Bạn đang xem bài viết: Mách ba mẹ mẹo nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, an toàn tại nhà tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong quá trình phát triển, răng sữa của trẻ sẽ lần lượt rụng đi để “nhường chỗ” cho răng vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách? Ba mẹ cần lưu ý gì khi nhổ răng sữa cho bé? Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay ba mẹ nhé!
1Vai trò của răng sữa
Răng sữa nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ thông qua các hoạt động như nhai, cắt, nghiền nát. Bên cạnh đó, nó cũng giúp trẻ phát âm một số âm tiết như “s”, “v”, “ph”.
Tương tự như răng vĩnh viễn, răng sữa còn “mang trong mình” thêm hai chức năng quan trọng khác là kích thích sự phát triển của khung xương hàm và giữ khoảng cách trên khung hàm cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Chính vì vậy, nếu ba mẹ không quan tâm sức khỏe răng miệng của trẻ, không biết nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, răng sữa bị sâu và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Răng sữa có vai trò hết sức quan trọng vậy nên mẹ cần nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
2Thời điểm nhổ răng sữa cho trẻ
Theo đúng quy luật, tới thời điểm bị thay thế, răng sữa sẽ tự động rụng đi và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Mặc dù vậy, không phải lúc nào răng sữa cũng sẽ rụng theo đúng tiến trình. Do đó, ba mẹ cần phải nhổ răng sữa đúng lúc, tránh khiến răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ và làm sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, thông thường răng sữa của trẻ sẽ lần lượt rụng tại các thời điểm sau:
- 6 – 7 tuổi: Rụng hai răng cửa giữa
- 7 – 8 tuổi: Rụng hai răng cửa bên cạnh
- 9 – 12 tuổi: Rụng hai răng nanh
- 9 – 11 tuổi: Rụng hai răng hàm đầu tiên
- 10 – 12 tuổi: Rụng hai răng hàm thứ hai
Để bé có hàm răng chắc khỏe và đẹp xinh, ba mẹ hãy cố gắng quan tâm tới thời gian mọc răng của con cũng như tìm hiểu các phương pháp nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, tránh nhổ răng sữa của con quá sớm hoặc quá muộn.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của xương hàm và thời điểm mọc răng của trẻ một cách sát sao hơn.
3Có nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà?
Khi trẻ tới tuổi thay răng, nếu mẹ thấy răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên hoặc răng trẻ lung lay nhiều nhưng răng sữa vẫn chưa rụng đi, ba mẹ hoàn toàn có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà.
Mẹ có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà khi răng đã lung lay
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng vẫn cần loại bỏ như:
- Răng sữa đau tấy gây ảnh hưởng tới các răng liền kề.
- Tủy của răng sữa bị hư, cần nhổ trong thời gian sớm nhất để hạn chế khiến răng vĩnh viễn bị nhiễm trùng.
- Chân và kẽ răng sữa bị nhiễm trùng làm lợi bị sâu và viêm.
- Trẻ bị sún răng tới vùng nướu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp kể trên, nếu không nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ tới các nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ nếu trẻ có bệnh toàn thân, bệnh tim mạch hay khi trẻ bị sốt cao hoặc gặp một số vấn đề về răng miệng như trẻ bị nấm lưỡi, trẻ bị nhiệt miệng,…
4Gợi ý mẹo nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
Hướng dẫn trẻ dùng lưỡi đẩy răng bị lung lay
Phương pháp nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách đầu tiên ba mẹ có thể tham khảo đó chính là dạy trẻ dùng lưỡi để đẩy các răng đang lung lay với một lực vừa phải. Tuy nhiên, mẹ cần dặn trẻ tuyệt đối không được tự ý dùng tay để nhổ răng. Trẻ còn nhỏ nên vấn đề vệ sinh tay còn rất hạn chế, do đó, nếu dùng tay bẩn đưa vào miệng để nhổ răng sẽ rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, giòn
Cho trẻ ăn các loại rau củ quả như táo, cà rốt, lê,… với độ giòn nhất định cũng là phương pháp nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách rất hiệu quả. Bởi khi trẻ cắn các loại thực phẩm trên, những chiếc răng đang lung lay sẽ di chuyển từng chút một và rụng nhanh hơn.
Mặc dù vậy, mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm giòn, không nên bắt trẻ ăn các loại thức ăn quá cứng khiến những chiếc răng khác bị tổn thương.
Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách mẹ có thể sử dụng băng gạc, chỉ nha khoa,…
Dùng bông gạc để nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
Cách nhổ răng sữa tiếp theo truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn giới thiệu tới ba mẹ đó chính là sử dụng bông gạc. Trước tiên, ba mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ sau đó quấn một miếng bông gạc lớn quanh đầu ngón tay rồi dùng lực tác động lên chiếc răng sữa đang cần nhổ của trẻ. Để tránh khiến trẻ bị đau, ba mẹ cần lay răng thật nhẹ nhàng mỗi ngày cho tới khi răng có thể rụng một cách tự nhiên.
Dùng chỉ nha khoa
Khi ba mẹ thấy răng trẻ đã lung lay tới một mức độ nhất định sau một khoảng thời gian dùng tay và lưỡi, ba mẹ có thể sử dụng chỉ nha khoa để nhổ răng nhanh hơn.
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách bằng chỉ nha khoa
- Chuẩn bị 1 sợi chỉ với độ dài vừa đủ rồi quấn vào thân răng sau đó buộc thật chặt.
- Dùng lực giật răng ngược ra phía ngoài miệng.
- Ba mẹ nên thực hiện dứt khoát 1 lần, tránh khiến răng trẻ bị đau kéo dài và bị nhiễm trùng, chảy máu, sót chân răng.
Sau khi nhổ răng sữa thành công, ba mẹ hãy cho trẻ súc miệng với nước muối ấm, đồng thời đặt bông gòn vào vị trí vừa nhổ răng và dặn trẻ cắn chặt từ 10 – 15 phút.
5Một số lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà
Bên cạnh việc thực hiện nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, trong quá trình nhổ răng, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Trừ khi răng lung lay và sắp rời khỏi lợi, mẹ tuyệt đối không nên buộc chỉ vào răng của trẻ để kéo ra bởi đây không phải là biện pháp an toàn.
- Tuyệt đối không nên vặn và xoay răng sữa của trẻ quá lâu khi nhổ răng. Nếu mẹ đã cố gắng vặn răng nhiều lần nhưng chúng vẫn “cứng đầu”, chứng tỏ chiếc răng đó vẫn chưa sẵn sàng để có thể rụng.
- Trường hợp nhổ răng tại nhà khiến trẻ đau và chảy máu quá nhiều, ba mẹ nên dừng lại và đưa trẻ tới nha khoa để được xử lý kịp thời.
6Chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng sữa
- Dặn trẻ không dùng lưỡi chạm/day vào vị trí mới nhổ răng khiến lợi bị chảy máu và nhiễm trùng.
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm như soup, cháo,… và uống nhiều nước từ 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng các loại bàn chải đánh răng cho bé có lông mềm và kem đánh răng, không chải lên vị trí vừa nhổ răng trong 24 giờ đầu tiên.
- Thường xuyên cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng.
Bàn chải răng cho bé KuKu KU1129 sợi PBT mềm (3-6 tuổi)
7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách là việc vô cùng quan trọng để giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí cũng như đảm bảo sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng. Nếu ba mẹ không tự tin vào khả năng của mình thì hoàn toàn có thể đưa trẻ tới các bệnh viện phòng khám nhi khoa hoặc nha khoa uy tín để xử lý. Chúc ba mẹ thực hiện thành công!
Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị côn trùng cắn
- Nhận biết triệu chứng cúm A ở trẻ như thế nào? Click xem ngay mẹ nhé
- Hướng dẫn mẹ cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mách ba mẹ mẹo nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, an toàn tại nhà của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.