Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bài viết: Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng gây không ít áp lực và căng thẳng cho những người lần đầu làm ba mẹ. Có nhiều vấn đề cần lưu ý, nhưng khi ba mẹ biết được những điều cơ bản sẽ có thể tự tin tắm cho con và biến việc đó thành một niềm vui mỗi ngày.

1Da của trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh cần thời gian để phát triển hoàn chỉnh. Ảnh: freepik

Da của trẻ sơ sinh cần thời gian để phát triển hoàn chỉnh. Ảnh: freepik

Da trẻ cũng giống các cơ quan khác, khi mới sinh vẫn còn chưa hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện. Trong vài tháng đầu đời, da sẽ thực hiện chức năng làm lớp bảo vệ che chắn cho cơ thể.

Trong quá trình hoàn thiện, độ pH của da sẽ giảm, làm tăng tính acid để giết vi khuẩn, độ ẩm ướt tăng để tránh khô và ngứa da. Độ dày, chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn của da cũng được hoàn chỉnh dần.

Da chiếm diện tích lớn trên cơ thể, trẻ dễ bị mất nhiệt qua da và sẽ bị ảnh hưởng không tốt khi mất nhiệt.

Bài viết liên quan: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

2Những điều cần chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần đợi tối thiểu 4 – 6 giờ sau sinh mới nên tắm cho trẻ. Ảnh: freepik

Ba mẹ cần đợi tối thiểu 4 – 6 giờ sau sinh mới nên tắm cho trẻ. Ảnh: freepik

Không nên tắm ngay cho trẻ sau sinh, mặc dù trên người trẻ còn nhiều dịch nhầy. Trẻ khi vừa mới sinh được chuyển tiếp từ môi trường ẩm ướt, ấm áp trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài phải tự ổn định thân nhiệt, cần thời gian để làm quen với môi trường mới và tự điều chỉnh “hệ thống” của mình. Ba mẹ cần đợi tối thiểu 4 – 6 giờ sau sinh mới nên tắm cho trẻ.

Đối với những trẻ sinh ra bị bệnh phải nằm phòng cách ly để theo dõi, chỉ nên tắm tối thiểu 2 – 4 giờ sau khi trẻ đã được ổn định.

Mục đích của lần tắm đầu tiên là để loại bỏ những chất bẩn không mong muốn như phân su và máu.

Một số trẻ khi sinh ra, người được phủ một lớp mỡ nhầy màu trắng sáp gọi là “vernix”, lớp mỡ này có tác dụng bảo vệ tuyệt vời và hỗ trợ da phát triển. Vì vậy nên để lại lớp sáp nhầy này lại, không cần kì cọ, để lớp sáp tự tiêu đi.

3Những nguyên tắc cơ bản khi tắm trẻ

  • Không cần tắm trẻ mỗi ngày, chỉ nên tắm trung bình 2 – 3 lần/tuần.
  • Khi tắm, ba mẹ nên lau sạch vùng dưới da mỗi lần thay tả, vùng bị dây sữa khi trẻ nôn trớ, lau mặt, cổ…
  • Tắm thường xuyên có thể gây khô da cho trẻ, đặc biệt sẽ gây kích thích chàm sớm đối với những trẻ có cơ địa dễ bị chàm.
  • Chỉ dùng nước để tắm cho trẻ vẫn được. Tuy nhiên, nước chỉ đủ rửa sạch những chất tan được trong nước, vì vậy tắm bằng nước chỉ lấy được khoảng 65% các chất dầu, bẩn trên da.
  • Tắm bằng nước cùng với sữa tắm dành cho trẻ giúp cải thiện vệ sinh da và giảm kích thích da hơn so với việc chỉ tắm bằng nước.
Sữa tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh có độ pH từ 5.5 - 7. Ảnh: freepik

Sữa tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh có độ pH từ 5.5 – 7. Ảnh: freepik

Dùng loại sữa tắm nào tốt cho trẻ?

Các loại sữa tắmcho bé với độ pH trong khoảng 5.5 – 7 được xem là lý tưởng vì hỗ trợ được môi trường acid của da trong độ tuổi này.

Các tiêu chuẩn khác cần thiết của một loại sữa tắm cho trẻ là: an toàn cho mắt, không kích thích da nhiều, không có quá nhiều mùi thơm hoặc chất bảo quản.

Nên tránh các loại sữa tắm hoặc sản phẩm chăm sóc da đựng trong lọ, khi sử dụng phải dùng tay để lấy vì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm bẩn. Ba mẹ nên chọn các loại sản phẩm có thể ấn, xịt, bóp ra khi dùng.

Chưa có bằng chứng cho thấy rằng những sản phẩm mang thương hiệu “tự nhiên”, “organic” tốt hơn hoặc chất lượng hơn sản phẩm thông thường. Ví dụ những sản phẩm từ vỏ cam có thể chứa khoảng 24 loại hóa chất khác nhau, bao gồm một số loại có thể gây kích thích dị ứng.

Những phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da là tình trạng chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.

Nha đam, cây kim sa, chất bromelain từ dứa, thơm, hoa cúc, mao lương hoa vàng, dầu từ cây trà, cỏ thi và một số loại thảo dược đã được ghi nhận là có thể gây phản ứng kích thích, dị ứng da. Vì vậy, ba mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm này cho trẻ sơ sinh.

4Cách tắm cho trẻ

Có 4 cách tắm thông dụng cho trẻ sơ sinh, bao gồm:

Lau người bằng khăn ướt: trẻ được lau từng bộ phận trên cơ thể bằng một khăn ướt. Phương pháp này thường không được ưa thích vì có thể làm mất nhiệt trên cơ thể trẻ. Trẻ được vệ sinh cách này thường khóc nhiều và khó chịu. Tuy nhiên, trong 1 – 2 ngày đầu tiên khi trẻ vẫn còn dây rốn, ba mẹ nên sử dụng phương pháp này để giúp dây rốn rụng nhanh và phục hồi tốt.

Tắm bằng bồn nhỏ: thường chỉ thực hiện ở một số bệnh viện. Trẻ được tắm trong các bồn nhỏ, cơ thể thường lớn hơn bồn nên phần thân trên hoàn toàn ở trên mặt nước, và vì vậy trẻ có thể bị lạnh, giảm thân nhiệt trong lúc tắm.

Tắm ngâm mình: đây là cách tắm trong bồn tắm lớn. Nước được cho vào đủ để ngâm toàn thân người của trẻ, nước ấm đến vai, chỉ chừa đầu và cổ. Với cách này trẻ thoải mái, dễ chịu, giảm nguy cơ mất nhiệt khi tắm.

Phương pháp tắm quấn khăn giúp trẻ cảm thấy an toàn. Ảnh: freepik

Phương pháp tắm quấn khăn giúp trẻ cảm thấy an toàn. Ảnh: freepik

Tắm quấn khăn: ở phương pháp này trẻ được quấn quanh người bằng một cái khăn hoặc vải mềm, chừa phần đầu, mặt và cổ sau đó đặt trẻ vào bồn nước ấm (chung với khăn quấn). Ưu điểm là tránh trẻ cử động tay chân hoặc thân người đột ngột khi người tắm cho trẻ thay đổi tư thế, trẻ có cảm giác an toàn và được bảo vệ. Trẻ im lặng cũng giúp ba mẹ bình tĩnh và tự tin hơn trong những lần đầu tắm cho trẻ.

Một số ba mẹ lo lắng dây rốn chưa rụng của trẻ khi tiếp xúc với nước có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy rằng, việc tắm cho trẻ ngay cả khi ngâm vào nước sẽ không làm phát triển vi khuẩn khu trú của da, cũng như ở cuống rốn, vì vậy không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh an toàn

5Nước tắm cho trẻ

Nhiệt độ nước lý tưởng cho trẻ tắm là khoảng 38 độ C, hoặc phải thấp hơn 49 độ C. Ba mẹ nên thử nhiệt độ nước bằng tay trước khi cho trẻ vào bồn tắm để đảm bảo an toàn và không gây bỏng da trẻ.

Mức nước nên đủ lên đến vai trẻ khi đặt vào tắm, không cao quá lên cổ, tai và cằm.

6Môi trường tắm cho trẻ

Để bồn tắm ở một mặt phẳng vững, tốt nhất là đặt xuống sàn nhà, không nên đặt trên vật dụng khác như ghế, bàn, bồn cầu… Sàn đặt bồn tắm không trơn trượt, giúp giảm nguy cơ tai nạn cho người chăm sóc và cả trẻ nhỏ.

Đảm bảo phòng đủ ấm, đóng cửa phòng để tránh gió lùa gây lạnh và mất nhiệt cho trẻ.

7Thời điểm tắm thích hợp

Ba mẹ nên chọn thời điểm trẻ thoải mái để tắm. Ảnh: freepik

Ba mẹ nên chọn thời điểm trẻ thoải mái để tắm. Ảnh: freepik

Không có khuyến cáo cụ thể về thời điểm tắm thích hợp, tùy vào thời điểm của ba mẹ, người chăm sóc hoặc thời điểm trẻ dễ chịu.

Nên tắm sau cữ bú khoảng 30 phút để tránh trẻ bị nôn trớ sữa.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn tập cho bé bú bình

8Tư thế giữ trẻ khi tắm

Trẻ trong vài tháng đầu đời có cơ cổ khá yếu, vì vậy ba mẹ nên tạo thư thế sao cho hỗ trợ đầu và cổ của trẻ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gợi ý tư thế giữ trẻ khi tắm như sau:

  • Tay thuận: Dùng tay không thuận vòng ra sau, cẳng tay dưới đỡ lấy phần đầu và lưng trên của trẻ, nếu muốn vững hơn, bàn tay không thuận luồn qua nắm giữ phần nách của trẻ.
  • Tay không thuận: Dùng tay thuận để tắm và có thể thay đổi vị trí của trẻ. Khi tắm đến phần lưng và mông của trẻ, ba mẹ có thể trở người trẻ, để thân trước và chân tay trẻ bám vào cẳng tay không thuận, tiếp tục nắm nách trẻ để giữ an toàn.

9Chu trình tắm cho trẻ

Ba mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các vật dụng cần thiết trước khi tắm cho trẻ bao gồm: sữa tắm gội cho bé, khăn tắm, khăn quấn, khăn lau người. Không nên để trẻ một mình trong bồn nước, vì bất kỳ lí do gì. Chu trình tắm cho trẻ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lấy một khăn sạch thấm nước, lau hai mắt cho trẻ, từ góc mắt trong lau ra nhẹ nhàng, sau đó lau mặt trẻ.
Khi tắm vùng đầu, ba mẹ nên cẩn thận tránh dây nước vào mắt trẻ. Ảnh: freepik

Khi tắm vùng đầu, ba mẹ nên cẩn thận tránh dây nước vào mắt trẻ. Ảnh: freepik

  • Bước 2: Khi tắm da đầu và tóc, tay không thuận của ba mẹ nên hỗ trợ đầu và vai trẻ. Nếu ba mẹ muốn dùng xà phòng thì nhỏ một giọt lên đầu trẻ và nhẹ nhàng mát xa vào toàn bộ da đầu. Sau đó rửa nhẹ nhàng với khăn ướt hoặc trực tiếp rửa nước, cẩn thận tránh xà phòng chảy xuống mặt trẻ vì lúc này phản xạ nhắm mắt của trẻ khá yếu. Nếu rửa nước trực tiếp từ vòi nước ấm nên lấy bàn tay còn lại chắn ở trán trẻ, tránh nước và xà phòng bắn vào mặt.
  • Bước 3: Rửa phần thân trước và đi xuống phần bẹn, bộ phận sinh dục và sau đó chuyển qua phần thân sau và mông. Tắm đến tay chân, các kẽ tay và kẽ chân của trẻ.
Ba mẹ nên lưu ý, da trẻ rất mỏng nên không cần chà xát, kì cọ người mà chỉ cần dùng tay mát-xa nhẹ nhàng. Chủ yếu tập trung vệ sinh vùng nếp gấp ở cổ, sau tai, nách và bẹn.

10Dầu mát-xa hoặc các sản phẩm dưỡng da

Không cần dùng các loại dầu mát-xa và các sản phẩm dưỡng da, ngoại trừ một số trẻ có những vấn đề về da từ lúc mới sinh. Ba mẹ chỉ cần thấm khô các nếp gấp da sau tắm như ở cổ, nách, bẹn… đây là cách tốt nhất tránh rôm sảy cho trẻ. Nếu ba mẹ vẫn muốn dùng dưỡng da sau tắm, nên chọn loại “hypoallergic”, ít tính dị ứng.

Những thông tin cần ghi nhớ:

  • Lần tắm đầu tiên là khi trẻ sinh ra được được 4 -6 giờ hoặc sau khi trẻ đã ổn định hẳn (nếu trẻ bệnh).
  • Không nên cố lấy phần “vernix” – lớp mỡ nhầy trắng sáp (nếu có).
  • Ba mẹ không cần tắm cho trẻ mỗi ngày, tuần suất nên là 2 -3 lần/tuần, tắm quá nhiều có thể gây khô da, kích thích chàm sớm ở trẻ.
  • Không có khuyến cáo về thời điểm tắm trong ngày, nên chọn thời điểm thuận tiện với hoàn cảnh của ba mẹ hoặc tinh thần của trẻ.
  • Nước tắm lý tưởng cho trẻ là 38 độ C.
  • Không cần dùng dưỡng da cho trẻ, ngoại trừ có chỉ định của bác sĩ, nếu ba mẹ vẫn muốn dùng, nên chọn loại ít dị ứng.
Xem thêm:

  • Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ vặn mình ưỡn người
  • Lưu ý pha sữa công thức cho trẻ mà ba mẹ nên đọc
  • Những lưu ý về rụng rốn ở trẻ sơ sinh

Ngọc Hà tổng hợp từ sách “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng” của bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

1. Update on Newborn Bathing;Joanne M.K;Newborn and Infant nursing reviews;2014;14(4):166-170

2. Baby bath basics: A parent’s guide;Mayo Clinic Staff;Mayo Clinic America

3. Recommendations on Newborn Health;Guidelines on Maternal Newborn, Child and Adolescent health – Approved by the WHO Guidelines Review Committee;WHO website;2016

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *