Với mỗi du khách lần đầu đến cố đô Huế đều không thể không ghé qua lăng mộ vua Minh Mạng. Không chỉ du khách mà những nhà lịch sử học, nhà nghiên cứu đều rất ấn tượng về di tích lịch sử Lăng Minh Mạng. Giờ thì hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xem có gì hay ở lăng mộ vị vua đông con nhất lịch sử nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Huế giá rẻ view biển đẹp thích hợp nghỉ dưỡng
Top 20 Resort Huế view đẹp gần trung tâm thích hợp nghỉ dưỡng
Top 10 khách sạn Huế gần biển thích hợp nghỉ dưỡng
Top 30 Homestay Huế giá rẻ đẹp ở trung tâm có bể bơi gần biển Lăng Cô
1. Giới thiệu khái quát về Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng (hay còn gọi là Minh Mệnh) có tên chữ là Hiếu lăng (孝陵), do hoàng đế Thiệu Trị thời nhà Nguyễn cho xây dựng. Lăng nằm trên núi Cẩm Kê, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Đây là một trong những công trình lăng tẩm nổi bật, gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc đặc trưng và vị trí đắc địa. Nơi đây có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình thời Nguyễn và mang đậm bản sắc giá trị Nho giáo.
2. Địa chỉ của Lăng Minh Mạng
Lăng mộ hoàng đế Minh Mạng còn có tên gọi khác là Hiếu Lăng, nằm trên một ngọn núi Cẩm Kê xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây nằm ngay gần ngã ba Bằng Lăng cách trung tâm thành phố khoảng 12km.
Bạn hoàn toàn có thể di chuyển từ trung tâm thành phố bằng xe máy, xung quanh sẽ có rất nhiều chỗ cho thuê. Ngoài ra bạn có thể đi bằng thuyền rồng Sông Hương để đi ngược dòng sông Tả Trạch và Hữu Trạch.
3. Giá vé và giờ mở cửa lăng Minh Mạng
Thời gian mở cửa: Từ thứ 2 đến chủ nhật bao gồm cả những ngày lễ tết, Lăng mộ Hoàng đế Minh Mạng đều mở cửa đón khách. Về thời gian trong ngày thì Hiếu Lăng sẽ mở cửa từ 7h sáng đến 17h30 chiều.
Vào đây bạn cũng phải mua vé như những di tích lịch sử khác tại cổng vào. Giá vé như sau:
- Người lớn và trẻ em >12 tuổi: 150.000đ/người
- Trẻ em từ 7 – 12 tuổi: 30.000đ/người
- Trẻ em dưới 7 tuổi: miễn phí
4. Kiến trúc độc đáo của Lăng Minh Mạng
4.1. Câu chuyện lịch sử về việc xây dựng nên Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng bắt đầu xây dựng từ tháng 9 năm 1840. Nhưng trong quá trình xây dựng thì vua Minh Mạng qua đời. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã gấp rút cho 10.000 lính xây dựng lăng mộ cho vua Minh Mạng, cho tới 1843 thì tạm hoàn thành.
Vua Minh Mạng có một lăng tẩm lớn đến vậy thì từ năm 1820 -1841, khi ông lên ngôi vua cho tới khi qua đời, đã luôn là một vị minh quân có nhiều cống hiến cho đất nước và nâng cao được đời sống cho người dân. Cho nên khi mất 14 năm để chọn cho mình một nơi yên nghỉ thích hợp, ông đã chọn núi Cấm Khê và đổi tên núi thành Hiếu Sơn còn lăng tẩm được gọi là Hiếu Lăng.
4.2. Sự độc đáo trong kiến trúc, vị trí và ý nghĩa của Lăng Minh Mạng
4.2.1. Kiến trúc độc đáo
Diện tích lăng vua Minh Mạng khoảng 18ha, xây dựng hơn 40 công trình lớn nhỏ. Điều đặc biệt là tất cả công trình được bài trí đối xứng nhau. Các công trình được xây dựng trên 3 trục lớn và đứng song song với nhau và lấy con đường Thần Đạo làm trung tâm.
Không gian nhìn từ trên cao thì nơi đây được bao trùm mới màu xanh của cây cối với sự yên tĩnh của dòng sông và vững vàng của núi non. Tất cả tạo nên một vẻ hữu tình của nơi đây.
4.2.2. Vị trí đắc địa
Không phải tự nhiên vua Minh Mạng mất tận 14 năm mới có thể tìm được một nơi để xây dựng nơi hương hỏa cho chính mình. Nơi đây vừa có núi vừa có sông nên rất thoáng mát mà cũng tiện đi lại.
Lăng vua Minh Mạng được các nhà phong thủy học, lịch sử học đánh giá có vị trí rất đẹp. Và không biết có phải may mắn hay không nhưng trải qua nhiều trận chiến của pháo đạn thì Hiếu Lăng vẫn đứng vũng không bị tổn hại gì.
4.2.3. Ý nghĩa
Như cái tên Hiếu Lăng và việc chỉnh sửa tên là Hiếu Sơn, Vua Minh Mạng muốn con cháu thế hệ sau phải luôn ghi nhớ công lao của cha anh đi trước. Thật vậy, việc tôn kính và biết ơn cho thế hệ đi trước luôn là văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam từ hồi dựng nước cho tới hiện tại.
5. Khám phá những địa điểm ở Lăng Minh Mạng
5.1 Đại Hồng Môn Lăng Minh Mạng
Muốn bước vào bên trong, bạn sẽ phải đi qua Đại Hồng Mông. Tương tự như cửa chính của những lăng mộ nhà Nguyễn thì Đại Hồng Môn của Lăng Minh Mạng là Cổng Tam Quan với 3 cửa nằm dưới mái lá làm bằng 24 viên gạch ngói cùng điển tích “cá chép hóa rồng”, “long vân khế hội”.
Theo sử sách, cửa chính giữa của Đại Hồng Môn chỉ được mở ra một lần duy nhất là khi đưa di hài Vua Minh Mạng vào lăng, còn lại đóng kín cho tới bây giờ. Du khách đến chơi phải đi qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
5.2 Bái Đình
Đi qua Đại Hồng Môn, du khách sẽ đến một khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng có tên là Bái Đình, cho nên tên của vị trí này là sân Bái Đình.
Xung quanh sân sẽ có hàng tượng quan văn, quan võ và ngựa đá đứng chầu. Điều này nói lên sự kính trọng dành cho vị vua đã khuất. Tại trung tâm của sân Bái Đình là nhà Bi Đình thiết kế theo phong cách truyền thống nhà Nguyễn: mái che gồn hai tầng âm dương và trên đỉnh trang trí bình rượu hồ lô là biểu tượng cho sự trường thọ, trường tồn và hình con rồng là biểu tượng của nhà vua.
5.3 Lầu Minh Lâu
Đây được coi là nơi đẹp nhất, sáng nhất trong lăng Minh Mạng. Minh Lâu có nghĩa lầu sáng-nơi để vua tận hưởng những đêm trăng sáng, đây là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thời nhà Nguyễn.
Minh Lâu được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Tam Tài theo lối kiến trúc “phương đình”. Tòa nhà có hình vuông và gồm hai tầng. Bên trong được trang trí theo xu hướng Nho giáo và triết lý nhân sinh.
5.4 Khu vực Tẩm điện
Đây là khu vực thờ long vị của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.Hồ Thị Hoa. Cấu trúc nơi đây bao gồm cửa Hiển Đức, Tả Hữu Tùng Tự và điện Sùng Ân.
Cửa Hiền Đức là cổng chính của tẩm điện. Đây là cảnh cổng thức hai, sau Đại Hồng Môn, nằm trên con đường Thần Đạo. Cổng được xây dựng như một tòa nhà 2-3 tầng, ba gian nằm trên một mặt nền cao hơn 1m so với sân chầu sân Bái Đình. Xung quanh cửa được bó vỉa đá thanh và lợp ống tráng men. Công trình được chạm nổi hoàn toàn và sơn màu son thếp vàng.
Tả Hữu Tùng Tự là hai tòa nhà ở hai bên sân nằm trong cửa Hiển Đức. Đây là căn nhà để văn võ bá quan có thể túc trực khi đến Hiếu Lăng rồi trở thành nơi thờ các quan văn, quan võ có công dưới triều vua Minh Mạng. Mỗi căn ở đây có 3 gian 2 chái, mái ngói âm dương tráng men xanh.
Chính giữa khuôn viên là điện Sùng Ân, nơi đặt bài vị của vua và hoàng hậu. Vì là kiến trúc chính của toàn bộ Hiếu Lăng nên được xây dựng vô cùng lộng lẫy và đẹp mắt. Được thiết kế theo xu hướng “trùng thiềm điệp cốc”. Đây là một kiểu kiến trúc nhà kép hai mái được nối với nhau bằng một hệ thống trần mái vòm.
Công trình còn bao gồm 17 bậc thềm đá dẫn du khách vào Hoằng Trạch Môn, tạo nên một khung cảnh xanh mát với bóng cây, hương thơm của hoa dại và vẻ đẹp lộng lẫy của hồ nước, xen kẽ với những đài sen nhỏ.
5.5 Hồ Tân Nguyệt Lăng Minh Mạng
Sau khi đã tham quan hết khu vực tẩm điện thì du khách sẽ đến Hồ Tân Nguyệt. Như cái tên, công trình có hình vầng trăng đang ôm trọn biểu tượng mặt trời của Bửu Thành. Kiến trúc này dựa trên tư tưởng của cổ nhân về sự biến hóa hình thành nên vũ trụ, như ở đây là bán nguyệt là tượng trưng cho nguyên tố Âm đang bao bọc và che chở lấy Dương là Bửu Thành.
5.6 Bửu Thành
Bửu thành là tường thành được xây xung quanh khu vực đồi có tổng chiều dài là 273 mét và chiều cao 3,5 mét, chỉ có duy nhất một cổng để ra vào. Bên trong còn có rất nhiều cây cối nhưng chủ yếu là cây thông. Bửu Thành được xây dựng để bao bọc và bảo vệ sự yên nghỉ cho nhà vua.
Đây chính là công trình cuối cùng trên con đường Thần Đạo.
5.7 Cầu Thông Minh Chính Trực Lăng Minh Mạng
Để vào được khu vực lăng mộ của vua Minh Mạng thì cần đi qua cầu Thông Minh Chính Trực. Hai đầu cầu là hai vũ môn với các trụ bằng đồng nguyên chất, trên thân khắc hình rồng uốn lượn từ trên trời xuống mặt đất, trên đỉnh cột có búp sen thể hiện sự cao quý.
Phía bên trên phường môn có lớp liên ba chỉ ô hộc trang trí với những tấm pháp lam, bên trên viết chữ hán “Chính đại quang minh” và “Thông minh chính trực” nên gọi đây là cầu Thông Minh Chính Trực.
6. Những lưu ý khi thăm quan Lăng Minh Mạng
- Chú ý ăn mặc lịch sự, không nên hở hang gây phản cảm.
- Duy trì trật tự, tôn trọng di tích lịch sử Lăng mộ Hoàng đế Minh Mạng.
- Tuân thủ quy định của ban quản lý, không chạm vào hiện vật và không được leo trèo
- Giữ gìn vệ sinh khi tham quan và trải nghiệm
- Đến đây bạn sẽ có thể không có nhiều sự lựa chọn về quán ăn nên hãy chuẩn bị trước một số đồ ăn nhẹ khi tới thăm quan.
7. Những hình ảnh Lăng Minh Mạng cực chất
Trên đây là thông tin về lăng mộ vua Minh Mạng và hình ảnh của lăng Minh Mạng mà chúng mình đã thu thập được. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng đã đưa cho bạn được một cái nhìn tổng thể để bạn có thể tới thăm quan tại khu di tích lịch sử này. Chúc bạn có chuyến đi chơi vui vẻ bên gia đình và bạn bè.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết chi tiết từ A – Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc tiết kiệm nhất