“Lợi nhuận thuần là gì?” có thể được hiểu như một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ số này cho thấy hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp và đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời. Trong bài viết này, Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cùng bạn đi sâu vào hiểu rõ hơn về công thức tính lợi nhuận thuần, cũng như những nguyên tắc quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận một cách chính xác nhất.
1. Lợi nhuận thuần là gì ?
Lợi nhuận thuần (Net profit) là phần lợi nhuận cuối cùng sau khi tính toán doanh thu từ hoạt động kinh doanh và tài chính trừ đi giá vốn cùng các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Đây là một chỉ số tài chính quan trọng thể hiện kết quả của hai hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp: sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư tài chính. Đây cũng là phần đóng góp quan trọng vào lợi nhuận ròng, tức là lợi nhuận còn lại cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được.
Lợi nhuận thuần còn được biết đến với các thuật ngữ khác như: lãi thuần, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh.
2. Cách tính lợi nhuận thuần
2.1. Công thức tính lợi nhuận thuần
Công thức tính lợi nhuận thuần là gì? Chi tiết như sau:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | = | Doanh thu thuần | – | Giá vốn hàng bán | + | (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) | – | (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) |
Trong đó:
- Doanh thu thuần: là tổng doanh thu từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ sau khi loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
- Giá vốn hàng bán: là tổng chi phí để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất tổng quát.
- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các nguồn doanh thu từ lãi vay, lợi nhuận từ cho thuê tài chính hoặc các nguồn thu khác như tiền bản quyền, cổ tức trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Chi phí tài chính: là tổng số tiền chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động tài chính.
Ngoài ra, công thức rút gọn để tính lợi nhuận thuần của một doanh nghiệp:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | = | Lợi nhuận gộp | – | Lợi nhuận tài chính | + | (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) |
Trong đó:
Lợi nhuận gộp | = | Doanh thu thuần | – | Giá vốn hàng bán |
Lợi nhuận tài chính | = | Doanh thu tài chính | – | Chi phí tài chính |
Cách tính này cần có lợi nhuận thuần thông qua việc so sánh lợi nhuận gộp với lợi nhuận từ hoạt động tài chính và tổng hợp các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và và vai trò của lợi nhuận ròng
2.2. Ví dụ
Ví dụ về lợi nhuận thuần là gì? Giả sử công ty ABC có các thông tin sau:
- Doanh thu thuần từ bán hàng: 100,000 Triệu VNĐ.
- Giá vốn hàng bán: 60,000 Triệu VNĐ.
- Doanh thu hoạt động tài chính: 20,000 Triệu VNĐ.
- Chi phí tài chính: 5,000 Triệu VNĐ.
- Chi phí bán hàng: 15,000 Triệu VNĐ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 10,000 Triệu VNĐ.
Bây giờ chúng ta sẽ tính lợi nhuận thuần theo cả hai công thức đã nêu ở trên.
Sử dụng công thức đầy đủ:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Đưa các giá trị vào công thức:
- Lợi nhuận thuần = (100,000 – 60,000) + (20,000 – 5,000) – (15,000 + 10,000)
- Lợi nhuận thuần = (40,000) + (15,000) – (25,000)
- Lợi nhuận thuần = 30,000 Triệu VNĐ
Sử dụng công thức rút gọn:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Đưa các giá trị vào công thức:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận gộp = 100,000 – 60,000 = 40,000 Triệu VNĐ
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = 20,000 – 5,000 = 15,000 Triệu VNĐ
- Lợi nhuận thuần = 40,000 – 15,000 + (15,000 + 10,000)
- Lợi nhuận thuần = 25,000 + 25,000 = 30,000 Triệu VNĐ
3. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần
Trước khi đến công thức, bạn cần hiểu tỷ suất lợi nhuận thuần là gì? Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit Margin) là một chỉ số quan trọng trong đánh giá hiệu suất kinh doanh của một công ty. Nó biểu thị tỷ lệ lợi nhuận thuần so với doanh thu, minh chứng cho khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận thuần | = |
Lợi nhuận thuần | * | 100% |
Doanh thu thuần |
- Tỷ suất lợi nhuận cao thường chỉ ra rằng công ty có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, quản lý chi phí hiệu quả và có sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi nhuận cao.
- Ngược lại, nếu tỷ suất này thấp, có thể cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, có biên lợi nhuận thấp và cần xem xét lại chi phí hoạt động.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận bằng 0 hoặc < 0, điều này có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tình trạng thua lỗ, gây khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh.
Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính và sử dụng chỉ số này hiệu quả
4. Tầm quan trọng lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần là gì và có tầm quan trong như thế nào? Lợi nhuận thuần là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất kinh doanh của mình, xác định liệu họ đạt lãi hay lỗ. Đây không chỉ là một chỉ báo về hiệu quả ngắn hạn mà còn là căn cứ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của lợi nhuận thuần là gì.
Chỉ số này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cổ đông và nhà đầu tư. Nó cho họ cái nhìn khách quan về hoạt động kinh doanh của công ty để có thể thực hiện những quyết định phù hợp. Nếu một công ty không đạt được mức lợi nhuận thuần đủ cao, giá trị cổ phần của nó có thể giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến cổ đông. Đối với nhà đầu tư, thông qua chỉ số này, họ có thể dự đoán tiềm năng của một doanh nghiệp và xác định việc đầu tư cổ phiếu hoặc vốn vào công ty đó.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm kinh doanh ngay sau đây của muaban.net:
5. Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Điểm khác biệt giữa lãi thuần và lãi gộp:
Lợi nhuận thuần:
- Lãi thuần được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí vốn hàng bán và các chi phí hoạt động như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.
- Lãi thuần thể hiện toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động kinh doanh chính và các yếu tố gián tiếp.
Lợi nhuận gộp:
- Lãi gộp được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí vốn hàng bán, mà không tính đến các chi phí khác.
- Lãi gộp thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Khi lợi nhuận gộp của hai doanh nghiệp bằng nhau, sự khác biệt đến từ việc bên nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cuối cùng của một doanh nghiệp vậy khi quản lý chi phí này tốt hơn sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và tình hình tài chính được cải thiện.
Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Đặc điểm và cách tính biên lợi nhuận
6. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả
Nguyên tắc hiệu quả để tối ưu lợi nhuận thuần là gì, sau đây sẽ là 4 nguyên tắc bạn đọc cần nắm rõ để có phương pháp tốt nhất cho doanh nghiệp mình:
6.1. Kiểm soát chi phí
Để tối đa hóa lợi nhuận, việc kiểm soát chi phí trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này bao gồm việc tìm kiếm nguồn cung ứng có giá thành thấp hơn, sử dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, và cải thiện quy trình làm việc để giảm thiểu lãng phí.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí không chỉ đơn giản là cắt giảm mọi khoản chi một cách tùy tiện, mà cần đảm bảo rằng những chi phí này không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
6.2. Tối đa doanh thu
Để tăng lợi nhuận thuần, không chỉ cần kiểm soát chi phí mà còn phải tối đa hóa doanh thu mà không làm tăng chi phí gây ra những rủi ro tài chính khó kiểm soát. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược tăng sản xuất, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển sản phẩm hoặc mở rộng thị trường một cách có hiệu quả và bền vững.
6.3. Quản lý dòng tiền
Việc quản lý dòng tiền là một yếu tố quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ tiền mặt để trả các khoản chi phí cần thiết và vẫn có khả năng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Để quản lý dòng tiền hiệu quả, người quản lý cần phải thực hiện kế hoạch chi tiết về dòng tiền, từ đó xác định rõ số tiền cần để hoạt động và đầu tư. Họ cũng cần phải xác định nguồn tiền thu về, dựa vào đó đưa ra các quyết định chi tiêu hoặc đầu tư hiệu quả nhất.
Xem thêm: Gross Profit là gì? Đặc trưng và cách tính lợi nhuận gộp
6.4. Sử dụng công cụ quản lý
Công cụ quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi chi phí và lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ hơn. Ví dụ, phần mềm quản lý tài chính có thể giúp doanh nghiệp xác định các khoản chi không cần thiết và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, công cụ này cũng hỗ trợ việc lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, từ đó giúp tối ưu hóa lợi nhuận một cách tương đối hiệu quả.
Với những thông tin Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp trên đây hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Lợi nhuận thuần là gì cùng với cách tính cũng như cách tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Đừng quên truy cập Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mỗi khi bạn có nhu cầu tìm hiểu về thị trường việc làm, nhà đất, …!
Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Cách tính và phương pháp gia tăng lợi nhuận hiệu quả