Khi pha trà, pha cà phê hay nấu nướng bạn thường gặp phải hiện tượng trên bề mặt thực phẩm có một lớp bọt khí. Thực tế lớp bọt khí này có độc hại hay không? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm giải đáp cho vấn đề lớp bọt khí thường gặp khi chế biến thực phẩm qua thông tin sau.
Nếu bạn là một người thường xuyên nấu ăn thì chắc chắn không thể nào không biết đến lớp bọt khí nổi lên khi nấu canh, hầm xương,… Hầu hết mọi người đều cho rằng đây chính là những chất bẩn trong xương nên thường sẽ vớt bỏ đi.
Tương tự khi nấu cháo, pha trà, cà phê,… cũng có những lớp bọt nổi lên trên bề mặt. Vậy chúng thật sự là gì và chúng có độc hại hay không? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Trước khi tìm hiểu cụ thể về lớp bọt này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm sức căng bề mặt nhé!
Sức căng bề mặt là lực tạo ra bởi các chất lỏng (ví dụ như nước)để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản hơn, nó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt khá lớn nên không dễ bị tạo bọt, còn nước dùng trong quá trình chế biến thực phẩm có sức căng bề mặt nhỏ nên thường có bọt khí nổi trên bề mặt. Khi nấu thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbonhydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan hoặc phân tán trong nước, tạo ra lớp bọt dày đặc khi nấu liên tục.
Lớp bọt khí khi nấu canh, nước hầm xương
Theo VTC News, khi nấu thịt hoặc hầm xương thường xuất hiện tình trạng nổi bọt. Thành phần của lớp bọt này thực chất là protein, chất béo cùng các dưỡng chất khác có trong thịt.
Tuy nhiên, vì trong thịt vẫn chứa máu nên khi nấu lên, lớp bọt này thường có màu đậm kèm mùi hôi, lớp bot này tuy không phải là chất độc hại nhưng sẽ làm hỏng vị món ăn, làm nồi canh bị đục do đó nhiều người thường vớt bọt ra để món ăn được chuẩn vị, đẹp mắt hơn.
Lưu ý: Lớp bọt này chỉ sạch khi nguyên liệu của bạn sử dụng là sạch. Với hiện trạng ô nhiễm thực phẩm như hiện nay thì tốt nhất là nên vớt lớp bọt này bạn nhé!
>> Tham khảo: Sự thật về lớp bọt trong nước xương hầm và mẹo cực dễ làm nước xương đang đục ngầu trong vắt trở lại
Lớp bọt khí khi pha trà
Khi pha trà bạn sẽ thấy có lớp bọt trà ở phía trên, đây chính là Saponin – một loại Glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy chất này có khả năng kháng khuẩn, ức chế cơ thể hấp thu chất béo, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, Saponin của lá trà quá nhỏ nên khó có thể đạt được tác dụng như kỳ vọng.
Lớp bọt khí khi pha cà phê
Đối với cà phê thì lớp bọt khí được tạo ra bởi quá trình giải phóng khi CO2 ở bên trong bột cà phê. Lý do là bởi vì khi cà phê được rang sẽ sản sinh ra rất nhiều khí gas (đặc biệt là khí CO2), đây chính là lý do một số túi đựng cà phê hiện nay sẽ có van 1 chiều để giúp cho lượng khí CO2 bên trong túi dần thoát ra và tránh cho không khí bên ngoài vào làm hư cà phê.
Và tương tự như trên, lớp bọt khí này hoàn toàn không có hại và cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị của tách cà phê thơm ngon của bạn, nên bạn hoàn toàn có thể uống chúng nhé!
Lớp bọt khi nấu cơm, nấu cháo hoặc mì
Cũng tương tự như khi ninh xương, khi nấu cơm, nấu cháo hoặc mì thì đôi lúc trên bề mặt chúng cũng xuất hiện lớp bọt khí. Lớp này do protein ở trong gạo tạo nên, chúng hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe người dùng, bạn cũng không nên vứt bỏ, vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao có trong gạo.
Lớp bọt khi nấu sữa đậu nành
Ngoài ra, khi nấu sữa đậu nành cũng xuất hiện tình trạng nổi bọt. Cũng tương tự như khi pha trà, lớp bọt này là do saponin có trong hạt đậu nành tiết ra. Nếu bạn muốn loại bỏ lớp bọt này bạn chỉ cần cho một chút dầu ăn là xong.
Lớp bọt khi rót bia
Lớp bọt khi rót bia chính là khí CO2 được giải phóng ra bởi vì bia được làm từ lúa mạch có chứa nhiều protein. Lớp bọt này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe tuy nhiên sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và cũng ảnh hưởng tới hương vị bia.
>> Tham khảo: Rót bia có bọt hay không có bọt mới đúng?
Thực tế cho thấy, hầu hết các lớp bọt khí thường gặp khi chế biến thực phẩm không thực sự độc hại. Tuy nhiên, nếu muốn món ăn của mình bắt mắt hơn, bạn cũng có thể vớt chúng đi mà không ảnh hưởng gì.
Nguồn: VTC News
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH