Mít là loại trái cây được ưa chuộng bởi vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì ăn mít có tốt không và khi ăn thì cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Nhiều người cho rằng mít là thực phẩm khi ăn vào sẽ gây nóng cho cơ thể, đặc biệt là người mang thai thì không nên ăn. Đó là một quan điểm hết sức sai lầm. Mít có vị ngọt thanh, chứa hàm lượng vitamin khá cao và nhiều chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: protein, magie, sắt, canxi. Với những chất dinh dưỡng có trong mít, có thể thấy rằng đây là một trong những loại trái cây tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ đang mang thai.
Thành phần dinh dưỡng có trong mít
Trong mỗi múi mít chứa khoảng 1.5g chất xơ, 0.64 g chất béo, 1.72 g protein, 13.8 mg vitamin C, 24 mg canxi, 303 mg kali, 0.13 mg kẽm, 28 mg magie, 0.23 mg sắt. Vậy nên, đây thật sự là loại trái cây giàu vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, mít còn giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung năng lượng, lại chứa hàm lượng chất béo thấp, là loại trái cây không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu.
Lợi ích của mít với bà bầu
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tường chắn miễn dịch bảo vệ sức khỏe tốt cho mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ xâm hại của các loại vi-rut gây bệnh. Ngoài ra khi bà bầu ăn mít, chất vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác như canxi và sắt có trong thực phẩm.
Con khỏe, mẹ xinh
Hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào và phong phú là một trong những ưu điểm đặc biệt có lợi nhất đối với bà mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai thường phải bổ sung gần 2mg vitamin B1 mỗi ngày để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Vitamin B2 kết hợp cùng với vitamin A có trong mít sẽ giúp cho cả mẹ và bé có một đôi mắt sáng khỏe, ngăn ngừa các bệnh về mắt đồng thời tạo cho làn da luôn căng mịn, tràn đầy sức sống.
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Cao huyết áp không phải là triệu chứng hiếm gặp ở phụ nữ khi mang thai. Nếu không kiểm soát được huyết áp có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm. Trung bình trong 100g mít có chứa đến 303mg kali sẽ giúp cho mẹ bầu giảm mức huyết áp trong tầm kiểm soát giúp hạn chế các bệnh lý về cao huyết áp ở phụ nữ mang thai, giữ an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, mít còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và hạn chế đột quỵ.
Hỗ trợ tiêu hóa
Táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, nhiều người cho rằng trong mít chứa nhiều đường ăn vào bị nóng nên sẽ làm gia tăng tình trạng táo bón. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ khá cao có trong mít đủ để cung cấp chất xơ cần thiết giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón phòng tránh các bệnh về đường ruột và hậu môn. Vì thế bà bầu ăn mít với lượng vừa đủ sẽ rất có lợi cho tiêu hóa.
Theo Vinmec, khi bà bầu ăn mít điều độ có thể làm giảm các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm loét dạ dày khi mang thai.
Ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Khi mang thai, hoóc môn HCG trong cơ thể tăng nhanh làm ảnh hưởng đến lượng hormone trong tuyến giáp dẫn đến nguy cơ bị rối loạn. Nếu các mẹ bầu không phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời có thể gây nguy hại đến bản thân và đứa bé trong bụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn mít thường xuyên có thể giúp duy trì chế độ bình thường của tuyến giáp đồng thời ngăn ngừa các bệnh có liên quan.
Phòng ngừa tình trạng thiếu máu
Trong mít chứa hàm lượng chất sắt cực kì cao – 0.23 mg sắt. Vậy nên, thay vì sử dụng những loại dược phẩm giúp bổ sung máu, bà bầu có thể thêm mít vào món tráng miệng hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường xuyên mắc phải ở phụ nữ mang thai.
Giảm nguy cơ loãng xương
Mít cung cấp nhiều canxi và magie giúp xương chắc khỏe, đồng thời giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp ở các bà bầu, hạn chế các bệnh liên quan đến xương như còi xương, loãng xương gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các mẹ bầu.
Những lưu ý khi bà bầu ăn mít
Mặc dù mít là loại trái cây bổ dưỡng, tuy nhiên các mẹ bầu cũng nên cân đối trong việc sử dụng bằng cách bổ sung thêm nhiều nguồn dinh dưỡng khác để thai nhi phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều mít, khoảng từ 80g – 100g cho một ngày là vừa đủ để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn vượt mức cho phép, mẹ bầu có thể mắc phải các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần do hàm lượng chất xơ cao trong mít.
Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc có biểu hiện mắc bệnh này thì tốt nhất không nên ăn mít trong thời kì mang thai. Vì nó sẽ làm thay đổi lượng đường glucose trong cơ thể dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mít tuy được xem là loại trái cây lành tính, nhưng nếu trước đây các mẹ chưa từng ăn mít thì đừng nên thử khi đang mang thai nhé. Vì lúc này cơ thể bà bầu dễ phản ứng lại với những loại thực phẩm lạ, có khả năng bị dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
Mít quả thật là loại trái cây tốt cho cơ thể của phụ nữ mang thai, tuy nhiên bạn nên nắm rõ một vài lưu ý khi bà bầu ăn mít và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để thai kì phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nên lựa chọn chỗ mua uy tín để có mít ngon, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại Khoẻ đẹp mỗi ngày
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn