Nhà máy sản xuất bia Leffe nằm trên bờ sông Meuse, cách khoảng gần 1 km về phía nam của thành phố Dinant của Bỉ.
Từ thời Trung Cổ, các tu viện sản xuất bia chu yếu vì ly do vệ sinh. Bia giúp ngăn ngừa bệnh thương hàn và các dịch bệnh chết người lây lan qua nước bị ô nhiễm. Và kể từ khi những người Trung Cổ không biết làm thế nào để kiểm tra xem nước có an toàn vệ sinh hay không, việc khử trùng nước trước khi dùng để nấu bia là cách tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn như là loài vi khuẩn Salmonella Typhi đã giết chết rất nhiều người.
Năm 1152, các vị cha cố đã tìm thấy tu viện Notre-Dame gần nhà máy bia và con sông Meuse. Sau đó tên của tu viện này đã được đổi thành tu viện Leffe Abbey vào năm 1200. Các tu sĩ ủ men rượu bia bằng các thành phần tự nhiên và dựa trên một công thức đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tài liệu lịch sử về loại bia này đã ghi lại vào năm 1240.
Trong lịch sử bia leffe đã phải trải qua một cơn khủng hoảng, đến từ thiên nhiên. 1460, tu viện bị lũ quét, sạt lở nghiêm trọng, 1466 bị hỏa hoạn, thời kỳ 1735-1794 trải qua sự tàn phá của chiến tranh khiến tu viện bị bỏ hoang nhiều thập kỷ. Mãi tới 1952, hoạt động sản xuất Bia Leffe mới được thiết lập trở lại.
Cũng giống như Bia Chimay của Bỉ, Bia Leffe có nguồn gốc xuất xứ từ các tu viện, tu sĩ InBev chính là cha đẻ của loại men chất ngất này. Nhờ có nền tảng và công thức đặc biệt, Bia Leffe nhanh chóng chiếm lại thị trường và mở rộng sản xuất đến tận bây giờ.
Tại Bỉ, một trong những ngành công nghiệp trọng điểm làm nên tên tuổi của quốc gia này chính là bia rượu – chất men say khó cưỡng của loài người. Có hàng ngàn câu chuyện tình yêu bia của các tu sĩ Bỉ với câu chuyện lịch sử bia leffe với 2 dòng chủ đạo: Bia Leffe nâu và Bia Leffe vàng được yêu thích nhất
Bia Bỉ Leffe vàng là loại bia lâu đời và cổ điển nhất của Bỉ . Bia được sản xuất từ năm 1240. Bia Leffe có màu vàng sáng óng mang hương hoa quả nguyên chất, nhẹ, có vị đậm đà, mang hương vị của gừng, cam, nhục đậu khấu, để lại vị dịu ngọt nơi đầu lưỡi. Trong những năm năm mươi, Cha tu viện trưởng Nys của tu viện, một người sản xuất bia với niềm đam mê về bia. Cha Nys rất buồn phải chứng kiến nhà máy bia dần rơi vào tình trạng suy yếu và cuối cùng đã phải đóng cửa trong năm 1809. Không chấp nhận một nơi tuyệt vời như vậy bị lãng quên, ông tuyên bố sẽ mang bia Leffe trở lại. Cha Nys đã tự thử thách chính mình với việc đưa nhà máy bia Leffe hoạt động trở lại.
Bia Leffe nâu là một dòng bia Abbaye đặc trưng truyền thống của Bỉ. Năm 1240 ở huyện Dinant, trung tâm của các huyện Leffe nằm một tu viện nổi tiếng trong làng, các cha lên ý tưởng để làm sạch nước thông qua một quá trình chuyển hoá nước thành bia. Chẳng bao lâu, Leffe Brown được sinh ra trong những năm 1248 từ công thức của các tu sĩ khổ hạnh thời bấy giờ. Bia đầu được lên men phong phú và mịn màng, đánh thức vị cay đắng một cách ngọt ngào và tinh tế