Mách ba mẹ 10 trò chơi cho trẻ tự kỷ tại nhà giúp con phát triển các giác quan, năng động hơn

Bạn đang xem bài viết: Mách ba mẹ 10 trò chơi cho trẻ tự kỷ tại nhà giúp con phát triển các giác quan, năng động hơn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trò chơi cho trẻ tự kỷ là phương pháp giúp bé có thể phát triển các kỹ năng cần thiết và rèn luyện về mặt ngôn ngữ, vận động, giao tiếp. Cùng chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các trò chơi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao dành cho trẻ tự kỷ nhé!

1Tầm quan trọng của các trò chơi dành cho trẻ tự kỷ

Trẻ bị tự kỷ hiện nay đang ngày càng gia tăng nhưng chưa có biện pháp nào để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, thông qua cách dạy trẻ tự kỷ và trị liệu kết hợp cùng với các phương pháp hỗ trợ khác thì trẻ vẫn có thể cải thiện và trở nên năng động, gần gũi với mọi người xung quanh.

Do đó, ba mẹ nên đồng hành cùng con để vượt qua giai đoạn này bằng cách áp dụng các trò chơi tương tác. Những lợi ích mà trò chơi tương tác mang đến cho trẻ tự kỷ gồm có:

  • Có thêm nhiều cơ hội để khám phá thế giới thú vị bên ngoài.
  • Tăng khả năng giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh.
  • Hỗ trợ cải thiện về thể chất, kích thích hoạt động cơ thể.
  • Rèn luyện các hoạt động nhận thức, tư duy và trí não.
  • Kích thích các giác quan, khắc phục tình trạng rối loạn cảm giác.
  • Giúp trẻ có thể tự chủ động hơn trong mọi việc.
  • Biết cách biểu hiện cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, mong muốn rõ ràng.
Tầm quan trọng của các trò chơi cho trẻ tự kỷ

Trò chơi sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ

Có thể bạn quan tâm: Nhận biết những dấu hiệu trẻ tự kỷ chính xác nhất ba mẹ cần lưu ý

2Gợi ý 10 trò chơi cho trẻ tự kỷ tại nhà

Trò chơi ú òa

Với trò chơi ú òa, trẻ không chỉ có thể vui vẻ, thoải mái mà còn tạo ra những tiếng cười giòn giã, tăng khả năng kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện kỹ năng xã hội, tương tác với mọi người xung quanh.

Cách chơi:

  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi
    • Bước 1: Ba mẹ nắm lấy hai bàn chân của trẻ.
    • Bước 2: Khép 2 bàn chân của trẻ lại và úp mặt của ba mẹ vào.
    • Bước 3: Lúc úp bàn chân vào thì hãy nói “ú” và khi mở bàn chân ra để lộ gương mặt của ba mẹ thì hãy nói “òa”.
    • Bước 4: Lặp lại các động tác trên nhiều lần.
  • Đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
    • Bước 1: Ba mẹ tự lấy hai tay của bản thân và úp vào mặt.
    • Bước 2: Tiếp đó, ba mẹ nói “ú” khi hai tay vẫn đang còn úp vào mặt.
    • Bước 3: Mở bàn tay ra và để lộ gương mặt của ba mẹ rồi nói “òa”.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
    • Bước 1: Ba mẹ hướng dẫn bé cách úp bàn tay vào mặt của mình.
    • Bước 2: Sau đó ba mẹ cùng úp bàn tay vào mặt của mình và cùng trẻ nói “ú”.
    • Bước 3: Tiếp đó, hướng dẫn trẻ mở hai bàn tay ra để nhìn mặt nhau và cùng nói “òa”.

Trò chơi chi chi chành chành

Một trò chơi cho trẻ tự kỷ khá quen thuộc nữa đó là chi chi chành chành. Trò chơi dân gian này có cách chơi khá đơn giản và không cần đến dụng cụ hỗ trợ. Khi chơi trò này, các bé tự kỷ sẽ có khả năng linh động hơn trong hoạt động của tay, cũng như khả năng phản xạ của não bộ.

Cách chơi:

  • Bước 1: Ba mẹ xòe bàn tay trái của mình ra trước, đưa ngón tay trỏ ở tay phải của mình đặt vào bên trong lòng bàn tay trái và hướng dẫn trẻ đặt tay trỏ vào.
  • Bước 2: Ba mẹ bắt đầu đọc to đoạn vè như dưới đây:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập”

  • Bước 3: Khi đọc đến chữ “ập” thì hãy nắm tay lại để giữ ngón tay của trẻ. Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ rút tay thật nhanh để không bị bắt lại.
Chi chi chành chành là trò chơi cho trẻ tự kỷ

Trò chơi dân gian chi chi chành chành

Trò chơi bắt chước

Với trò chơi bắt chước, các bé sẽ học được các thực hiện theo cử chỉ và cảm xúc hằng ngày của mọi người xung quanh. Từ đó, có thể hình thành nhận thức và suy nghĩ của bản thân.

Tuy nhiên, trò chơi này cũng gặp nhiều hạn chế bởi khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ khá hạn chế. Do đó, ba mẹ nên hỗ trợ và đồng hành cùng con để tăng sự tương tác, kích thích sự tò mò của trẻ.

Cách chơi:

Ba mẹ hướng dẫn trẻ cách bắt chước các động tác thô đơn giản như: Vẫy tay, vỗ tay, xoay vòng, đạp chân. Sau đó, ba mẹ có thể tăng dần độ khó lên khi hướng dẫn trẻ bắt chước các biểu cảm trên gương mặt như: Cười, nhe răng, giận dữ hoặc khóc,…

Có thể bạn quan tâm: TOP 10 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí tuệ và thể chất vượt trội

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi cho trẻ tự kỷ này là một trò chơi dân gian phù hợp với nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những trẻ đang bị tự kỷ hay khiếm khuyết về khả năng giao tiếp. Thông qua trò chơi cho trẻ em này sẽ giúp con có thể tương tác tốt hơn, kích thích hoạt động não bộ, gia tăng trí nhớ hiệu quả.

Đây sẽ là một trò chơi giúp ba mẹ dạy trẻ tự kỷ tập nói hiệu quả. Tuy nhiên, ba mẹ cần kiên nhẫn trò chuyện và chơi cùng con.

Cách chơi:

  • Bước 1: Ba mẹ ngồi đối diện trẻ, nắm lấy tay con, hai lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Bước 2: Sau đó hãy hát bài đồng dao như bên dưới, vừa hát vừa kéo trẻ về phía mình rồi đẩy về phía trẻ theo nhịp điệu.

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”

Trò chơi nhảy lò cò

Nhảy lò cò là một trò chơi đòi hỏi nhiều kỹ năng nên sẽ khá khó khăn với trẻ tự kỷ. Do đó, ba mẹ cần hướng dẫn cho bé một cách chi tiết trước và trong lúc chơi.

Tưởng như chỉ là một trò chơi vận động nhưng thực chất, nhảy lò cò lại mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ. Thông qua trò chơi, con sẽ có thể phát triển khả năng giữ thăng bằng, học được cách phối hợp nhịp nhàng giữa tay mắt và kiểm soát vận động.

Cách chơi:

  • Bước 1: Ba mẹ có thể sử dụng màu sắc để phân biệt thứ tự giữa các ô hoặc đánh số tùy thích.
  • Bước 2: Ném 1 đồ vật bất kỳ rồi nhảy đến vị trí đó để nhặt. Sau đó, nhảy quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 3: Ném lần lượt từ các ô gần nhất cho đến các ô xa nhất là chiến thắng.
Nhảy lò cò là trò chơi cho trẻ tự kỷ

Trò chơi dân gian nhảy lò cò

Trò chơi trốn tìm

Trò chơi trốn tìm sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ tự kỷ. Trò chơi cho trẻ tự kỷ này sẽ giúp các bé phát triển ngôn ngữ, vận động và tương tác với mọi người xung quanh.

Cách chơi:

Cho trẻ úp mặt vào tường và đếm từ 1 đến 10 rồi mở mắt ra đi tìm ba mẹ đang đi trốn. Có thể đổi lại vị trí, ba mẹ sẽ trở thành người bịt mắt và các bé đi trốn để con không cảm thấy nhàm chán khi chơi.

Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 10+ trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non siêu thú vị

Trò chơi vẽ hình

Trò chơi vẽ hình sẽ giúp bé rèn luyện được khả năng quan sát, tư duy và sáng tạo. Ngoài ra, trò chơi này còn hỗ trợ bé tăng khả năng tập trung tốt hơn.

Cách chơi:

Ba mẹ hãy cho bé vẽ các hình đơn giản trước như: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể kết hợp đặt câu hỏi liên quan về hình vẽ để bé trả lời. Nếu bé không trả lời được, ba mẹ có thể giải thích để bé hiểu. Sau đó, ba mẹ có thể chuyển sang các chủ đề khác để kích thức sự hứng thú của bé như ngôi nhà hay cái cây.

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi vượt chứng ngại vật sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng phán đoán và phản xạ tốt nhất. Bên cạnh đó, trò chơi này cũng giúp các bé hoạt động thể chất, tăng sự hứng thú và tập trung tối đa.

Cách chơi:

Ba mẹ sắp xếp các đồ vật theo vị trí nhất định, sau đó yêu cầu các bé thực hiện đúng động tác để vượt qua chướng ngại vật và đến được vị trí đích. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể yêu cầu con nhảy, bò hay bước đi mà không làm xê dịch đồ vật nhằm gia tăng mức độ khó cho trò chơi.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 30 trò chơi trong nhà mà ba mẹ có thể chơi cùng con

Trò chơi chai giác quan

Đây là một trò chơi cho trẻ tự kỷ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục giúp trẻ kích thích giác quan, rèn luyện khả năng nhận biết màu sắc, sự khéo léo khi không làm đổ nước và tính kiên nhẫn.

Cách chơi:

Ba mẹ tìm kiếm các chai nước rỗng và đổ đầy nước, dung dịch gel hoặc các loại hạt kim tuyến nhiều màu sắc. Sau đó, ba mẹ hãy yêu cầu trẻ đậy nắp chai và giữ cho chất lỏng bên trong không bị đổ ra ngoài.

Chai giác quan là trò chơi cho trẻ tự kỷ

Trò chơi khéo léo chai giác quan

Trò chơi ghi nhớ

Cuối cùng chính là trò chơi ghi nhớ hay còn gọi là trò chơi ký ức. Với trò chơi rèn luyện trí nhớ, các bé sẽ vận dụng trí nhớ thị giác để nhận biết đúng vị trí, hình ảnh của các món đồ, ký hiệu trên tấm thẻ. Trò chơi cho trẻ tự kỷ này sẽ kích thích khả năng tư duy và trí não cho bé.

Cách chơi:

Bước 1: Đầu tiên ba mẹ sử dụng 4 thẻ (tương ứng với 2 cặp thẻ) và tăng số lượng thẻ khi trẻ đã quen với trò chơi.

Bước 2: Ba mẹ yêu cầu trẻ ghép các hình trên thẻ lại với nhau theo từng cặp giống nhau hoặc trái ngược khi đã ghi nhớ hình ảnh trên thẻ. Đồng thời, lật úp thẻ lại để trẻ tập trung nhớ lại vị trí thẻ.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 10+ trường dạy trẻ tự kỷ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà ba mẹ có thể tham khảo

3Hướng dẫn cách chơi hiệu quả đối với trẻ tự kỷ

Nên lựa trò chơi và mức độ phù hợp

Mỗi trẻ tự kỷ đều có những khiếm khuyết khác nhau. Do đó, ba mẹ cần quan sát và hiểu rõ hơn về hành vi và mong muốn của trẻ để có thể lựa chọn trò chơi phù hợp.

Ngoài ra, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những trò chơi cho trẻ tự kỷ riêng biệt. Vì vậy, bạn mẹ nên ưu tiên những trò chơi đơn giản, ít thao tác trước để trẻ làm quen và thực hiện tăng dần sự hứng thú của mình.

Giải thích kỹ càng về trò chơi

Ba mẹ cần giải thích kỹ cho trẻ về luật và cách chơi để con có thể hòa nhập một cách dễ dàng. Ban đầu có thể trẻ sẽ không hứng thú, nhưng ba mẹ nên kiên nhẫn giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu rõ. Sau một vài lần chơi chắc chắn trẻ sẽ bị thu hút và bắt đầu gia nhập cuộc chơi tốt hơn.

Dành thời gian chơi cùng trẻ

Để tăng khả năng tương tác và giao tiếp của trẻ tự kỷ, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con. Đồng thời, không được để trẻ chơi một mình, linh hoạt thay đổi các trò chơi khác nhau để gia tăng sự hứng thú và tránh tình trạng nhàm chán.

trò chơi cho trẻ tự kỷ

Ba mẹ nên dành thời gian chơi cùng con

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ bỏ túi 5 bí quyết giúp làm bạn với con dễ dàng hơn

Động viên và khen ngợi trẻ

Ba mẹ hãy luôn dành lời khen ngợi cho con bởi đứa trẻ nào cũng muốn được công nhận và khen ngợi. Do đó, nếu trẻ thực hiện tốt một trò chơi nào đó, ba mẹ đừng ngần ngại dành lời khen và động viên để con cố gắng và phấn đấu nhiều hơn nữa.

Tạo không gian vui chơi an toàn

Các trò chơi cho trẻ tự kỷ thường không cần không gian quá rộng lớn để vận động. Ba mẹ nên ưu tiên những nơi có không gian yên tĩnh, thoáng mát, an toàn để trẻ có thể thoải mái và có cảm giác yên tâm khi chơi cùng ba mẹ.

4Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bài viết trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giới thiệu đến ba mẹ những trò chơi cho trẻ tự kỷ. Hy vọng với những chia sẻ này, ba mẹ có thể lựa chọn được trò chơi phù hợp với những đặc điểm riêng biệt của mỗi trẻ để cùng con đồng hành vượt qua hành trình khó khăn để hòa nhập với cộng đồng.

Hà Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Tổng hợp các bệnh tâm lý ở trẻ em thường gặp, ba mẹ cần chú ý
  • Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả, ba mẹ có thể áp dụng ngay!
  • Có nên cho trẻ sơ sinh xem tivi? Xem tivi nhiều có làm trẻ bị tự kỷ không?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mách ba mẹ 10 trò chơi cho trẻ tự kỷ tại nhà giúp con phát triển các giác quan, năng động hơn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *