẽ nhận ra sự cải thiện một cách rõ rệt.

Lactic acid trong mỹ phẩmLactic acid trong mỹ phẩm

Tác động lên da của lactic acid phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ và độ pH của chúng. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Molecules (Phân tử) vào năm 2018, lactic acid với nồng độ khoảng 5 – 12% và độ pH 3 – 4 sẽ cho kết quả lên da tốt nhất. Độ pH dưới 3 có thể gây kích ứng da.

Lợi ích của Lactic acid

Tẩy tế bào chết

Lactic acid sẽ nhẹ nhàng phá vỡ cấu trúc tế bào da khô và da chết trên bề mặt. Vì thế, lactic acid hoạt động như một chất tẩy tế bào chết cho da, kích thích tái tạo tế bào da, giúp cải thiện da thô ráp, sần sùi.

Cải thiện da thô rápLactic acid hoạt động như một chất tẩy tế bào chết cho da

Dưỡng ẩm, làm mềm da, giúp da khỏe mạnh

So với các chất họ AHA, lactic acid có khả năng ngậm nước. Do đó, lactic acid giúp cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da tốt hơn, giảm vấn đề khô da sau khi sử dụng mà thường gặp ở các AHA khác.

Nghiên cứu của Rawlings và cộng sự năm 1996 trên tạp chí Arch Dermatol Res – Lưu trữ nghiên cứu da liễu cho thấy lactic acid kích thích sản sinh ceramides, một thành phần giúp da khỏe mạnh, tăng cường hàng rào bảo vệ da. Do đó, chúng giúp da khỏe mạnh hơn, đặc biệt là làn da nhạy cảm.

Làm mờ vết thâm do mụn, làm sáng da, đều màu da

Trong quá trình loại bỏ da chết, lactic acid giúp da sáng lên, khắc phục da xỉn màu, làm đều màu da. Lactic acid nồng độ 5 – 12% có tác dụng rất tốt để làm sáng da, giảm vết thâm do mụn.

Da mụnLactic acid giúp làm sáng da, giảm vết thâm do mụn

Cải thiện các dấu hiệu lão hóa

Lactic acid cũng là chất chống oxy hóa, giải phóng các enzym kích thích sản sinh collagen. Do đó, chúng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi dấu hiệu lão hóa, làm săn chắc da, làm mờ vết nhăn. Tuy nhiên, lactic acid không cải thiện được những vết nhăn sâu.

Da lão hóaLactic acid đẩy lùi dấu hiệu lão hóa, làm săn chắc da, làm mờ vết nhăn

Cách sử dụng lactic acid để làm đẹp da

Trước hết, bạn xác định loại lactic acid phù hợp với loại da của mình:

Sản phẩm chứa lactic acid dạng kem sẽ rất phù hợp cho da thường đến da khô.

Sản phẩm chứa lactic acid dạng gelhoặc dạng lỏng sẽ tác dụng tốt nhất cho da hỗn hợp và da dầu.

Đối với da có nhiều vấn đề hơn như da mụn, da không đều màu, da lão hóa thì bạn nên sử dụng lactic acid loại serum (tinh chất). Công thức của sản phẩm dạng serum thường mạnh hơn vì kết hợp acid lactic với các acid tẩy tế bào chết khác.

Mỹ phẩm chứa lactic acidMỹ phẩm chứa lactic acid

Các bước sử dụng lactic acid trong chu trình dưỡng da để đạt hiệu quả chăm da tốt nhất như sau:

Bước 1: Tẩy trang và rửa sạch mặt với sữa rửa mặt.

Bước 2: Dùng nước hoa hồng hay toner để cân bằng lại da.

Bước 3: Bôi sản phẩm chứa lactic acid.

Bước 4: Đợi khoảng 15-30 phút, tiếp tục chu trình với mặt nạ khi dưỡng da vào buổi tối.

Bước 5: Dùng các serum dưỡng ẩm.

Bước 6: Bôi kem dưỡng để khóa ẩm.

Bước 7: Sử dụng kem chống nắng nếu dưỡng da vào ban ngày.

Chu trình dưỡng daCác bước sử dụng lactic acid trong chu trình dưỡng da

Ứng dụng lactic acid trong chăm sóc da

Với công dụng tuyệt vời trong chăm sóc da, lactic acid có rất nhiều ứng dụng khác nhau:

Sữa rửa mặt: Sữa rửa mặt chứa lactic acid rất dễ dàng sử dụng trên da với công năng 2 trong 1, vừa rửa sạch bụi bẩn, bã nhờn vừa lấy đi tế bào chết. Nồng độ lactic acid trong sữa rửa mặt cũng khá nhẹ, do đó là lựa chọn tốt cho các làn da nhạy cảm.

Sữa rửa mặt có lactic acidSữa rửa mặt có lactic acid

Kem dưỡng ẩm, lotion, toner và serum: Hầu hết các lactic acid loại này thường dùng vào ban đêm để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời. Loại này phù hợp cho những liệu trình sử dụng lactic acid lâu dài để cải thiện vấn đề da.

Kem dưỡng ẩm, lotion, toner và serum có lactic acidKem dưỡng ẩm, lotion, toner và serum có lactic acid

Sản phẩm tẩy tế bào chết và mặt nạ: Lactic acid trong những sản phẩm này có nồng độ mạnh hơn để có thể tẩy đi da chết. Loại này không nên sử dụng hằng ngày như sữa rửa mặt hay kem dưỡng mà chỉ 1 – 3 lần/tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Tẩy tế bào chết và mặt nạ có lactic acidTẩy tế bào chết và mặt nạ có lactic acid

Sản phẩm lột da lactic acid chuyên dụng: Các sản phẩm lột da (peeling) chứa lactic acid với nồng độ từ 30 – 88% thường chỉ dùng chuyên dụng trong các spa, spa y tế, phòng khám da liễu, bạn không nên dùng chúng ở nhà.

Sản phẩm lột da lactic acid chuyên dụngSản phẩm lột da lactic acid chuyên dụng

Các dược phẩm về da: Lactic acid cũng được ứng dụng để chữa trị các bệnh da như viêm nang lông, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và bệnh hồng ban.

Lactic acid trong dược phẩm chữa các bệnh về daLactic acid trong dược phẩm chữa các bệnh về da

Tác dụng phụ có thể xảy ra và lưu ý khi sử dụng

Tác dụng phụ khi sử dụng lactic acid:

Tăng nhạy cảm với ánh nắng: Lactic acid tẩy tế bào da chết do đó khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Gây kích ứng da: Lactic acid có thể gây ngứa râm ran nhưng sẽ biến mất sau khoảng 1 giờ. Nhưng nếu gặp các vấn đề nặng hơn như đỏ da, phát ban, ngứa, sưng tấy, thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ ngay.

Da nhạy cảm với nắngSử dụng lactic acid có thể khiến da nhạy cảm với nắng

Một số lưu ý khi sử dụng lactic acid:

Trước khi bắt đầu dùng lactic acid

Tư vấn bác sĩ da liễu thật kỹ càng về lộ trình dùng lactic acid phù hợp cho da mình.

Bản chất của lactic acid là thay mới tế bào da đã chết, vì thế bạn cần phải chắc chắn làn da đủ khỏe, không quá khô và nhạy cảm để có thể bắt đầu với lactic acid.

Nghe tư vấn của bác sĩTư vấn bác sĩ da liễu thật kỹ càng về lộ trình dùng lactic acid phù hợp cho da mình.

Nếu bạn đang sử dụng retinol hay tretinoin thì làn da đã khô và nhạy cảm nên việc sử dụng thêm lactic acid có thể gây kích ứng da. Hãy tạm ngưng ít nhất 5 ngày sử dụng retinol hay tretinoin trước khi chuyển sang dùng lactic acid.

Vitamin C và niacinamide dùng chung với lactic acid sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng của các thành phần này, vừa kích ứng da. Do đó, không dùng lactic acid cùng lúc với 2 chất này mà chia ra dùng luân phiên sáng/tối.

Nếu bạn đang sử dụng các phương pháp tẩy tế bào chết tại spa hay tại nhà, hãy ngừng lại ít nhất hai tuần trước khi chuyển sang dùng lactic acid.

Tìm hiểu thông tin và tham khảo hình ảnh trước và sau khi điều trị thật kỹ để có được thông tin chân thực nhất về sử dụng lactic acid.

Mỹ phẩmTìm hiểu kĩ về mỹ phẩm có lactic acid trước khi sử dụng

Sau mỗi lần điều trị với lactic acid

Không dùng quá nhiều, một lần dùng chỉ cần 2 – 3 giọt để thoa đều khắp da mặt.

Cần ít nhất từ 2 – 10 ngày đến 2 – 4 tuần để làn da phục hồi sau khi điều trị lactic acid. Trong thời gian này, cần bảo vệ da tối đa khỏi ánh nắng mặt trời, khói bụi và mồ hôi, thường xuyên sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ da.

Nhỏ dung dịch mỹ phẩm trên tayDùng chỉ cần 2 – 3 giọt lactic acid một lần

Luôn dành thời gian cho da nghỉ ngơi định kỳ sau một đợt điều trị bằng lactic acid. Một liệu trình dùng lactic acid để giảm vết thâm, ngăn ngừa lão hóa sẽ gồm 4-6 lần điều trị với khoảng cách từ 3-4 tuần nghỉ ngơi giữa mỗi lần.

Nếu bạn muốn làn da đẹp hơn để chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng thì hãy áp dụng liệu trình tẩy da chết bằng lactic acid từ 10 – 14 ngày trước sự kiện.

Chống nắngSử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30+ khi dùng lactic acid

Luôn bắt đầu với sản phẩm nồng độ thấp

Lactic acid có nồng độ càng cao càng có tác dụng mạnh lên da. Để an toàn nhất, bạn hãy bắt đầu từ sản phẩm lactic acid có nồng độ nhẹ nhất. Theo dõi thường xuyên biểu hiện của da cẩn thận. Nếu phát hiện bất kỳ phản ứng nào, giảm liều dùng lại hoặc ngừng sử dụng.

Nên lựa chọn sản phẩm chứa lactic acid như thế nào?

Hiện nay các sản phẩm chứa axit lactic không kê đơn có nhiều nồng độ khác nhau dao động từ 5% đến 30%. Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp cho tình trạng da khác nhau.

Sản phẩm lactic acid nồng độ thấp nhất từ 5 – 10% phù hợp với người mới bắt đầu để dùng hằng ngày. Nồng độ này đủ để tẩy da chết da nhẹ nhàng, làm sáng da, giúp da quen dần với lactic acid. Các sản phẩm có thể tham khảo gồm The Inkey list lactic acid, The Ordinary lactic acid 5% và 10%.

The Inkey list lactic acidThe Inkey list lactic acid

Các sản phẩm lactic acid nồng độ cao thường dùng peel da đặc trị. Sản phẩm này chỉ dùng 1 – 2 lần trong 1 tuần. Luôn theo dõi làn da có bị kích ứng không và nếu có thì ngưng lại, chuyển về sản phẩm có nồng độ thấp hơn. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tẩy tế bào chết Obagi Nu-Derm Exfoderm Forte.

Sản phẩm tẩy tế bào chết Obagi Nu-Derm Exfoderm ForteSản phẩm tẩy tế bào chết Obagi Nu-Derm Exfoderm Forte

Hy vọng chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn về lactic acid và cách lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình. Lactic acid là “thần dược” cho da nhưng cần sự theo dõi kỹ càng trong khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh chế độ ăn nhiều rau và hoa quả tươi như táo, nho, để giúp bạn luôn khỏe đẹp mỗi ngày nhé!

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *